Tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về giáo dục và đào tạo trong quân đội

Theo dõi VGT trên

Hiện nay, các học viện, nhà trường quân đội đã chuẩn bị chu đáo về mọi mặt, sẵn sàng cho năm học mới.

Để làm rõ kết quả nổi bật trong năm vừa qua cũng như những vấn đề mới về công tác giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) trong thời gian tới, phóng viên Báo Quân đội nhân dân có cuộc trao đổi với Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh, Cục trưởng Cục Nhà trường, Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân (QĐND) Việt Nam xoay quanh vấn đề này.

Phóng viên (PV): Những năm qua, các học viện, nhà trường quân đội (NTQĐ) đẩy mạnh thực hiện xây dựng chuẩn đầu ra. Ý nghĩa và kết quả thực hiện nội dung này như thế nào, thưa đồng chí?

Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, bồi dưỡng hay bậc học là những yêu cầu cụ thể về kiến thức, kỹ năng, thái độ mà người học cần đạt được sau khóa học. Nói cách khác, đây là việc cụ thể hóa mục tiêu GD&ĐT. Vì vậy, chuẩn đầu ra nếu không xác định rõ ràng, chính xác sẽ làm cho quá trình đào tạo, bồi dưỡng lệch hướng, mất cân đối và xa rời mục tiêu đào tạo.

Đối với các NTQĐ, xác định đúng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, gắn nhà trường với chiến trường và đơn vị, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng. Năm học 2021-2022, thực hiện Thông tư số 17/2021/TT-BGDĐT, ngày 22-6-2021 của Bộ GD&ĐT quy định về chuẩn chương trình đào tạo; xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình đào tạo các trình độ của giáo dục đại học, Cục Nhà trường cùng các học viện, NTQĐ đã triển khai nhiều giải pháp đẩy mạnh xây dựng chuẩn đầu ra, như: Tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo về chuẩn chương trình đào tạo với sự tham gia của các chuyên gia có uy tín đến từ nhiều trường đại học; triển khai hướng dẫn xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo trong các học viện, NTQĐ; Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã ban hành Quyết định số 539/QĐ-BQP, ngày 23-2-2022 phê duyệt kế hoạch tổ chức xây dựng chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo các học viện, trường sĩ quan, trường đại học trong quân đội năm 2022. Tiến độ xây dựng chuẩn đầu ra được các học viện, nhà trường triển khai theo đúng kế hoạch, lộ trình đã xác định.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về giáo dục và đào tạo trong quân đội - Hình 1

Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh.

Video đang HOT

PV: Năm học 2021-2022, Đại tướng Phan Văn Giang, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã kiểm tra, chỉ đạo xây dựng các học viện, NTQĐ. Với chức năng được giao, Cục Nhà trường đã chỉ đạo, hướng dẫn các học viện, nhà trường thực hiện ý kiến chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng như thế nào?

Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Từ đầu năm 2021 đến nay, Đại tướng Phan Văn Giang đã thăm, kiểm tra, làm việc với 6 học viện, NTQĐ. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng và cá nhân đồng chí Bộ trưởng đối với công tác GD&ĐT trong quân đội. Ghi nhận, biểu dương những thành tích tiêu biểu mà các nhà trường đã đạt được, chỉ rõ những hạn chế, tồn tại, Bộ trưởng Phan Văn Giang đã chỉ đạo nhiều nội dung về công tác xây dựng chính quy, rèn luyện kỷ luật; việc đổi mới nội dung, chương trình đào tạo; xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục; dạy và học ngoại ngữ; nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học và biên soạn giáo trình, tài liệu dạy học… của các học viện, NTQĐ.

Lĩnh hội chỉ đạo của đồng chí Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Cục Nhà trường đã phối hợp với Văn phòng Bộ Quốc phòng, Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam thông báo kết luận kiểm tra tới các học viện, nhà trường; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng và các học viện, nhà trường triển khai đồng bộ các giải pháp khắc phục những điểm tồn tại, nâng cao chất lượng công tác GD&ĐT, thực hiện hiệu quả phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”.

Tạo chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về giáo dục và đào tạo trong quân đội - Hình 2

Huấn luyện bắn súng tiểu liên AK của học viên Trường Sĩ quan Lục quân 1. Ảnh: CHÍ PHAN

PV: Thực hiện phương châm “Chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị”, các học viện, NTQĐ cần thực hiện như thế nào?

Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Đây là phương châm chỉ đạo của Bộ Quốc phòng đối với công tác GD&ĐT trong quân đội, phương châm này xuất phát từ quan điểm, mục tiêu của Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Quân đội lần thứ XI; Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8, khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế. Phương châm thể hiện yêu cầu và mối quan hệ biện chứng giữa đào tạo của nhà trường với sẵn sàng chiến đấu ở đơn vị. Để thực hiện tốt phương châm này, Cục Nhà trường đang hoàn tất công tác chuẩn bị và báo cáo Quân ủy Trung ương ban hành Nghị quyết “Về đổi mới công tác GD&ĐT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới”; thông qua các đề án “Xây dựng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục trong quân đội đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT giai đoạn 2021-2030″; “Đổi mới quy trình, chương trình đào tạo cán bộ các cấp trong quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”; nâng cao hiệu quả phối hợp giữa các cơ quan chức năng của Bộ Quốc phòng với nhà trường, đơn vị; tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục về trình độ học vấn, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ…

