Tạo cơ chế công bằng xuất bản sách giáo khoa
Sáng 5-3, Đoàn đại biểu Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội đã có buổi làm việc với Sở GD-ĐT TPHCM về thực hiện chính sách pháp luật trong xuất bản, in và phát hành sách giáo khoa (SGK) phổ thông giai đoạn 2012-2017.
ảnh minh họa
Báo cáo tại buổi làm việc, ông Nguyễn Văn Hiếu, Phó giám đốc Sở GD-ĐT TPHCM, cho biết TP đang lưu hành 2 loại hình SGK, gồm: SGK do Bộ GD-ĐT chủ trì biên soạn (từ lớp 1 đến lớp 12) và sách theo mô hình trường học mới VNEN (được áp dụng thí điểm từ năm học 2014-2015 đến nay tại 63 trường tiểu học trên địa bàn TP).
Đối với SGK do Bộ GD-ĐT chủ trì biên soạn, hàng năm Sở GD-ĐT đều tổng hợp và cung cấp số liệu học sinh cho NXB Giáo dục Việt Nam tại TPHCM tiến hành in ấn, thông qua Công ty Sách và thiết bị trường học và các hệ thống nhà sách, đơn vị phát hành sách đưa SGK đến tay học sinh.
Đối với sách theo mô hình trường học mới VNEN, đầu mỗi năm học, Sở GD-ĐT TP thống kê số lượng học sinh, đăng ký với Bộ GD-ĐT. Sau khi tiến hành in ấn, Bộ GD-ĐT gửi sách trực tiếp về các phòng GD-ĐT quận, huyện để phân phối sách đến học sinh. Từ đó nảy sinh tình trạng học sinh làm mất hoặc muốn mua thêm SGK theo chương trình này không thể mua bên ngoài nếu không đăng ký trước ở trường học.
Theo Sở Thông tin – Truyền thông TPHCM, trong giai đoạn 2012-2017, sở này đã thanh tra, kiểm tra 155 đơn vị hoạt động trong lĩnh vực xuất bản, in và phát hành, trong đó xử lý vi phạm hành chính 75 trường hợp vi phạm với tổng số tiền xử phạt hơn 1,8 tỷ đồng. Trong đó, tình trạng in lậu đã và đang diễn ra trên phạm vi rộng, có xu hướng ngày một gia tăng với các thủ đoạn ngày càng tinh vi.
Tại buổi làm việc, Sở Công thương TPHCM đặt vấn đề về tính khách quan, công bằng trong cạnh tranh giữa các tổ chức, cá nhân trong biên soạn SGK, khi Bộ GD-ĐT vừa là cơ quan tổ chức biên soạn vừa chịu trách nhiệm phê duyệt và ban hành. Việc chỉ có một đơn vị độc quyền có thể dẫn đến nguy cơ xảy ra các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền gây hạn chế cạnh tranh, khó giảm giá thành SGK, nâng cao chất lượng sách giữa các nhóm tác giả biên soạn, khiến người tiêu dùng không có cơ hội chọn lựa.
Video đang HOT
Để đảm bảo tính cạnh tranh trong lĩnh vực biên soạn, xuất bản, in và phát hành, các đại biểu kiến nghị nên có cơ chế khuyến khích các nhà xuất bản, cơ quan, tổ chức được cấp phép xuất bản tham gia vào việc khai thác bản thảo SGK đã được phê duyệt để biên tập, in ấn và phát hành. Cơ chế cạnh tranh này sẽ tạo động lực thúc đẩy các NXB tạo ra các bộ SGK có hình thức đẹp, sinh động, giá cả hợp lý, thuận tiện cho người tiêu dùng trong việc tiếp cận sản phẩm.
Theo SGGP
Bám sát định hướng đánh giá năng lực người học
Nhận xét về đề minh họa thi THPT quốc gia 2018, giáo viên giảng dạy môn Toán, Lý, Hóa đều cho rằng, đề thi bám sát chương trình, sách giáo khoa, các yêu cầu của đề bài khá rõ nghĩa.
ảnh minh họa
Nội dung kiến thức không chỉ nằm trong chương trình lớp 12 như năm trước, mà có thêm phần kiến thức của chương trình lớp 11. Đề minh họa có sự sắp xếp từ dễ đến khó theo ma trận kiến thức, bám sát định hướng đánh giá năng lực người học và phù hợp với tinh thần đổi mới hoạt động dạy và học hiện nay.
Đề Vật lý nên bổ sung nội dung tích hợp
Đánh giá về đề thi minh họa môn Vật lý THPT quốc gia 2018 (bài thi Khoa học tự nhiên), thầy Nguyễn Quốc Huy, khoa Vật lý, Trường ĐH Sư phạm Hà Nội : Đề thi có sự phân hóa khá tốt, 20 câu đầu khá dễ, 20 câu còn lại có mức độ không quá khó. Tuy nhiên, đòi hỏi thí sinh phải học tốt mới có thể làm hết bài.
Các câu lí thuyết đa phần là các câu hỏi dễ, học sinh chỉ cần nhớ kiến thức trong sách giáo khoa là có thể làm được và phần lớn các câu hỏi lí thuyết đều ở mức độ dễ, tạo điều kiện cho học sinh trung bình "kiếm điểm". Đề minh họa bám sát chương sách giáo khoa, các yêu cầu của đề bài khá rõ nghĩa. Phần kiến thức lớp 11 ở mức độ cơ bản.
