Tạo cơ sở pháp lý thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 22, chiều 12/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục .

Tạo cơ sở pháp lý thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục - Hình 1

ảnh minh họa

Trình bày Tờ trình về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cho biết qua 12 năm thực hiện, Luật Giáo dục đã góp phần phát triển sự nghiệp giáo dục, nâng cao trình độ dân trí, chất lượng nguồn nhân lực, góp phần đào tạo nhân tài cho đất nước.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, luật đã nảy sinh một số điểm chưa phù hợp với tình hình thực tiễn, liên quan đến hệ thống giáo dục quốc dân; quản lý Nhà nước về giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo ; chính sách đối với học sinh, sinh viên sư phạm

Vì vậy, việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục là cần thiết nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, đồng thời tạo cơ sở pháp lý vững chắc cho việc thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay, đáp ứng yêu cầu của thực tiễn để phát triển và hội nhập.

Đáp ứng yêu cầu phát triển và hội nhập

Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ nêu rõ ngay sau khi được giao chủ trì xây dựng dự thảo Luật, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Ban soạn thảo với thành phần là đại diện các cơ quan: Văn phòng Chính phủ, Bộ Tư pháp, các bộ, ngành có liên quan để khẩn trương triển khai các hoạt động cần thiết xây dựng dự thảo Luật theo đúng quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.

Theo đó, dự thảo Luật được để xuất sửa đổi, bổ sung 50/114 điều, chiếm 44% tổng số điều của Luật Giáo dục hiện hành, bổ sung 3 điều và bãi bỏ 10 điều.

Nội dung chủ yếu của dự thảo Luật tập trung vào ba chính sách, cụ thể: Sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân, mục tiêu, yêu cầu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục, văn bằng, chứng chỉ theo hướng mở, liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo ; sửa đổi, bổ sung quy định về giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên để đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở, định hướng nghề nghiệp ở trung học phổ thông, xây dựng xã hội học tập và học tập suốt đời.

Dự thảo Luật cũng sửa đổi, bổ sung các quy định về quản lý Nhà nước về giáo dục; đào tạo, bồi dưỡng đối với nhà giáo; chính sách đối với học sinh, sinh viên sư phạm.

Làm rõ các điều kiện để phát triển giáo dục có chất lượng

Thẩm tra sơ bộ dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tán thành với sự cần thiết sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục.

Video đang HOT

Tuy nhiên, Thường trực Ủy ban cho rằng, việc sửa đổi, bổ sung như trong dự thảo Luật chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội, chưa giải quyết thấu đáo các vấn đề đặt ra trong Tờ trình.

Nhiều quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế chưa được thể chế hóa; giáo dục vẫn chưa được đặt đúng vị trí là “quốc sách hàng đầu”; các điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong bối cảnh giáo dục mới chưa được tiếp cận.

Do vậy, Ban soạn thảo cần tiếp tục nghiên cứu, bám sát các quan điểm chỉ đạo của Đảng, Nhà nước để thể chế hóa các chính sách cơ bản, tập trung làm rõ triết lý giáo dục, các điều kiện bảo đảm để phát triển giáo dục có chất lượng đồng thời cần nghiên cứu để đưa ra những quy định mang tính dự báo, đặt nền móng và tạo cơ sở pháp lý để triển khai những chính sách giáo dục mới.

Về chính sách thu hút học sinh, sinh viên sư phạm (Điều 89), dự thảo Luật đề xuất thay thế quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm bằng quy định được vay tín dụng sư phạm để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.

Nhiều ý kiến tán thành với nội dung sửa đổi để thực hiện chi trả chính sách đúng đối tượng làm việc trong ngành giáo dục và đề nghị cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học; bổ sung quy định về việc hoàn trả học phí trong trường hợp người học tự đóng học phí.

