Tạo điểm nhấn trong môi trường sư phạm
Nhà vệ sinh học đường một thời gian dài chưa nhận được sự quan tâm đúng mức, thậm chí còn được xem là “công trình phụ”. Thế nhưng, hiện nay, công trình nhà vệ sinh trường học đã thực sự trở thành một điểm nhấn trong môi trường sư phạm.
Em Nguyễn Thùy Dương vui vẻ khi có nhà vệ sinh thân thiện. Ảnh: TG
“Ngôi nhà nhỏ” được thay áo mới, k hông còn nỗi lo mùa dịch bệnh
Đầu năm học mới, học sinh Trường THPT Đống Đa (Hà Nội) ngỡ ngàng bởi khu nhà vệ sinh đã “lột xác”. Mỗi tầng đều có 2 khu vệ sinh, một dành cho nam và một dành cho nữ. Bên trong các buồng vệ sinh có vách ngăn riêng biệt. Ở mỗi khu đều có bồn rửa tay, máy sấy tay, gương soi và cây xanh. Giấy vệ sinh được đựng gọn gàng trong hộp gắn trên tường và luôn được bổ sung khi hết. Xà phòng rửa tay được đặt tại nhiều vị trí thuận tiện cho học sinh sử dụng.
UBND TP Hà Nội vừa ban hành Kế hoạch số 184/KH-UBND, triển khai công tác y tế trường học năm học 2019 – 2020 trên địa bàn thành phố. Theo kế hoạch, năm học 2019 – 2020, toàn thành phố đặt mục tiêu: 100% trường học và các cơ sở giáo dục có phòng y tế riêng, bảo đảm diện tích, thuận tiện công tác sơ cấp cứu và chăm sóc sức khỏe học sinh.
Nằm ở trung tâm TP, Trường THCS Trưng Vương (Hoàn Kiếm, Hà Nội) mới xây dựng thêm dãy nhà mới. Đặc biệt, khu nhà vệ sinh cho GV, HS được thiết kế hiện đại, phần lớn được bố trí liên hoàn, khép kín cùng với các dãy phòng học khá tiện nghi. Các khu NVS đều được bố trí hợp lý, nam – nữ riêng, có bồn, vòi nước rửa tay, xà phòng… để phục vụ HS.
Bày tỏ sự vui mừng với công trình vệ sinh công cộng hiện đại, tiện nghi trong ngôi trường mới, em Phạm Gia Khiêm, HS lớp 7, Trường THCS Trưng Vương chia sẻ: “Năm học mới, có nhà vệ sinh mới sạch sẽ và an toàn. Chúng con rất vui và cùng bảo nhau giữ gìn vệ sinh sạch sẽ. Nhà vệ sinh sạch giúp cho sức khỏe chúng em được đảm bảo hơn mỗi khi tới trường”.
Video đang HOT
Nhà vệ sinh của Trường THCS Trưng Vương. Ảnh: TG
Giáo dục ý thức HS nơi công cộng
Đề cập đến vấn đề đầu tư xây dựng nhà vệ sinh, cô Trần Thị Bích Hợp, Hiệu trưởng Trường THPT Đống Đa cho biết: Nhà trường luôn quan tâm và đánh giá cao vai trò của nhà vệ sinh trong trường học. Nhà vệ sinh sạch đẹp, có cây xanh và thậm chí thoảng mùi thơm dịu sẽ khiến các em HS thấy thoải mái, an toàn khi sử dụng, từ đó việc học tập ở trường sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên, kinh phí là một trong những “nút thắt” quan trọng để các trường tháo gỡ những vướng mắc trong việc hoàn thiện, nâng cấp hệ thống nhà vệ sinh học đường. Được sự quan tâm của lãnh đạo UBND TP Hà Nội, Sở GD&ĐT Hà Nội và các cấp ban ngành, trường đã đầu tư kinh phí sửa chữa, cải tạo nhà vệ sinh trong năm học 2018 – 2019.
Cô Hợp chia sẻ: Có được khu vệ sinh mới, đẹp hợp chuẩn đã khó mà việc sử dụng, gìn giữ, bảo quản sao cho luôn sạch sẽ gọn gàng lại càng khó hơn. Nhà trường đã phân công nhân viên lao công quét dọn, làm sạch bên trong và bên ngoài hàng ngày. Và đặc biệt, nhà trường luôn giáo dục học sinh ý thức giữ gìn vệ sinh chung và sử dụng công trình công cộng hiệu quả, đúng mục đích.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Nhà vệ sinh trường học vùng cao: Vô cùng bức thiết
Thời gian qua, với sự quan tâm đầu tư của các địa phương cho ngành Giáo dục, cơ sở vật chất trường lớp học cơ bản ổn định và đáp ứng được yêu cầu dạy học. Tuy nhiên, với không ít trường học vùng cao, vấn đề nhà vệ sinh học đường vẫn vô cùng bức thiết cả về số lượng và chất lượng.
