Tạo đột phá trong đào tạo nguồn nhân lực
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học 2018-2019 diễn ra vào ngày 12-8, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hòa Hiệp biểu dương và đánh giá cao những kết quả toàn diện mà ngành GD-ĐT của tỉnh đã đạt được.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoà Hiệp trao Cờ thi đua cho 3 tập thể lao động xuất sắc của Sở GD-ĐT
Phó chủ tịch UBND tỉnh cho rằng, trong năm học 2018-2019, toàn ngành GD-ĐT đã bám sát và thực hiện có hiệu quả 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 5 nhóm giải pháp cơ bản và tiếp tục đổi mới. Chất lượng giáo dục và đào tạo được nâng cao, đáp ứng nhu cầu học tập của xã hội, đào tạo nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao cho tỉnh.
Các địa phương trong tỉnh cũng đã đẩy mạnh việc sắp xếp lại bộ máy trường lớp tinh gọn theo tinh thần của Nghị quyết 18-19 của Trung ương. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên, giảng viên và nhân viên trong ngành tiếp tục được bồi dưỡng đáp ứng yêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.
Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoà Hiệp trao bằng khen của UBND tỉnh cho các đơn vị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018-2019
Công tác xây dựng văn hoá ứng xử trường học được chú trọng và có nhiều biện pháp giúp đỡ, tạo điều kiện để học sinh, sinh viên nghèo vươn lên trong học tập. Những nỗ lực của ngành đã tạo nên chất lượng giáo dục toàn diện, ổn định, nề nếp; kỷ cương trường lớp được đảm bảo.
Khi đề cập đến nhiệm vụ trong năm học mới, Phó chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Hoà Hiệp cho rằng, năm học 2019-2020 có tầm quan trọng trong việc hoàn thành các mục tiêu của kế hoạch 5 năm 2016-2020, vì vậy các cấp, các ngành, các địa phương phải tạo đột phá trong đào tạo nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao; chú trọng phát triển giáo dục mầm non, nhất là ở những khu vực có nhiều công nhân lao động.
Video đang HOT
Đại diện Bộ GD-ĐT trao bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018-2019 cho Sở GD-ĐT Đồng Nai
Bên cạnh đó, ngành cần tiếp tục triển khai thực hiện sắp xếp lại hệ thống trường lớp phù hợp với thực tế. Thực hiện rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên, giảng viên bảo đảm các quy định. Phó chủ tịch BND tỉnh lưu ý, cần chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học, đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông, nhất là đối với lớp 1.
Phó chủ tịch UBND tỉnh yêu cầu toàn ngành tăng cường giáo dục pháp luật, đạo đức, lối sống và kỹ năng sống cho học sinh, xây dựng ứng xử văn hóa trong trường học; tổ chức tốt các hoạt động ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo, bồi dưỡng kỹ năng cho học sinh; tiếp tục nâng cao chất lượng dạy học ngoại ngữ, đặc biệt là Tiếng Anh ở các cấp học và trình độ đào tạo.
Các sở, ban ngành của tỉnh bắt tay thể hiện quyết tâm phối hợp chăm sóc và giáo dục học sinh năm học 2019-2020
Các cơ sở đào tạo phải tích cực mở rộng hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, tăng số lượng các chương trình giảng dạy bằng tiếng nước ngoài, chuyển giao công nghệ, liên kết đào tạo… Tập trung thực hiện chủ trương xây dựng Trường đại học Đồng Nai trở thành cơ sở đào tạo khoa học và công nghệ có thế mạnh trong các lĩnh vực sư phạm, quản lý giáo dục, đào tạo ngoại ngữ.
Tổng biên tập báo Đồng Nai Nguyễn Tôn Hoàn ủng hộ Quỹ Tấm lòng vàng của Công đoàn Ngành giáo dục.
Dịp này, Sở GD-ĐT đã được Bộ GD-ĐT tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2018-2019. UBND tỉnh cũng đã trao Cờ thi đua xuất sắc cho 3 tập thể có thành tích xuất sắc năm học 2018-2019, 4 tập thể và 66 cá nhân khác được tặng bằng khen của UBND tỉnh. Sở GD-ĐT cũng đã tặng 10 cờ thi đua xuất sắc cho 10 đơn vị, đồng thời khen thưởng cho 7 thí sinh có thành tích cao trong kỳ thi THPT quốc gia và xét tuyển vào các trường đại học năm 2019.
Tin, ánh: Công Nghĩa
Theo baodongnai
Ông Nguyễn Đức Chung: Hà Nội phải có trường đạt chuẩn quốc tế
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, cho rằng "không có lý do gì mà những trường như Trường THPT Chu Văn An, đã đào tạo ra những nguyên thủ quốc gia, mà không đạt chuẩn quốc tế".
Ông Nguyễn Đức Chung, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội, nhấn mạnh yêu cầu giáo dục Thủ đô phải hội nhập quốc tế - Ảnh T.N
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết năm học và triển khai nhiệm vụ năm học mới do Sở GD-ĐT Hà Nội tổ chức hôm nay, 12.8, ông Nguyễn Đức Chung nhiều lần nhấn mạnh tới yêu cầu giáo dục của thành phố phải hội nhập quốc tế, phải có những trường đạt chuẩn quốc tế.
Hệ song bằng để ra nước ngoài không phải học thêm
Một trong những động thái để đưa giáo dục Thủ đô hội nhập quốc tế, theo ông Nguyễn Đức Chung, là việc đào tạo hệ song bằng ở một loạt trường THPT và THCS công lập của thành phố. Tham gia học chương trình, học sinh sẽ học song song chương trình quốc gia Việt Nam và chương trình giáo dục của Cambridge.