Một số ý kiến đề nghị giữ lại quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm để thể hiện rõ quan điểm, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên, Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình nhấn mạnh, dù thực hiện chính sách cấp tín dụng hay miễn học phí, để giải quyết các bất cập về lãng phí ngân sách, thời gian, nguồn nhân lực, nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm thì cần tổ chức tốt công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm, nhân lực ngành giáo dục, làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ, bảo đảm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Đồng thời, dự thảo Luật cần sửa đổi các quy định về tuyển sinh, đào tạo sư phạm để nâng cao chất lượng đầu vào; nâng cao vị thế nhà giáo, tăng tính hấp dẫn của nghề giáo, thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành giáo dục trong thời gian tới.

Tại phiên họp, các nội dung về chính sách đối với nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục ; các cấp học, trình độ đào tạo và giáo dục thường xuyên; về đầu tư, tài chính trong giáo dục… cũng được các đại biểu phân tích, cho ý kiến cụ thể.

Theo Zing

Thay miễn học phí bằng vay tín dụng

Thay vì miễn học phí, học sinh, sinh viên sư phạm được vay tín dụng để đóng học phí và chi trả sinh hoạt phí. Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành Giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay này...

Thay miễn học phí bằng vay tín dụng - Hình 1

Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình. Ảnh: HG

Ngày 12/3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) cho ý kiến vào Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục và dự án Luật Đo đạc và Bản đồ.

Lãng phí rất lớn nguồn nhân lực sư phạm

Theo tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục, Chính phủ nêu rõ, chính sách không thu học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm đã thực hiện được 20 năm.

"Hiện nay, nhu cầu của thị trường lao động đã có sự thay đổi, số sinh viên sư phạm trên cả nước ra trường chưa có việc làm hoặc làm không đúng ngành Sư phạm còn nhiều, có tình trạng đi làm trái ngành, nghề gây lãng phí rất lớn nguồn nhân lực sư phạm. Vì vậy, dự thảo không quy định miễn học phí đối với học sinh, sinh viên sư phạm mà thay bằng chính sách vay tín dụng sư phạm", Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ nói.

Sau khi tốt nghiệp, nếu công tác trong ngành Giáo dục đủ thời gian theo quy định sẽ không phải trả khoản vay tín dụng sư phạm.

Ở góc độ cơ quan thẩm tra dự án luật, ông Phan Thanh Bình, Chủ nhiệm Uỷ ban Văn hóa Giáo dục Thanh niên Thiếu niên và Nhi đồng (VHGDTNTN&NĐ) cho biết, vấn đề này còn 2 loại ý kiến.

Theo đó, ý kiến thứ nhất tán thành với nội dung sửa đổi để thực hiện chi trả chính sách đúng đối tượng làm việc trong ngành Giáo dục và đề nghị cần nghiên cứu kỹ cách thức tổ chức thực hiện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người học; bổ sung quy định về việc hoàn trả học phí trong trường hợp người học tự đóng học phí.

Loại ý kiến thứ hai đề nghị giữ lại quy định miễn học phí cho học sinh, sinh viên sư phạm để thể hiện rõ quan điểm ưu tiên, chính sách ưu đãi của Nhà nước đối với việc đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo.

Quan điểm của Thường trực Uỷ ban VHGDTNTN&NĐ là dù thực hiện chính sách cấp tín dụng hay miễn học phí, để giải quyết các bất cập về lãng phí ngân sách, thời gian, nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng đào tạo sư phạm, cần tổ chức tốt công tác quy hoạch các cơ sở đào tạo sư phạm và nhân lực ngành Giáo dục, làm căn cứ để đầu tư đúng và đủ, bảo đảm việc làm cho sinh viên sau khi tốt nghiệp.

Cùng với đó, là sửa đổi các quy định về tuyển sinh, đào tạo sư phạm để nâng cao chất lượng đầu vào; nâng cao vị thế nhà giáo, tăng tính hấp dẫn của nghề giáo, cùng với chính sách ưu đãi trong đào tạo, bồi dưỡng để thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Giáo dục trong thời gian tới.

Cần có cơ chế tài chính biên soạn sách giáo khoa

Một vấn đề khác, dự thảo luật sửa đổi Điều 29 về Chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông. Theo đó, Chương trình giáo dục phổ thông là thống nhất nhưng được tổ chức thực hiện linh hoạt; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn sách giáo khoa và có một số sách giáo khoa cho mỗi môn học.