Số lượng và chất lượng nhà vệ sinh trường học vùng cao còn hạn chế. Ảnh: T.G
Ám ảnh mang tên "nhà vệ sinh trường học"
Cô Nguyễn Hương Giang - Hiệu trưởng Trường TH xã Thanh Vân, huyện Quản Bạ - Hà Giang cho biết: Tại điểm trường chính có hơn 400 HS, 30 GV trong đó 200 HS bán trú nhưng nhiều năm liền trường chỉ có 2 phòng vệ sinh đã xuống cấp để sử dụng.
Như vậy, vào ngày thường khi HS đến trường đầy đủ, tính bình quân hơn 200 HS và GV sử dụng 1 phòng vệ sinh. Bên cạnh sự quá tải, xuống cấp đã lâu thì nhà trường cũng không có nguồn kinh phí thuê lao công dọn dẹp thường xuyên (chỉ có GV và HS luân phiên dọn dẹp)... nên khu vệ sinh thường rơi vào tình trạng bốc mùi hôi.
Đầu năm 2019, được sự hỗ trợ giúp đỡ của một số trường học tại Hà Nội, trường được xây dựng mới khu nhà vệ sinh với 4 phòng vệ sinh (có khu dành riêng cho HS nam nữ, khu vệ sinh nặng nhẹ)... Tổng số phòng vệ sinh tăng lên 6. Song như vậy cũng chỉ góp phần giảm tải mà không giải quyết dứt điểm quá tải.
Hiện nay, với 70 HS, GV/phòng vệ sinh thì nhu cầu về nhà vệ sinh tại Trường TH xã Thanh Vân vẫn vô cùng bức thiết. Bởi thiếu về số lượng, chưa đảm bảo về chất lượng đã và đang gây trở ngại tới việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, ổn định HS bán trú.
Đối với Trường PTDTBT TH Lùng Tám - xã Lùng Tám, huyện Quản Bạ (Hà Giang), câu chuyện nhà vệ sinh trường học lại bi hài hơn. Trong khi cơ sở vật chất trường lớp, phòng học, phòng chức năng, phòng bán trú cho HS... cơ bản đầy đủ và khang trang thì nhà vệ sinh lại thiếu trầm trọng bởi không có sự đầu tư đồng bộ.
Thầy Tạ Văn Kha - Hiệu trưởng cho biết: Tại điểm trường chính có 3 khu vệ sinh với tổng số 9 phòng nhưng có tới 362 HS. Vẫn 40 HS/phòng vệ sinh. Tỉ lệ này so với nhiều trường đã giảm nhưng so với nhu cầu thực tế vẫn không đáp ứng đủ cho HS khi đến trường, vào giờ sinh hoạt bán trú. Không những thế, các khu nhà vệ sinh của trường đều trong tình trạng chắp vá, thiếu quy hoạch; cái này vừa được nâng cấp thì cái khác chuẩn bị hỏng.
Nhiều trường học vùng cao thiếu trầm trọng nhà vệ sinh. Ảnh minh họa
Cần chiến lược và sự đầu tư lâu dài
Trao đổi cùng Báo GD&TĐ, ông Cao Xuân Nghì - Phó Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Quản Bạ chỉ ra, với thực tế nhiều năm qua tại các trường học ở huyện Quản Bạ khi xây dựng cơ sở vật chất trường lớp chưa quan tâm, đầu tư thích đáng cho nhà vệ sinh. Chính vì vậy, tình trạng nhà vệ sinh quá tải, xuống cấp, ảnh hưởng tới dạy học, sinh hoạt của GV và HS diễn ra ở hầu hết các trường trên địa bàn huyện.
Hiện nay, các trường đều có nhà vệ sinh nhưng so với mật độ HS, đặc biệt khi dồn các điểm trường lẻ về trường chính càng dẫn tới quá tải. Tính bình quân tỉ lệ nhà vệ sinh và số HS trên địa bàn huyện vẫn còn khoảng 50 - 60HS/phòng vệ sinh. Một số trường TH xã Thanh Vân; xã Bát Đại Sơn, xã Quyết Tiến... đang là điểm nóng bởi sau khi quy hoạch lại trường đã xóa bỏ nhà vệ sinh xuống cấp nhưng lại chưa có kinh phí xây mới, không tận dụng được nhà vệ sinh cũ... Tình trạng quá tải đã "căng" càng thêm nan giải.
