Tạo điều kiện cho sinh viên Lào sang học tập tại Quảng Nam
UBND tỉnh Quảng Nam vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở ngành, trường đại học, cao đẳng trên địa bàn tỉnh phối hợp thực hiện các nhiệm vụ nhằm tạo điều kiện cho sinh viên Lào và Campuchia trở lại nhập học.
Sinh viên Lào hát, đọc thơ bằng Tiếng Việt ấn tượng trong một cuộc thi hùng biện
UBND tỉnh giao Công an tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo Phòng Quản lý xuất nhập cảnh hỗ trợ việc lập thủ tục nhập cảnh đối với sinh viên Lào sang học tập tại Quảng Nam theo đề nghị của phía Lào. Sở Y tế chủ trì, phối hợp với sở ngành, đơn vị, địa phương liên quan tổ chức cách ly tập trung đối với sinh viên Lào sang học tập bảo đảm đúng các quy định và hướng dẫn của Bộ Y tế.
Trường Đại học Quảng Nam làm đầu mối, chủ trì, phối hợp Trường Cao đẳng Y tế Quảng Nam, Trường Cao đẳng Kinh tế – kỹ thuật Quảng Nam và các đơn vị liên quan khẩn trương chuẩn bị chu đáo phương án tiếp nhận, cách ly tập trung đối với sinh viên Lào nhập cảnh vào học tập tại các cơ sở đào tạo trên địa bàn tỉnh. Đồng thời làm đầu mối cung cấp danh sách sinh viên Lào cần nhập cảnh; phối hợp Sở Ngoại vụ, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh để thông báo cho các đơn vị liên quan, sinh viên Lào được biết và đề nghị phía bạn phối hợp thông báo cho sinh viên, học viên đi theo đoàn, nhập cảnh tại cửa khẩu Đắc Tà Oọc – Nam Giang nhằm thuận lợi cho công tác đưa đón.
Sở Giao thông vận tải bố trí phương tiện để tiếp đón số sinh viên, học viên Lào nhập cảnh tại cửa khẩu Đắc Tà Oọc và đưa về nơi cách ly tập trung theo quy định. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế chuẩn bị sẵn sàng các điều kiện tiếp nhận vào khu cách ly tập trung tại Trường Trung cấp Cảnh sát nhân dân V (Thăng Bình) đối với số sinh viên Lào nhập cảnh.
Xây mô hình trên sân trường để giáo dục giao thông và biển đảo cho học sinh
Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập (Quảng Nam) đã xây dựng mô hình luật Giao thông Đường bộ và sa bàn biển đảo Việt Nam ngay trên sân trường để giáo dục cho học sinh.
Xây dựng mô hình giao thông trên sân trường
Video đang HOT
Thầy giáo Lê Huy Phương - Hiệu trưởng Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập (xã Trà Tập, huyện Nam Trà My, Quảng Nam) cho biết: Cuối năm 2019, từ nguồn vốn hỗ trợ của huyện và nguồn xã hội hóa, nhà trường tiến hành xây dựng mô hình này, bao gồm hệ thống biển báo, đèn tín hiệu giao thông, đường một chiều, vòng xuyến, vỉa hè...
Mô hình giao thông được xây dựng trên sân trường
Theo thầy Phương, khi huyện đầu tư để làm sân trường, thầy yêu cầu làm đường theo mô hình giao thông, sau đó được sự ủng hộ của các nhà hảo tâm, trường lắp đặt thêm các biển báo, trụ đèn tín hiệu... và đến nay đã hoàn thiện.
"Muốn giảm tai nạn giao thông thì phải giáo dục các em ngay từ nhỏ. Từ thực tế mô hình này ngay tại sân trường sẽ giúp các em học sinh dễ tiếp cận hơn với luật Giao thông Đường bộ, nhất là với các em học sinh miền núi", thầy Phương nói.
Một góc sa bàn biển đảo Việt Nam trên sân trường
Với mô hình giao thông ngay tại sân trường, nhà trường từng bước hướng dẫn học sinh đi đúng làn đường của mình và theo tín hiệu đèn giao thông.