Ông Phan Thanh Bình, Thường trực Ủy ban cho rằng việc sửa đổi, bổ sung như đề xuất là cần thiết nhưng chưa đầy đủ.

"Đề nghị cần có những quy định mang tính nguyên tắc ngay trong Luật Giáo dục về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; nguyên tắc lựa chọn và sử dụng sách giáo khoa; quy định về cơ chế tài chính trong việc biên soạn, in, phát hành sách giáo khoa (trợ giá, đấu thầu, đặt hàng...) bảo đảm công bằng, minh bạch, phù hợp với Luật Xuất bản và pháp luật có liên quan", ông Bình nêu rõ.

Ngoài ra, cần bổ sung quy định về việc thí điểm chương trình giáo dục phổ thông, về việc thực hiện nhiều chương trình trong cơ sở giáo dục phổ thông, về việc sử dụng các tài liệu dạy học khác song song hoặc thay thế sách giáo khoa.

Thường trực Ủy ban VHGDTNTN&NĐ cũng nhận thấy, phạm vi, nội dung sửa đổi, bổ sung như trong dự thảo Luật chưa đáp ứng được kỳ vọng của xã hội, chưa giải quyết thấu đáo các vấn đề đặt ra trong Tờ trình. Nhiều quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết 29-NQ/TW từ năm 2013 chưa được thể chế hóa; giáo dục vẫn chưa được đặt đúng vị trí là "quốc sách hàng đầu"; các điều kiện thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của công dân trong bối cảnh giáo dục mới chưa được tiếp cận.

Phục vụ quốc phòng, dữ liệu đo đạc, bản đồ có cấp miễn phí?

Trước đó, báo cáo một số vấn đề lớn tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Đo đạc và bản đồ, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường (KHCN&MT) Phan Xuân Dũng cho hay, có ý kiến đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định việc cung cấp miễn phí thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ phục vụ nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, giám sát tài nguyên và môi trường.

"Điều 10 Luật Phí và Lệ phí năm 2015 quy định về miễn, giảm phí, lệ phí và thẩm quyền quyết định đối tượng được miễn, giảm đối với từng khoản phí, lệ phí. Phụ lục 1 kèm theo Luật này quy định việc khai thác và sử dụng thông tin, dữ liệu đo đạc và bản đồ phải trả phí. Do vậy, việc miễn phí cung cấp thông tin, dữ liệu sản phẩm đo đạc và bản đồ phải thực hiện theo quy định của pháp luật về phí và lệ phí", thường trực Ủy ban KHCN&MT và ban soạn thảo giải trình.

Cho ý kiến, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ cho rằng, những thông tin do Bộ Quốc phòng tiếp nhận vì nhiệm vụ quốc phòng thì được miễn lệ phí. Còn tất cả các doanh nghiệp của Bộ Quốc phòng tiếp nhận những thông tin này vì mục đích kinh doanh, không phục vụ nhiệm vụ quốc phòng thì vẫn phải trả lệ phí như các lĩnh vực khác.

Cũng đồng tình cấp miễn phí khi thực hiện nhiệm vụ an ninh, quốc phòng nhưng Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Khắc Định cho rằng, chỉ áp dụng với thông tin do đơn vị công thực hiện. "Dự thảo Luật này quy định, ngoài cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước còn có cả tổ chức, cá nhân nước ngoài hoạt động đo đạc và bản đồ; khai thác, sử dụng thông tin, dữ liệu, sản phẩm đo đạc và bản đồ", ông Định lưu ý, có những thông tin khai thác có thể miễn phí nhưng cũng có cái không được miễn phí.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển nêu rõ, chính sách miễn giảm phí sử dụng dữ liệu đo đạc và bản đồ cho quốc phòng an ninh, phòng chống bão lũ sẽ có quy định về nguyên tắc. Còn những vấn đề cụ thể phải được quy định trong các văn bản pháp luật có liên quan, hoặc giao cho Chính phủ quy định.

