Tạo điều kiện tối đa cho thí sinh và cơ sở giáo dục Đại học
Công tác tuyển sinh năm 2022 ổn định như năm trước, chỉ điều chỉnh một số nội dung mang tính kỹ thuật nhằm tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho thí sinh và các cơ sở giáo dục Đại học.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn cho rằng, năm nay, Bộ GD&ĐT chủ trương tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu đăng ký thi tốt nghiệp THPT, đăng ký nguyện vọng xét tuyển và lọc ảo. Việc này tạo thuận lợi cho thí sinh trong khâu đăng ký và gửi các minh chứng, đồng thời giúp các cơ sở đào tạo giảm được thí sinh ảo.
Năm nay, cũng ghi nhận các cơ sở giáo dục Đại học sử dụng đa dạng phương thức xét tuyển. Đây cũng là ưu điểm của tự chủ Đại học. Tuy nhiên, các trường phải tăng trách nhiệm giải trình với người học, xã hội và phải bảo đảm công bằng cho các thí sinh giữa các phương thức khác nhau.
Ảnh minh hoạ.
Theo thông tin, Bộ GD&ĐT không sửa quy chế thi tốt nghiệp THPT, vẫn giữ ổn định như những năm trước. Nội dung thi tốt nghiệp THPT chủ yếu nằm trong chương trình lớp 12. Đề thi mẫu có thể áp dụng, vận dụng như năm ngoái.
Video đang HOT
Trước tình hình dịch bệnh phức tạp, từ nay đến lúc dự kiến thi tốt nghiệp THPT, Bộ sẽ tham vấn với địa phương, đơn vị chức năng để quyết định thời điểm, số lần tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT đảm bảo thuận lợi, công bằng cho các thí sinh.
Bộ GD&ĐT cũng đang triển khai xây dựng và hoàn thiện phần mềm để thí sinh đăng kí dự thi THPT trực tuyến trên Cổng dịch vụ công Quốc gia và Cổng thông tin của Bộ, theo chủ trương của Chính phủ.
Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyển sinh
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn, tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin không những giúp thí sinh đăng ký dễ dàng, mà các em gửi minh chứng cũng được thuận lợi hơn.
Mặt khác, việc này sẽ giúp các trường giảm được thí sinh ảo. Với các trường THPT, Sở GD&ĐT cũng giảm bớt các công việc liên quan đến hành chính.
Ảnh minh hoạ.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Hoàng Minh Sơn vừa chủ trì Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác tuyển sinh năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022. Cùng dự có đại diện lãnh đạo các Vụ, Cục của Bộ GD&ĐT.
Trao đổi tại Hội nghị, đại diện các cơ sở giáo dục đại học tán thành với chủ trương của Bộ GD&ĐT trong công tác tuyển sinh; trong đó có một số dự kiến điều chỉnh trong năm 2022.
Đại diện cơ sở giáo dục đề xuất đẩy mạnh công tác truyền thông mạnh đối với một số ngành truyền thống của khối nông - lâm - ngư - nghiệp; Đề nghị sớm có quyết định giao chỉ tiêu cho ngành sư phạm; ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyển sinh...
Riêng về triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin, Cục trưởng Cục CNTT Nguyễn Sơn Hải cho biết: Bộ GD&ĐT sẽ tiếp tục triển khai, ứng dụng công nghệ thông tin vào đăng ký thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển đại học, việc này nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho thí sinh và các cơ sở đào tạo.
Hiện nay, cơ sở dữ liệu của Bộ kết nối với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, đồng bộ mã định danh, căn cước của giáo viên và tới đây sẽ là học sinh. Khi làm được điều này sẽ thuận lợi cho các dịch vụ trực tuyến; trong đó có việc đăng ký thi, xét tuyển đại học của thí sinh và các cơ sở giáo dục đại học trong công tác tuyển sinh.
Phát biểu kết luận Hội nghị, Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn ghi nhận sự vào cuộc tích cực của các cơ sở giáo dục đại học, các cơ quan thông tấn, báo chí trong công tác tuyển sinh.
Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn phát biểu kết luận Hội nghị.
Nhắc lại năm 2016 công tác tuyển sinh đã có bước chuyển lớn khi thực hiện hướng dẫn thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển thông qua phần mềm, Thứ trưởng cho rằng: Điều này cho thấy sự thay đổi lớn về ứng dụng công nghệ thông tin vào tuyển sinh và tạo được hiệu ứng tích cực. Năm nay, Bộ GD&ĐT chủ trương sẽ tiếp tục ứng dụng công nghệ thông tin từ khâu đăng ký thi tốt nghiệp THPT và đăng ký nguyện vọng xét tuyển vào cao đẳng sư phạm mầm non và đại học.
"Đổi mới bao giờ cũng gắn với kế thừa và phát triển. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin không những giúp thí sinh đăng ký dễ dàng, mà các em gửi các minh chứng cũng được thuận lợi hơn. Mặt khác, việc này sẽ giúp các trường giảm được thí sinh ảo. Với các trường THPT, Sở GD&ĐT cũng giảm bớt các công việc liên quan đến hành chính", Thứ trưởng nhấn mạnh.
Theo Thứ trưởng Hoàng Minh Sơn, việc cung cấp dữ liệu đã có của ngành, kết hợp với với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để đăng ký dự thi Kỳ thi tốt nghiệp THPT và xét tuyển cao đẳng, đại học nhằm thuận lợi cho thí sinh và các trường, đồng thời giảm thiểu những sai sót và tăng độ tin cậy trong quá trình xét tuyển.
Ghi nhận việc năm nay các cơ sở giáo dục đại học sử dụng đa dạng phương thức xét tuyển, Thứ trưởng cho rằng, đó cũng là ưu điểm của tự chủ đại học. Tuy nhiên, các trường cũng phải tăng trách nhiệm giải trình với người học và xã hội. Đồng thời phải bảo đảm công bằng cho thí sinh giữa các phương thức xét tuyển khác nhau.
Nhìn nhận công tác tuyển sinh năm 2022 có thể phải lường trước một số khó khăn do dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp, Thứ trưởng đề nghị các Sở GD&ĐT tham gia tích cực vào công tác này; trong đó có việc rà soát danh mục mã trường THPT, khu vực ưu tiên.
Đồng thời, chỉ đạo các trường THPT cập nhật kết quả học tập (lớp 10, lớp 11, lớp 12) lên cơ sở dữ liệu ngành, kiểm tra rà soát dữ liệu này sau khi được đồng bộ sang hệ thống quản lý thi và xét tuyển.
Bắt đầu lọc ảo tuyển sinh đại học 2021 Từ ngày 13 đến 15/9, Bộ GD&ĐT cùng hai nhóm phía Bắc và phía Nam tiến hành lọc ảo cho các cơ sở giáo dục đại học tuyển sinh đợt 1 bằng kết quả thi tốt nghiệp THPT. Trong thời gian này, Bộ GD&ĐT sẽ tiến hành lọc ảo toàn quốc 6 lần. Các trường phải tuân thủ thời gian lọc ảo của...