Theo thầy Huy, đề thi không quá dài, thí sinh hoàn toàn có thể làm trong khoảng thời gian 50 phút và đảm bảo yêu cầu của Bộ GD&ĐT đó là xét tốt nghiệp và xét tuyển ĐH, CĐ. Những câu khó vẫn tập trung vào các kiến thức về dao động điều hòa, sóng cơ và điện xoay chiều. Các câu khó là những câu có đồ thị, hình vẽ. Từ đồ thị, các thí sinh đọc ra các thông số rồi mới lập phương trình để giải.
Nhìn một cách tổng thể, đề thi đánh giá được tương đối đầy đủ năng lực học sinh. Đề thi không quá khó, không đánh đố học sinh, kể cả phần cho học sinh giỏi. Tuy nhiên đòi hỏi thí sinh không chỉ nắm chắc kiến thức mà phải tư duy cao để có thể vận dụng kiến thức đã học vào trong bài làm của mình. Mặt khác, yêu cầu học sinh phải có kĩ năng giải toán.
Dễ dàng nhận thấy đề thi phân loại học sinh rõ nét, đúng với mục đích của Bộ GD&ĐT vừa xét học sinh tốt nghiệp, vừa xét học sinh vào ĐH. Các câu khó mang tính chất phân loại để xét đại học nằm ở 20 câu cuối . Trong phần này cũng có nhiều câu học sinh học lực khá cũng dễ dàng làm được (như câu 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 31, 32, 33, 36, 39 và 40). Có khoảng 5 câu tương đối khó chủ yếu vẫn là điện xoay chiều (như câu 30, 34, 35, 37, 38).
Theo thầy Huy, để xây dựng đề phù hợp với kiến thức của học sinh cho Kỳ thi THPT quốc gia, đề thi nên bổ sung nội dung tích hợp và tính thực tế để đề thi gần gũi với cuộc sống. Bổ sung một số câu hỏi mang tính thực tiễn cao yêu cầu học sinh không những phải nắm rõ lí thuyết mà phải chắc cả thực hành.
Đề Hóa học: Học sinh phải biết tư duy tổng hợp
Nhận xét đề thi tham khảo môn Hóa học (bài thi Khoa học tự nhiên), cô giáo Ngô Nhật Tri - giáo viên Trường THPT Ngô Quyền (Hải Phòng) cho biết, đề tham khảo lần này khá rõ ràng về mức độ phân hoá - biết: 12 câu - hiểu: 8 câu - vận dụng 12 câu - vận dụng cao: 8 câu
Trong 8 câu vận dụng cao (phần 8 câu cuối) có 3 câu rất dài và khó. Mục đích của đề là muốn học sinh hiểu rõ sự phân hoá. Kiến thức vẫn trọng tâm vẫn nằm ở kiến thức lớp 12. Kiến thức lớp 11 chỉ có 10 câu. Với đề này, học sinh chăm chỉ có thể đạt 8 điểm. Nếu đạt trên 8 điểm đòi hỏi ngoài việc nắm vững kiến thức cơ bản, học sinh phải biết tư duy tổng hợp và mở rộng kiến thức.
Từ yêu cầu đề, học sinh tập trung vào ôn luyện kiến thức cơ bản lớp 11 và học tư duy nhanh kiến thức lớp 12. Kiến thức lớp 11 chỉ nằm ở biết và hiểu nhưng kiến thức lớp 12 nếu chỉ học mà không có tổng hợp thì khó đạt điểm 7.
Muốn đạt điểm 9 - 10 điểm, các em cần nắm vững các phương pháp và kỹ thuật giải toán quan trọng (quy đổi, xử lý bài toán đốt cháy, kỹ năng biện luận, đồng đẳng hóa...), cũng như vận dụng linh hoạt các kiến thức Hóa học trong giải quyết tình huống.
Đề Toán: Nên đưa các câu hỏi mang tính thực tiễn vào đề thi
Nhận xét về đề thi môn tham khảo Toán, cô giáo Lê Bích Phượng, giảng viên Trường ĐH Mỏ Địa chất Hà Nội cho biết, so với đề thi THPT quốc gia 2017, đề thi tham khảo 2018 có độ khó hơn hẳn. Đặc biệt, mỗi nội dung kiến thức đều được hỏi ở các mức độ từ dễ đến khó.
Đề thi bám sát chương trình, hỏi các nội dung cơ bản. Học sinh nắm vững kiến thức có thể đạt điểm 8 trở lên. Đề thi vẫn khá dễ, 40 câu hỏi ở mức độ bình thường10 câu sau có sự nâng cao. Để có thể làm tốt đề thi năm nay, học sinh cần phải nắm chắc kiến thức cả lớp 11 và 12.
Các câu hỏi khó, có tính phân hóa cao rơi vào khoảng 8 - 10 câu hỏi cuối (câu 42 - 50). Các câu hỏi này thường rơi vào các chuyên đề Hình học không gian, hình Oxyz và đặc biệt là câu Tích phân (câu 50). Đặc biệt với phần kiến thức lớp 11, câu 49 thuộc chuyên đề xác suất cũng là một câu hỏi khó đối với thí sinh
Theo Giaoducthoidai.vn
Cả nước đang kì vọng vào chương trình mới, xin đừng để mọi người phải thất vọng Hơn lúc nào hết, Bộ Giáo dục, các chuyên gia khi xây dựng chương trình môn học, viết sách giáo khoa cần có những định hướng phù hợp với ngành giáo dục nước nhà ảnh minh họa LTS: Bày tỏ nỗi niềm lo lắng trước lần thay đổi chương trình mới, sách giáo khoa mới mà Bộ giáo dục và Đào tạo đã...