Nói về vấn đề giảm tải và nâng cấp nhà vệ sinh trường học, ông Cao Xuân Nghì khẳng định: Phòng GD&ĐT làm việc trực tiếp với các xã và đạt được sự thống nhất trong thời gian tới nguồn kinh phí nhỏ cho sửa trường học sẽ ưu tiên khắc phục sửa chữa nhà vệ sinh. Bởi đến nay, thực tế cho thấy nhà vệ sinh trường học trở thành vấn đề cấp thiết đối với các trường học trên toàn huyện. Bên cạnh đó, phòng GD&ĐT cùng hiệu trưởng, GV các nhà trường vẫn tích cực kết nối, huy động kinh phí của các tổ chức, cá nhân từ thiện để cải tạo, xây mới nhà vệ sinh cho các trường...
Ông Nghì thẳng thắn nhìn nhận: Để đi vào ổn định, chắc chắn giáo dục Quản Bạ phải mất 2 - 3 năm nữa mới có thể đáp ứng được đầy đủ các công trình vệ sinh trường học. Còn hiện nay, các nhà vệ sinh trường học mới chỉ là đáp ứng một cách tối thiểu.
Thầy Tạ Văn Kha - Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH Lùng Tám chia sẻ: Trong khi các nguồn kinh phí cho việc xây mới, sửa chữa nhà vệ sinh học đường còn khó khăn thì việc phát huy tính chủ động, linh hoạt... trong việc nâng cấp và giữ gìn vệ sinh ở các nhà trường cần được phát huy tối đa.
Tại Trường PTDTBT TH Lùng Tám, nhà trường tiến hành giáo dục kĩ năng sống, cách sử dụng nhà vệ sinh; giữ gìn vệ sinh chung cho HS bán trú từ khi bước vào đầu năm học. Mặt khác, BGH nhà trường đã tính toán, lên kế hoạch sẵn sàng cho việc đặt các khu nhà vệ sinh để ăn khớp với tổng thể trường lớp để khi có nguồn kinh phí xây mới sẽ không bị động.
Đức Trí
Theo GDTĐ
WC học đường - đừng xem là chuyện nhỏ! Trước thềm năm học mới 2019-2020, trong muôn vàn câu chuyện liên quan đến "sự nghiệp" học hành của con trẻ, nhiều phụ huynh âu lo, than phiền về chất lượng, về thiết kế hệ thống wc trường học chưa đạt tiêu chuẩn, thậm chí có nơi đã quá lỗi thời. Có phụ huynh (PH) cho biết, con em họ thường xuyên "nín...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Lương hưu của mẹ chồng 20 triệu/tháng, ngày bà mất trí nhớ, trong nhà không có đồng nào, khi một cậu thanh niên xuất hiện thì bí mật sáng tỏ
Góc tâm tình
Mới
Giám đốc CIA mời tỷ phú Musk đến trụ sở
Thế giới
12 phút trước
Tìm người thân bé gái sơ sinh bị bỏ rơi với lời nhắn "đừng tìm mẹ bé vì mẹ bé đã đi về quê..."
Netizen
20 phút trước
Streamer ViruSs: Học nhạc viện, từng gây ồn ào vì chê Hòa Minzy, Trấn Thành
Sao việt
34 phút trước
Mỹ nam diễn dở tới nỗi bị đạo diễn ném giày vào người, lười đóng phim vẫn bỏ túi cả nghìn tỷ
Sao châu á
39 phút trước
Thiên tài 15 tuổi khiến cả thế giới rùng mình
Hậu trường phim
41 phút trước
Áp lực với các Chị đẹp
Nhạc việt
44 phút trước
Tăng 60kg trong 2 năm sau biến cố hôn nhân
Sức khỏe
1 giờ trước
Dùng loại hạt "rẻ bèo" nhưng giàu chất chống oxy hóa làm món ăn sáng vừa ngon lại giúp bổ khí huyết, đẹp da, ngừa thiếu máu
Ẩm thực
1 giờ trước
"Cha tôi, người ở lại" tập 19: An tỏ ra lạnh nhạt khi Nguyên trở về
Phim việt
1 giờ trước