‘Tạo điều kiện cho học sinh đến trường an toàn’
Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long cho rằng học sinh, sinh viên trở lại trường là nhu cầu chính đáng, các đơn vị phối hợp chuẩn bị kỹ càng các phương án phòng chống dịch khi mở cửa trường học.
“Các bộ, ngành liên quan, đặc biệt là UBND các tỉnh, thành phố cần phải coi đó là việc quan trọng, tạo điều kiện tối đa cho học sinh, sinh viên đến trường đảm bảo an toàn”, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long nói trong cuộc làm việc cùng người đồng cấp, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, chiều 1/11, về công tác phối hợp đảm bảo an toàn phòng, chống dịch tại các cơ sở giáo dục khi mở cửa.
Bộ trưởng Long cho biết hai Bộ sẽ thống nhất, hướng dẫn sớm nhất Sổ tay về phòng chống Covid-19 trong trường học; tổ chức tập huấn cho hệ thống trường học kỹ năng về dự phòng, quản lý, chăm sóc và phòng chống dịch để “mỗi giáo viên trở thành một cán bộ y tế tại trường học”.
Một trong những vấn đề đảm bảo an toàn khi mở cửa trường học là tiêm vaccine cho trẻ. Hiện, một số địa phương như TP HCM, Ninh Bình, Bình Dương đã triển khai tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em. Các cơ sở giáo dục lập danh sách, khảo sát lấy ý kiến đồng ý của phụ huynh, chuẩn bị các điều kiện cần thiết để tổ chức tiêm tại trường học.
Phó giáo sư Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Vệ sinh dịch tễ Trung ương đề nghị các điểm tiêm tại nhà trường tuân thủ hướng dẫn tiêm chủng an toàn.
Kế hoạch tiêm vaccine cho trẻ theo hình thức chiến dịch, thực hiện trước với tuổi 16-17, hạ thấp dần độ tuổi. Cha mẹ, người giám hộ ký phiếu đồng ý tiêm chủng vaccine cho trẻ. Việc tiêm chủng chủ yếu thực hiện tại các trường học, trẻ không đi học thì tiêm tại trạm y tế, trẻ có bệnh nền tiêm tại trung tâm y tế, bệnh viện để xử trí phù hợp…
“Tổ chức tiêm chủng cho trẻ em theo hình thức chiến dịch, do đó ngành giáo dục cần phối hợp chặt chẽ với ngành y tế”, bà Hồng nói.
Bộ trưởng Long (đứng) cùng Bộ trưởng Sơn làm việc chiều 1/11. Ảnh: Trần Minh
Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo,22 tỉnh, thành phố đang dạy học trực tiếp; 16 tỉnh, thành phố kết hợp giữa dạy học trực tiếp, trực tuyến và qua truyền hình; 25 tỉnh, thành phố dạy trực tuyến và qua truyền hình.
Hôm nay, UBND thành phố Hà Nội quyết định cho học sinh khối 5, 6, 9, 10 và 12 của 18 huyện, thị ngoại thành đi học trực tiếp từ ngày 8/11. Các trường bắt buộc phải đạt yêu cầu an toàn theo bộ tiêu chí tại hướng dẫn liên ngành của Sở Giáo dục và Đào tạo cùng Sở Y tế Hà Nội, đồng thời lên phương án đảm bảo giãn cách, giảm sĩ số học sinh trên một buổi dạy. Những giáo viên chưa tiêm đủ hai mũi vaccine Covid-19 chỉ dạy trực tuyến, không đến lớp dạy trực tiếp.
Trong quá trình dạy trực tiếp, nếu xảy ra trường hợp liên quan dịch tễ các ca nhiễm, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch cấp huyện, thị xã sẽ xem xét cho dừng việc học trực tiếp để đảm bảo an toàn cho học sinh, giáo viên.
Để đưa ra đề xuất này, ngành giáo dục cho rằng các khối lớp đầu và cuối cấp đang thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, thay sách giáo khoa đồng thời phải thi chuyển cấp, thi tốt nghiệp. Cùng với đó, khu vực ngoại thành đều đạt cấp độ 1 và 2 trong công tác phòng chống dịch, còn nội thành vẫn là địa bàn tiềm ẩn nhiều nguy cơ.
