Tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT
Việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là cần thiết. Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ đọc tờ trình của Chính phủ tại phiên họp – Ảnh: VGP/Đình Hải
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) xem xét, cho ý kiến tại phiên họp thứ 22 diễn ra vào chiều 12/3.
Tờ trình của Chính phủ do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ trình bày tại phiên họp cho biết, Luật Giáo dục được Quốc hội thông qua ngày 14/6/2005 (thay thế Luật Giáo dục năm 1998) và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục ngày 25/11/2009 (sau đây gọi chung là Luật Giáo dục) đã tạo cơ sở pháp lý quan trọng cho tổ chức và hoạt động giáo dục.
Qua 12 năm thực hiện, Luật giáo dục đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện Luật đã nảy sinh một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tiễn như: Hệ thống giáo dục quốc dân; mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp và chương trình giáo dục; văn bằng chứng chỉ; giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên; quản lý Nhà nước về giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo; chính sách đối với học sinh, sinh viên sư phạm…
“Tại thời điểm hiện nay, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là cần thiết. Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục sẽ góp phần khắc phục những hạn chế, bất cập; tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nhấn mạnh.
Video đang HOT
Theo Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ, quan điểm sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là phải thể chế hóa chủ trương, quan điểm của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước về giáo dục, đặc biệt là các quan điểm của Đảng đã được nêu trong các nghị quyết: Nghị quyết Trung ương 2 khoá VIII; Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X; Nghị quyết số 29-NQ/TW; Nghị quyết số 19-NQ/TW; Nghị quyết số 88/2014/QH13.
Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục nhằm cụ thể hóa Hiến pháp 2013 với những nội dung liên quan đến giáo dục và đào tạo. Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục cần bảo đảm tính khả thi, phù hợp với điều kiện thực tiễn, thiết thực thông qua việc lựa chọn sửa đổi, bổ sung những nội dung để giải quyết vấn đề “nút thắt” trong thực hiện đổi mới giáo dục, nhằm triển khai hiệu quả Nghị quyết của Quốc hội về đổi mới chương trình, sách giáo khoa phổ thông và huy động được các nguồn lực trong và ngoài nước cho phát triển giáo dục. Các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật phải trên cơ sở đánh giá thực tiễn thi hành Luật trong thời gian qua, nhận diện rõ vướng mắc từ thực tế để sửa đổi, bổ sung.
Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục cần bảo đảm tính kế thừa và phát triển của các quy định pháp luật hiện hành về lĩnh vực giáo dục và đào tạo, bảo đảm Luật Giáo dục vừa là luật khung, làm nền tảng cho các luật chuyên ngành về giáo dục như giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp… vừa đáp ứng yêu cầu điều chỉnh các cấp học khác như giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông. Sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục cần tham khảo có chọn lọc kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng Luật về giáo dục và đào tạo, bảo đảm các quy định của Luật Giáo dục phù hợp với quá trình hội nhập quốc tế.
Dự án Luật bao gồm 03 điều, cụ thể, Điều 1 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục số 38/2005/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12 gồm 53 điều (khoản)/114 điều. Điều 2, thay thế một số cụm từ; bãi bỏ một số điều, cụm từ tại một số điều, khoản của Luật Giáo dục số 38/2005/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 44/2009/QH12. Điều 3 là hiệu lực thi hành.
Tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục, Báo cáo thẩm tra sơ bộ dự án Luật Giáo dục của Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đề nghị Ban Soạn thảo dự án Luật tiếp tục nghiên cứu, bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng và Nhà nước để thể chế hóa các chính sách cơ bản, tập trung làm rõ triết lý giáo dục, các điều kiện bảo đảm để phát triển giáo dục có chất lượng. Đồng thời, cần nghiên cứu để đưa ra những quy định mang tính dự báo, đặt nền móng và tạo cơ sở pháp lý để triển khai những chính sách giáo dục mới.
Về hồ sơ dự án Luật, Báo cáo thẩm tra đánh giá, nhìn chung, hồ sơ dự án Luật đã cơ bản bảo đảm các đầu mục văn bản so với quy định. Tuy nhiên, để cung cấp thêm thông tin cho đại biểu Quốc hội trong việc xem xét và quyết định các chính sách mới, đề nghị Ban Soạn thảo và các cơ quan hữu quan bổ sung thêm các luận cứ, đánh giá đầy đủ các tác động do việc thực hiện chính sách mới mang lại, trong đó có đánh giá tác động về vấn đề bình đẳng giới trong dự án Luật.
Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng cũng đề nghị Ban Soạn thảo rà soát các quy định của Luật để tránh mâu thuẫn, chồng chéo với quy định của các luật khác; điều chỉnh các lỗi kỹ thuật, bảo đảm tính nhất quán trong các quy định của Luật; tách riêng một điều về giải thích từ ngữ trong Luật Giáo dục.
Thảo luận tại phiên họp, UBTVQH đã đóng góp ý kiến, làm rõ những vấn đề liên quan đến sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục; phạm vi, nội dung sửa đổi; vị trí của Luật Giáo dục trong hệ thống pháp luật về giáo dục; công tác quản lý giáo dục; về hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông; quy định liên quan đến người học; quy định liên quan đến nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục…
Theo Baochinhphu.vn
Bộ GDvàĐT chỉ đạo vụ 500 giáo viên Đắk Lắk có thể mất việc
Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT báo cáo sự việc 500 giáo viên Đắk Lắk có thể mất việc để kịp thời xử lý.
ảnh minh họa
Sáng 10/3, ông Hoàng Đức Minh - Cục trưởng Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục, Bộ GD&ĐT - với Báo về việc hơn 500 giáo viên ở Đắk Lắk bị chấm dứt hợp đồng.
Theo ông Minh, vấn đề tuyển dụng giáo viên thuộc quyền hạn của địa phương, cụ thể trong câu chuyện này là UBND huyện Krông Pắk. Cục Nhà giáo yêu cầu địa phương minh rõ sự việc, nhanh chóng báo cáo về Bộ để kịp thời có phương án phối hợp xử lý.
Ông Minh nêu theo nghị định ghị định số số 115/2010/NĐ-CP quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về giáo dục nêu rõ, UBND cấp huyện có trách nhiệm bảo đảm đủ biên chế công chức cho phòng GD&ĐT, biên chế sự nghiệp cho các cơ sở giáo dục; chỉ đạo, tổ chức thực hiện việc xây dựng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; thực hiện đầy đủ, kịp thời các chính sách của Nhà nước.
Đồng thời UBND ban hành các chủ trương, biện pháp để chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý trên địa bàn.
Ông Hoàng Đức Minh cho biết ngay sau có thông tin chính thức từ Sở GD&ĐT, Cục Nhà giáo và Cán bộ quản lý giáo dục sẽ có văn bản đề nghị cơ quan chức năng có phương án xử lý vấn đề này trên tinh thần đúng quy định của pháp luật và bảo vệ quyền lợi chính đáng của đội ngũ nhà giáo.
Bộ GD&ĐT không yêu cầu thời gian cụ thể để báo cáo mà chỉ đạo địa phương rà soát, báo cáo sớm nhất trong tuần tới.
Trước đó, sự việc xảy ra vào chiều 9/3, UBND huyện Krông Pắk đã tổ chức họp giải quyết hơn 600 giáo hợp đồng lao động dư thừa mà địa phương đã tuyển dụng trước đó.
Theo bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk, trước mắt, địa phương đã có thông báo chấm dứt hợp đồng lao động đối với 200 giáo viên. Các giáo viên trên được ký hợp đồng giảng dạy những môn học không thuộc diện phân bổ chỉ tiêu tuyển dụng năm 2017.
"Đến cuối tháng 3, UBND huyện sẽ tổ chức tuyển dụng viên chức với 83 chỉ tiêu còn thiếu. Sau khi có kết quả kỳ thi, huyện sẽ tiếp tục chấm dứt hợp đồng đối với những giáo viên không trúng tuyển", bà Trinh nói.
Như vậy, theo vị phó chủ tịch, trong hơn 600 giáo viên hợp đồng do UBND huyện tuyển dụng dư, có hơn 500 giáo viên các trường THCS, tiểu học, mầm non bị chấm dứt hợp đồng lao động.
Theo Zing
Lãng phí trung tâm giáo dục nghề nghiệp tiền tỉ Trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi) được đầu tư hàng chục tỉ đồng nhưng người học lèo tèo, thậm chí có năm không có người học nên nhiều thiết bị dạy nghề phải cất vào kho, gây lãng phí lớn. Trung tâm dạy nghề Lý Sơn được đầu tư hàng chục tỉ...