Cùng ngày, UBTVQH thống nhất với Chính phủ cần thiết ban hành Nghị định quy định về đối tượng, phạm vi, mức, phương thức hỗ trợ tiền sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trong giai đoạn từ 1/1/2017 đến 30/6/2018 để khắc phục khoảng trống pháp lý.

Tuy nhiên, theo Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển, nguyên tắc là không được mở rộng đối tượng, không tăng chi ngân sách, nhưng cũng không bỏ sót, bỏ lọt đối tượng hỗ trợ. UBTVQH đề nghị, rà soát lại các đối tượng được hưởng hỗ trợ trên tinh thần Nghị định 67/NĐ-CP. Riêng người nghèo, sẽ được hỗ trợ cho toàn bộ các hoạt động sản xuất thay vì chỉ một số hoạt động như các đối tượng khác.

Theo Thanhtra.com.vn

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Tổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngàyTổ chức Quốc tang nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương trong 2 ngày
21:40:16 22/05/2025
Nữ nghệ sĩ ở nhà 350m2 đẹp như resort tại Cầu Giấy, hôn nhân viên mãn bên chồng gia thếNữ nghệ sĩ ở nhà 350m2 đẹp như resort tại Cầu Giấy, hôn nhân viên mãn bên chồng gia thế
23:46:06 22/05/2025
Hình ảnh Ngân 98 làm việc tại Sở An toàn thực phẩm TP.HCM giữa lùm xùm thuốc giảm cân nghi có chất cấmHình ảnh Ngân 98 làm việc tại Sở An toàn thực phẩm TP.HCM giữa lùm xùm thuốc giảm cân nghi có chất cấm
21:02:13 22/05/2025
Xót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thưXót xa hình ảnh cuối cùng của nữ diễn viên hàng đầu vừa đột ngột qua đời vì ung thư
21:16:31 22/05/2025
Cựu công an khai gì về việc dùng xe biển xanh chở ma túy cho 'bà trùm'?Cựu công an khai gì về việc dùng xe biển xanh chở ma túy cho 'bà trùm'?
23:24:18 22/05/2025
1 cặp đôi phim giả tình thật lộ ảnh hẹn hò: Nhà gái là Hoa hậu vừa đẹp vừa giỏi, nhà trai là triệu phú siêu giàu1 cặp đôi phim giả tình thật lộ ảnh hẹn hò: Nhà gái là Hoa hậu vừa đẹp vừa giỏi, nhà trai là triệu phú siêu giàu
23:51:49 22/05/2025
Lời khai nghi phạm tiết lộ nguyên nhân dùng dao sát hại hàng xómLời khai nghi phạm tiết lộ nguyên nhân dùng dao sát hại hàng xóm
23:06:39 22/05/2025
2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi2 "thánh đường" tại TP.HCM tan hoang, một nam NSND xót xa: Cái chết tức tưởi
23:31:54 22/05/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'

Hôn mê tử vong vì rượu - 'biết rồi khổ lắm nói mãi'

Sức khỏe

06:30:12 23/05/2025
Mỗi ngày uống nửa lít rượu, một người đàn ông trú tại tỉnh Hà Tĩnh bị ngộ độc methanol nặng, nhập viện với các triệu chứng mệt, nồng độ cồn cao và rối loạn chuyển hóa nặng tại Khoa tâm chống độc, Bệnh viện Hữu nghị Đa khoa Nghệ An.
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?

Hoa hậu Thuỳ Tiên bị bắt, hợp đồng đền bù ra sao?

Sao việt

06:26:48 23/05/2025
Trước khi vướng vòng lao lý, Thuỳ Tiên là gương mặt hợp tác nhiều nhãn hàng và tham gia diễn xuất trong dự án điện ảnh.
G-Dragon hồi bé "bá đạo" thế này, bảo sao lớn lên thành "ông hoàng Kpop"!

G-Dragon hồi bé "bá đạo" thế này, bảo sao lớn lên thành "ông hoàng Kpop"!

