Tạo cơ hội sáng tạo cho trẻ mầm non
Trong những năm qua, ngành giáo dục tỉnh Khánh Hòa đã tạo điều kiện trẻ mầm non được chủ động, sáng tạo tham gia các hoạt động giáo dục. Mô hình dạy học “Lấy trẻ làm trung tâm” đã mang lại hiệu quả thiết thực, giúp trẻ mầm non tự tin, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trên địa bàn tỉnh.
Giáo viên hỗ trợ trẻ chủ động, sáng tạo trong học tập ở Trường mầm non Lý Tự Trọng (TP Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa).
Đến thăm Trường mầm non Lý Tự Trọng (TP Nha Trang), chúng tôi nhận thấy sân trường rợp bóng râm cây xanh với nhiều góc vui chơi được sắp xếp ngăn nắp, khoa học, phục vụ việc học tập, vui chơi cho trẻ. Với diện tích hơn 3.000 m2, trong đó sân trường rộng 880 m2, các khu vực trong nhà trường đều được tận dụng không gian cho trẻ hoạt động linh hoạt, đa dạng và phong phú. Sân trường, hành lang và các góc cầu thang… được trang trí, bố trí phù hợp, thuận tiện, bảo đảm đủ để các nhóm/lớp tổ chức hoạt động theo chương trình giáo dục mầm non. ể có môi trường hoạt động đáp ứng nhu cầu vui chơi, “học mà chơi, chơi mà học” của trẻ, nhà trường đã nhận được nhiều nguồn kinh phí hỗ trợ, phối hợp của phụ huynh để xây dựng, cải tạo cơ sở vật chất, mua sắm trang thiết bị, thiết kế phù hợp phục vụ cho các hoạt động vui chơi học tập của trẻ đối với từng lứa tuổi, nhất là bảo đảm vệ sinh và an toàn cho trẻ.
Hiệu trưởng Trường mầm non Lý Tự Trọng Hứa Thị Minh Thu cho biết: Hiện, trường có 12 nhóm lớp với 325 trẻ. ể mỗi ngày đến trường là một ngày vui, nhà trường đã xây dựng kế hoạch và chỉ đạo giáo viên các lớp lựa chọn các hoạt động linh hoạt, sáng tạo phù hợp từng độ tuổi, từng nhóm lớp. Cơ sở vật chất trong lớp, ngoài lớp đáp ứng nhu cầu, hứng thú chơi của trẻ, tạo điều kiện cho tất cả các trẻ có thể chơi mà học, phù hợp với điều kiện thực tế, giúp trẻ thường xuyên được giao tiếp, thể hiện mối quan hệ thân thiện giữa trẻ với trẻ và trẻ với những người chung quanh.
Theo Phó Giám đốc Sở GD và T tỉnh Khánh Hòa ỗ Hữu Quỳnh, dạy học “lấy trẻ làm trung tâm” khác với dạy học truyền thống là giáo viên không truyền đạt kiến thức một chiều cho trẻ mà tạo ra các điều kiện, cơ hội để mọi trẻ được chủ động, sáng tạo, tham gia hoạt động. ể đạt được điều này, giáo viên phải nắm được nhu cầu, khả năng của từng trẻ trong lớp, từ đó lựa chọn nội dung, phương pháp phù hợp với từng nhóm, từng cá nhân. Kể từ năm học 2017 – 2018, Sở GD và T tỉnh Khánh Hòa đã phát động các cơ sở giáo dục mầm non trong toàn tỉnh đẩy mạnh xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm.