Tuy nhiên, để tiến hành xây dựng mô hình này, nhà trường gặp không ít khó khăn do không có chuyên môn, kinh phí nên phải tham khảo trên mạng xã hội. Cả giáo viên của trường cùng chung tay thực hiện từ thiết kế đến xây dựng...
Giữa mùa dịch Covid-19, tất cả học sinh được nghỉ học thì hiệu trưởng cùng vài giáo viên khác ở lại trường để tiến hành hoàn thiện mô hình.
Thầy Phương cho rằng, mặc dù hạ tầng giao thông vùng cao Nam Trà My này những năm vừa qua từng bước được đầu tư xây dựng đến từng thôn nóc nhưng nhận thức về luật Giao thông Đường bộ của người đồng bào vẫn còn hạn chế.
Giáo viên của trường giới thiệu về sa bàn biển đảo Việt Nam đến các em học sinh
Đối với học sinh của trường, các em lại càng khó tiếp cận vì ít khi các em được tiếp xúc với đường đô thị với đủ các loại biển báo, đèn tín hiệu trên đường nên việc giúp cho các em nắm bắt được cơ bản Luật giao thông đường bộ cũng là nhiệm vụ của giáo viên của trường. Do đó, mô hình giao thông thực tế đặt trong sân trường cũng là giáo dục học sinh nâng cao hiểu biết của mình.
Xây dựng sa bàn biển đảo Việt Nam
Song song với mô hình giao thông, nhà trường còn thiết kế và xây dựng sa bàn bản đồ Việt Nam đặt trong khuôn viên nhà trường. Qua đó tuyên truyền trực quan cho học sinh về chủ quyền biển đảo Việt Nam, nâng cao ý thức tự tôn dân tộc, giáo dục lòng yêu nước.
Toàn cảnh mô hình giao thông và sa bàn biển đảo Việt Nam trên sân Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập
Ngoài giờ học chính khóa, tranh thủ giờ giải lao, giờ hoạt động ngoại khóa, thầy cô Trường Phổ thông Dân tộc Bán trú Tiểu học Trà Tập dẫn học sinh ra giới thiệu về sa bàn để giáo dục về biển đảo cho các em.
Cô Trần Thị Tú Điển (giáo viên chủ nhiệm lớp 1/1) cho rằng, viẹc giáo dục ve chủ quyen bien đảo trên mô hình sa bàn ngay tại sân trường giúp học sinh hình dung, nắm bắt được vị trí địa lí của quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa ở khu vực nào trên Biển Đông, thuộc tỉnh nào của nước ta. Thứ hai, mô hình này nhằm giáo dục cho học sinh lòng yêu quê hương, yêu đất nước, yêu con người, yêu biển đảo Việt Nam.
"Hình thức tuyên truyền này đã giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức lịch sử, địa lý, khơi dậy trong mỗi học sinh tình yêu đối với quê hương, đất nước, nhất là tình yêu biển đảo", cô Điển nói.
Sa bàn có diện tích 120m2, thiết kế bản đồ đất nước Việt Nam bao gồm khu vực Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa và các hòn đảo thuộc chủ quyền Việt Nam.
Thầy Hiệu trưởng Lê Huy Phương cho biết, hai mô hình được xây dựng tại sân trường với tổng kinh phí khoảng 120 triệu đồng là nỗ lực rất lớn của thầy cô của trường, nhất là ở vùng núi còn nhiều khó khăn như Nam Trà My. Hai mô hình này đã mang lại nhiều điều bổ ích và thú vị cho các em học sinh ở vùng núi cao này.
Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM cộng 0,5 điểm thí sinh có chứng chỉ quốc tế Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM sẽ cộng thêm 0,5 điểm ưu tiên cho thí sinh có chứng chỉ quốc tế khi tham gia xét tuyển vào trường năm 2020 bằng phương thức xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và xét học bạ. Thí sinh dự thi môn vẽ tại Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM - HÀ ÁNH Trường ĐH Kiến trúc TP.HCM...