Sao châu á

06:23:40 23/05/2025
Ngay từ khi còn nhỏ, G-Dragon đã là 1 tên tuổi sáng chói. Nhìn bảng vàng thành tích của G-Dragon hồi nhỏ, không ngạc nhiên khi lớn lên anh lại trở thành ngôi sao quyền lực hàng đầu như vậy.
Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ

Toàn bộ phản hồi của Sùng Bầu về vụ tố "bom" 20 tấn miến dong, khiến bên sản xuất ôm nợ tiền tỷ

Netizen

06:19:45 23/05/2025
Những ngày qua, Sùng Bầu (tên thật: Sùng Thị Bầu, SN 2002) được nhắc đến tên nhiều trên mạng xã hội. Cô được mệnh danh là bà trùm hay phú bà khi sở hữu sản phẩm miến dong Sùng Bầu, từng xếp top đầu thị trường
10 phim Hàn có kết thúc "bực bội" nhất mọi thời đại: Số 4 đã thành huyền thoại ức chế nhưng số 1 mới khiến các fandom nổi điên

10 phim Hàn có kết thúc "bực bội" nhất mọi thời đại: Số 4 đã thành huyền thoại ức chế nhưng số 1 mới khiến các fandom nổi điên

Phim châu á

05:58:47 23/05/2025
Những bộ phim truyền hình Hàn Quốc không chỉ nổi tiếng với câu chuyện tình lãng mạn mà còn khiến khán giả rơi nước mắt bởi những cái kết đẫm lệ...
Nộm ngó sen tôm thịt giòn ngon, chua chua ngọt ngọt thanh mát cho ngày hè

Nộm ngó sen tôm thịt giòn ngon, chua chua ngọt ngọt thanh mát cho ngày hè

Ẩm thực

05:57:09 23/05/2025
Không chỉ là món ăn, nộm ngó sen còn mang đến cảm giác thanh mát, giải nhiệt, giúp cân bằng lại vị giác sau những món ăn nhiều dầu mỡ.
Hai nam thần Hàn 'biến mất' khỏi màn ảnh khi đang ở đỉnh cao danh vọng: Một cái tên ai cũng phải ngỡ ngàng

Hai nam thần Hàn 'biến mất' khỏi màn ảnh khi đang ở đỉnh cao danh vọng: Một cái tên ai cũng phải ngỡ ngàng

Hậu trường phim

05:56:31 23/05/2025
Seo Kang Joon và Kang Tae Oh là hai nam thần nổi tiếng của màn ảnh Hàn đã quyết định nhập ngũ ngay khi vươn lên đỉnh cao danh tiếng.
Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Google tích hợp quảng cáo trong chế độ Tìm kiếm AI

Thế giới

05:39:59 23/05/2025
Với AI Mode, Google không đơn thuần cung cấp kết quả tìm kiếm truyền thống mà hướng đến trải nghiệm đối thoại tự nhiên hơn với người dùng. Các câu trả lời sẽ có thể ở dạng video, âm thanh, biểu đồ - thay vì chỉ là danh sách đường link.
Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt

Lời khai nhận hối lộ của bí thư phường Hoàng Liệt

Pháp luật

23:38:53 22/05/2025
Dưới danh nghĩa tiếp nhận ủng hộ "quỹ công đoàn phường", Bí thư Đảng ủy phường Hoàng Liệt và một số cán bộ cấp dưới nhận hàng chục triệu đồng hàng quý của mỗi điểm trông giữ...
Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh

Tin nổi bật

23:33:07 22/05/2025
Liên quan vụ 7 học sinh bị lũ cuốn ở Quảng Ninh, lực lượng chức năng chiều nay đã tìm thấy thêm 1 thi thể nạn nhân.
Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng

Nền tảng bán vé show G-Dragon tại Việt Nam thông báo bị tấn công mạng nghiêm trọng, sẽ làm việc với cơ quan chức năng

Nhạc quốc tế

23:15:02 22/05/2025
Chiều 22/5, nền tảng phân phối vé mega concert có G-Dragon cập nhật bài đăng chi tiết, giải thích về lỗi kỹ thuật khiến toàn bộ hệ thống tắc nghẽn...