Video đang HOT
Thời gian qua, các trường mầm non trên địa bàn tỉnh đã quan tâm tạo môi trường cho trẻ học tập; cung cấp nhiều cơ hội học tập và vui chơi cho trẻ, tạo điều kiện cho trẻ được học, được trải nghiệm, được khám phá mọi lúc, mọi nơi, mọi hoạt động giáo dục. Ngoài ra, các trường còn tận dụng nguyên vật liệu sẵn có của địa phương để trẻ có nhiều cơ hội lựa chọn học liệu và hoạt động; giáo viên kích thích trẻ tư duy để chủ động, tích cực vui chơi, tìm tòi khám phá, hợp tác và chia sẻ ý tưởng…
Theo Phó Giám đốc ỗ Hữu Quỳnh, bốn năm qua, cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trong các cơ sở giáo dục mầm non đã rất cố gắng trong thực hiện chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”, hiệu quả mang lại rất thiết thực, khả quan, được phụ huynh ủng hộ. Sắp tới, ngành giáo dục tỉnh Khánh Hòa tổ chức tập huấn cho cán bộ quản lý, giáo viên mầm non; quan tâm chỉ đạo các cơ sở giáo dục mầm non phát triển chương trình giáo dục nhà trường theo hướng quan tâm đánh giá trẻ hằng ngày, theo chủ đề, giai đoạn và độ tuổi, nâng cao chất lượng giáo dục.
PHONG NGUYÊN VÀ NGUYÊN KHÔI
Theo Nhân dân
Tập huấn sử dụng sách giáo khoa lớp 1 mới từ tháng 3/2020
Từ tháng 3 đến tháng 5/2020, các sở GD&ĐT cùng nhà xuất bản sẽ tập huấn sử dụng sách giáo khoa chương trình giáo dục phổ thông lớp 1 mới cho giáo viên.
Bộ GD&ĐT vừa công bố danh mục sách giáo khoa (SGK) lớp 1 chương trình giáo dục phổ thông mới được phê duyệt, trong đó có 24/32 cuốn của NXB Giáo dục.
Trước câu hỏi phần lớn sách của NXB Giáo dục, SGK chương trình mới có phá bỏ độc quyền, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT - hiện có nhiều bộ sách lớp 1 đến từ nhiều nhóm tác giả và nhiều nhà khoa học khác nhau. Điều này thể hiện sự đa dạng của SGK và tác giả.
Ông Nguyễn Xuân Thành -Vụ phó Vụ Trung học, Bộ GD&ĐT. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ phó Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT - cho hay phần lớn số sách được công nhận thuộc NXB Giáo dục là điều dễ hiểu. NXB Giáo dục có tới 4.000 người tập trung các công việc liên quan làm sách giáo dục.
Về việc lựa chọn SGK của địa phương, ông Thái Văn Tài cho biết luật không quy định chọn SGK theo cả bộ hay từng môn. Lựa chọn SGK có chất lượng nhất là dựa trên tính phù hợp của từng bộ môn đối với địa phương. Dư luận cũng không nên quá băn khoăn về tính độc quyền và nó sẽ được hạn chế trong thời gian tới.
Đại diện Bộ GD&ĐT cho biết UBND cấp tỉnh quyết định việc chọn sách giáo khoa theo quy định của Bộ trưởng GD&ĐT. Bộ này đang xây dựng thông tư hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của luật, về cách chọn sách giáo khoa theo từng môn học, hoạt động giáo dục ở các cấp học.
Thông tư không quy định cứng UBND tỉnh phải chọn tất cả sách giáo khoa của các môn học cùng một bộ hay chỉ được chọn một bộ sách giáo khoa cho địa phương.
Trước tháng 3/2020, địa phương phải thành lập hội đồng và công bố kết quả lựa chọn SGK trong danh mục SGK được Bộ GD&ĐT ký thông qua ngày 21/11.
Từ tháng 3 đến tháng 5/2020, các sở GD&ĐT phối hợp nhà xuất bản tổ chức tập huấn sử dụng SGK cho các giáo viên triển khai chương trình giáo dục phổ thông mới đối với lớp 1. Từ tháng 3 đến tháng 8/2020, các nhà trường tập huấn, nhà xuất bản triển khai chương trình in ấn và xuất bản.
Các bộ sách sẽ được sử dụng từ năm học 2020-2021.
Theo Zing
Các tỉnh, thành phố sẽ lựa chọn sách giáo khoa lớp 1 thế nào? Bộ GD&ĐT đã công bố danh mục 32 sách giáo khoa (SGK) lớp 1 được sử dụng trong trường phổ thông từ năm học 2020 - 2021, chiều ngày 22/11. Hiện nay, Bộ GD&ĐT đang xây dựng thông tư để hướng dẫn thực hiện theo đúng quy định của Luật Giáo dục. Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học, Bộ GD&ĐT Thái Văn...