Ông Chung cho biết, năm nay là năm bắt đầu đánh giá được kết quả của hệ đào tạo song bằng khi có "lứa" học sinh đầu tiên ở Trường THPT Chu Văn An ra trường, đã có 43/50 học sinh thi lấy bằng quốc tế đạt kết quả đáng mừng.
Lý giải tại sao lại triển khai chương trình song bằng, ông Chung khẳng định: "Không có lý do gì mà TP.Hà Nội mỗi năm có vài ba ngàn học sinh đi du học, nhưng khi sang nước ngoài thì hầu hết đều phải học thêm 1 - 2 năm để có thể theo học được ở các trường đại học, mỗi gia đình mất thêm ít nhất 50.000 - 60.000 USD. Do vậy, việc đào tạo hệ song bằng ngay khi học THPT ở trong nước tạo điều kiện để các cháu bước thẳng vào các trường đại học ở trên thế giới mà không cần học bổ sung thêm. Như vậy là chúng ta đã giúp tiếp kiệm của cải cho xã hội, cho bố mẹ học sinh".
Bên cạnh đó, theo ông Chung, chúng ta hội nhập quốc tế thì phải có những trường đạt chuẩn quốc tế. "Không có lý do gì mà những trường như trường THPT Chu Văn An đã đào tạo ra những nguyên thủ quốc gia mà không đạt chuẩn quốc tế. Chúng ta phải suy nghĩ về điều đó", Chủ tịch UBND TP.Hà Nội nhấn mạnh.
Liên quan đến vấn đề này, ông Chung đề nghị Bộ GD-ĐT khi cho phép triển khai chương trình song bằng thì cũng cho phép tích hợp 2 chương trình giống như các nước đã làm. Ví dụ, đến lớp 10 THPT là có thể cho phép học sinh lựa chọn, nếu học chương trình trong nước để lấy bằng tú tài Việt Nam thì học bao nhiêu môn; nếu thích lấy bằng tú tài quốc tế thì học thêm những môn gì để trên cơ sở đó đào tạo phù hợp với năng lực, nhu cầu của từng gia đình, từng cháu học sinh, giúp phân luồng và rút ngắn thời gian học tập cho học sinh.
Theo ông Chung, hiện ngay cả chuyên gia giáo dục và bản thân những người có con em đi học thì cũng thấy rằng chương trình mà các em học quá tải về kiến thức nhưng thiếu rất nhiều kỹ năng. "Lẽ ra các cháu học sinh khi tốt nghiệp lớp 12, đủ tuổi trở thành một công dân thì phải hiểu được trách nhiệm, nghĩa vụ của công dân, thông thạo luật Giao thông đường bộ và phải có bằng lái xe mô tô, ô tô. Các nước đã làm thành công thì chúng ta nên vận dụng, làm sao để tích hợp được tất cả những cái đó vào trường phổ thông để tiết kiệm thời gian, công sức học tập cho học sinh", ông Chung nêu quan điểm.
Phụ huynh trường "Ams" sẵn sàng đóng trọn gói?
Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cũng dẫn Nghị quyết của HĐND thành phố cho hay, sang năm Hà Nội sẽ có 18 trường công lập chất lượng cao. Chất lượng cao ở đây không phải chỉ là cơ sở vật chất mà là chất lượng sản phẩm giáo dục của chúng ta sau này ra trường, trở thành những người thành đạt...
"Với cơ chế của Thủ đô như hiện nay, theo quan điểm chỉ đạo của Bí thư Thành ủy thì chúng tôi cũng khuyến khích một số trường như Trường Hà Nội - Amsterdam, Chu Văn An... và một loạt các trường cần mạnh dạn đề xuất cơ chế tự chủ. Thành phố sẵn sàng tạo điều kiện để các trường tạo ra cơ chế tự chủ. Tôi đã thăm dò phụ huynh học sinh và tin rằng phụ huynh của các trường này sẵn sàng đóng trọn gói nếu các trường đưa ra chương trình đào tạo và cơ chế minh bạch, có sự giám sát của phụ huynh học sinh", ông Chung thông tin.
Theo báo cáo của Sở GD-ĐT Hà Nội, từ năm 2017, ngành GD-ĐT thành phố đã triển khai thực hiện tốt Đề án thí điểm đào tạo chương trình song bằng tú tài THPT quốc gia Việt Nam và tú tài Anh quốc - chứng chỉ A Level tại Trường THTP Chu Văn An, THPT chuyên Hà Nội - Amsterdam; chương trình song bằng THCS (cấp chứng chỉ IGCSE) tại 7 trường THCS công lập trên địa bàn.
Ngành GD-ĐT Hà Nội tiếp tục khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước, giành thành tích cao trong các kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế với 197 giải và huy chương quốc tế năm 2018, 134 giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia năm 2019... trong đó có 2 học sinh giành huy chương vàng và 1 học sinh giành huy chương bạc các kỳ thi Olympic quốc tế các môn toán, lý, hóa...
Theo thanhnien
Trong năm nay phải giải quyết dứt điểm những tồn tại trong việc xét tuyển giáo viên diện hợp đồng lâu năm tại Hà Nội Đây là một trong những nội dung mà Chủ tịch UBND Hà Nội Nguyễn Đức Chung chỉ đạo tại Hội nghị Tổng kết năm học 2018-2019 và triển khai nhiệm vụ năm học 2019-2020 của ngành GDĐT Hà Nội, được Sở GDĐT Hà Nội tổ chức sáng 12/8. Trong năm học 2018-2019, ngành GDĐT Thủ đô đã đạt được nhiều kết quả đáng...