Video đang HOT
Học sinh Hà Nội, TP HCM và nhiều địa phương đã dừng đến trường khoảng 6 tháng, trong đó hơn một tháng học online liên tục. Nhiều nhà quản lý giáo dục, chuyên gia tâm lý đánh giá ở nhà quá lâu và tiếp xúc với máy tính liên tục có thể khiến trẻ sợ hãi, lo lắng quá mức; kích động so với bình thường hoặc so với phần lớn trẻ khác; hành vi ứng xử hung hăng, mất kiểm soát và chống đối; dễ nóng nảy và cáu kỉnh; né tránh các tương tác xã hội; mất hứng thú với các hoạt động yêu thích; ăn mất ngon hoặc ăn quá nhiều…
Hai bộ sách giáo khoa biến mất là quy luật kinh tế thị trường?
Nhiều người nhận định, việc hai bộ sách bỗng dưng biến mất là do thị phần của nó thấp, là do quy luật kinh tế thị trường.
Ảnh minh họa
Bắt đầu từ năm học 2020-2021, ngành giáo dục triển khai thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở lớp 1 với 5 bộ sách giáo khoa.
Trong đó, có 4 bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam và bộ sách Cánh Diều (của 3 đơn vị: Nhà xuất bản Đại học Sư phạm; Nhà xuất bản Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh và Công ty Đầu tư Xuất bản-Thiết bị giáo dục Việt Nam).
Năm học 2021-2022, ngành giáo dục tiếp tục triển khai chương trình mới ở lớp 2 và lớp 6 nhưng Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam chỉ còn phát hành 2 bộ sách giáo khoa (Chân trời sáng tạo và Kết nối tri thức với cuộc sống).
Hai bộ sách giáo khoa (Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) đã "chết yểu" sau một năm "tuổi thọ" đã gây bất ngờ cho giáo viên, học sinh nói riêng và xã hội nói chung.
Đã có ý kiến đề xuất điều tra tác động của việc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bỏ hai bộ sách giáo khoa (Cùng học để phát triển năng lực và Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) đã tác động như thế nào đến xã hội? [1]
Bên cạnh đó, cũng có ý kiến thẳng thắn chỉ ra, Nhà xuất bản Giáo dục "Thiếu minh bạch và nhất quán trong triển khai sách giáo khoa mới".[2]
Cùng với đó là sự thiếu trách nhiệm của cơ quan chuyên trách "Có tới bốn bộ sách giáo khoa lớp 1 bị phát hiện hàng loạt "sạn" cần được chỉnh sửa nhưng đến thời điểm này, Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và ào tạo), đơn vị tổ chức thẩm định lại không công bố công khai giải pháp khắc phục.
Trong khi đó, sách giáo khoa lớp 2 do Nhà xuất bản Giáo dục biên soạn lại "biến mất" hai bộ so với lớp 1, khiến cho nhiều giáo viên, phụ huynh bức xúc bởi sự thiếu nhất quán của đơn vị này".[2]
Hai bộ sách giáo khoa "biến mất" là do quy luật kinh tế thị trường?
Hai bộ sách giáo khoa bỗng dưng "biến mất" được Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam giải thích là muốn hợp nhất 4 bộ sách thành hai bộ sách tốt hơn.
Ông Nguyễn Văn Tùng - Phó Tổng biên tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam đã khẳng định: "Mục tiêu hợp nhất là nhằm tập trung tối đa nguồn lực trí tuệ của đội ngũ tác giả;
Tập trung nguồn lực tài chính đầu tư cho công tác biên soạn sách giáo khoa , phát triển sách giáo khoa giấy đồng bộ với sách và học liệu điện tử cũng như nâng cao chất lượng công tác tập huấn sử dụng sách giáo khoa mới; Tiết giảm tối đa chi phí nhằm có được các bộ sách giáo khoa có chất lượng cao hơn nữa về nội dung, hình thức, hợp lí về giá thành".[3]
Như vậy, người tiêu dùng nói chung, học sinh nói riêng sẽ được sử dụng sản phẩm vừa tốt, vừa rẻ trong năm học 2021-2022!
Đó có phải là sự thật? Nhìn vào tổng hợp tỷ lệ lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 được Bộ Giáo dục tổng hợp thì không phải như thế.
Tỷ lệ lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021. (Ảnh chụp màn hình)
Tỷ lệ lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 năm học 2020-2021 chính là thị phần của mỗi bộ sách. Bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực" chiếm 14% thị phần; bộ sách "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" chỉ chiếm 8% thị phần.
Nhìn vào biểu đồ trên, rất nhiều người nhận định, việc hai bộ sách bỗng dưng biến mất là do thị phần của nó thấp, là do quy luật kinh tế thị trường.
Vấn đề đặt ra khi hai bộ sách giáo khoa lớp 1 của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam bị biến mất?
Thứ nhất, các địa phương đã chọn hai bộ sách "Cùng học để phát triển năng lực", "Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục" có tiếp tục chọn lại hai bộ sách này trong năm học 2021-2022 không? Theo người viết, chắc chắn không.
Khối 1 cả nước có khoảng hơn 2 triệu học sinh, như vậy sẽ lãng phí khoảng 440.000 bộ sách lớp 1, tương đương 88 tỷ đồng trở thành phế liệu, không tái sử dụng được.
Thứ hai, mỗi bộ sách có một triết lý khác nhau, như vậy năm học sau sẽ có 440.000 học sinh phải "nhập môn" triết lý mới.
Thứ ba, nếu năm sau Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam tiếp tục "hợp nhất", hậu quả sẽ khó lường hơn nhiều, tác hại của nó rất lớn khi chúng ta còn dạy và học theo sách giáo khoa chứ không phải theo chương trình.
Thứ tư, với cơ chế kinh tế thị trường, vì thua lỗ trong kinh doanh hay muốn có chiến lược kinh doanh khác, các nhà xuất bản đồng loạt nghỉ làm sách giáo khoa, Bộ Giáo dục lấy đâu ra sách giáo khoa để dạy?
Việc triển khai chương trình mới không thể vì không có sách giáo khoa phải dừng lại. Vì vậy, việc hai bộ sách của Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam biến mất cũng là cái hay, để Bộ Giáo dục lường trước được các kịch bản để xử lý kịp thời.
Chuẩn đào tạo giáo viên đã được nâng lên Cử nhân, đủ điều kiện để triển khai chương trình mới không cần phụ thuộc vào sách giáo khoa.
Nên chăng, đã đến lúc Bộ Giáo dục cần có chiến lược truyền thông, bồi dưỡng chương trình mới đi sâu vào thực chất, tránh hình thức như hiện nay.
Đảm bảo giáo viên đạt chuẩn đào tạo, hoàn thành bồi dưỡng chương trình mới là đủ điều kiện triển khai chương trình, dạy, học không phụ thuộc loại sách giáo khoa nào như các nước tiên tiến.
Dạy và học theo chương trình chứ không phải sách giáo khoa là mục đích của chương trình mới và nâng chuẩn đào tạo giáo viên.
Dạy và học theo chương trình chứ không phải sách giáo khoa phải đạt được khi giáo viên hoàn thành bồi dưỡng chương trình mới.
Tài liệu tham khảo:
[1]https://congluan.vn/can-danh-gia-tac-dong-cua-viec-xoa-bo-hai-bo-sach-giao-khoa-post124319.html
[2]https://nhandan.com.vn/tin-tuc-giao-duc/thieu-minh-bach-va-nhat-quan-trong-trien-khai-sach-giao-khoa-moi-639412/
[3] https://giaoducthoidai.vn/giao-duc/hop-nhat-de-sgk-toan-dien-ve-chat-luong-va-gia-thanh-pElKc08GR.html
(*) Văn phong, nội dung bài viết thể hiện góc nhìn, quan điểm của tác giả.
Viên chức ngành nào chẳng chia hạng, sao mỗi giáo viên "kêu" Nhiều giáo viên cho rằng, thật vô lý khi cùng làm một công việc như nhau, hiệu quả như nhau lại có người xếp hạng 1, có người xếp hạng 2, 3, 4. Trong thời gian gần đây, câu chuyện về xếp hạng giáo viên nhận được sự quan tâm của dư luận xã hội. Đặc biệt, có một số ý kiến cho...