Để thực hiện hiệu quả phương châm này, các học viện, nhà trường cần tiếp tục đa dạng hóa hình thức huấn luyện, phương pháp dạy-học; trong đó, cần chú trọng hoạt động ngoại khóa, thực tập, thực tế; phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo, truyền cảm hứng, xây dựng lòng say mê học tập cho người học. Kết hợp chặt chẽ giữa đội ngũ giảng viên, giáo viên, cán bộ quản lý của nhà trường với lãnh đạo, chỉ huy các cơ quan, đơn vị để truyền thụ kiến thức, kinh nghiệm cho học viên, ứng dụng thành tựu công nghệ, thực hiện chuyển đổi số trong GD&ĐT…

PV: Cục Nhà trường là Cơ quan Thường trực Ban soạn thảo dự thảo nghị quyết mới của Quân ủy Trung ương về công tác GD&ĐT. Đề nghị đồng chí cho biết những nội dung cốt lõi trong dự thảo nghị quyết mà ban soạn thảo đã chuẩn bị, trình Quân ủy Trung ương?

Thiếu tướng, TS Nguyễn Văn Oanh: Hội nghị tổng kết 15 năm thực hiện Nghị quyết số 86-NQ/ĐUQSTW, ngày 29-3-2007 của Đảng ủy Quân sự Trung ương (nay là Quân ủy Trung ương) về công tác GD&ĐT trong tình hình mới, do Thượng tướng Nguyễn Tân Cương, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Tổng Tham mưu trưởng QĐND Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì, đã đánh giá: Sau 15 năm thực hiện Nghị quyết 86, công tác GD&ĐT trong quân đội đạt được nhiều kết quả quan trọng, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội và sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, do đòi hỏi của thực tiễn cần thiết phải ban hành một nghị quyết mới của Quân ủy Trung ương về công tác GD&ĐT thay thế Nghị quyết 86.

Được giao nhiệm vụ là Cơ quan Thường trực Ban soạn thảo dự thảo Nghị quyết “Về đổi mới công tác GD&ĐT đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội trong tình hình mới”, Cục Nhà trường đã phối hợp chặt chẽ với các cơ quan chức năng khảo sát thực tiễn, xây dựng dự thảo nghị quyết; tổ chức các cuộc hội thảo; xin ý kiến của các chuyên gia, các nhà khoa học để hoàn chỉnh dự thảo nghị quyết trình Quân ủy Trung ương.

Theo đó, dự thảo nghị quyết đề xuất 5 quan điểm chỉ đạo về công tác GD&ĐT, trong đó nhấn mạnh phát triển GD&ĐT trong quân đội theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa; chú trọng đào tạo cơ bản, thiết thực, chất lượng, hiệu quả; thực hiện học đi đôi với hành, lý luận gắn liền với thực tiễn, nhà trường gắn với chiến trường và đơn vị, gắn đào tạo, bồi dưỡng với sử dụng; coi phương châm chất lượng đào tạo của nhà trường là khả năng sẵn sàng chiến đấu của đơn vị; kết hợp chặt chẽ GD&ĐT trong nhà trường với bồi dưỡng tại đơn vị và tự học, tự rèn trong quá trình công tác.

PV: Trân trọng cảm ơn đồng chí!

Quảng Bình: Khẩn trương tuyển dụng giáo viên thiếu theo vị trí việc làm

Ngày 6/9, thông tin từ Sở GD&ĐT Quảng Bình cho biết, để kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình đã có quan điểm chỉ đạo trước thềm năm học mới 2022-2023.

Quảng Bình: Khẩn trương tuyển dụng giáo viên thiếu theo vị trí việc làm - Hình 1

Để kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình đã có quan điểm chỉ đạo trước thềm năm học mới 2022-2023.

Nguyên nhân Quảng Bình thiếu giáo viên là do cắt giảm biên chế theo lộ trình của Chính phủ và thực tế tăng số lớp, nhóm lớp tại tỉnh năm học 2022-2023. Việc thiếu biên chế sẽ ảnh hưởng lớn đến hoạt động dạy và học trên địa bàn tỉnh.

Theo đó, căn cứ tình hình thực tế, để thực hiện tốt các mục tiêu, nhiệm vụ về giáo dục - đào tạo, tại phiên họp cuối tháng 8, Thường trực Tỉnh ủy thống nhất quan điểm chỉ đạo "có học sinh thì phải có giáo viên đứng lớp", không vì tinh giản biên chế mà ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học, quyền lợi của học sinh.

Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan khẩn trương nghiên cứu, tham mưu chính sách đặc thù hỗ trợ kinh phí cho các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông công lập trên địa bàn toàn tỉnh để thực hiện hợp đồng giáo viên, kịp thời khắc phục tình trạng thiếu giáo viên.

Trong đó, ưu tiên duy trì số lượng giáo viên hợp đồng hiện có, giáo viên có kinh nghiệm để bảo đảm chất lượng dạy học; đồng thời quản lý chặt chẽ số lượng giáo viên hợp đồng, không để xảy ra tình trạng hợp đồng nhiều giáo viên so với nhu cầu cần thiết.

Đồng thời, Thường trực Tỉnh ủy Quảng Bình cũng cho ý kiến cụ thể đối với 152 biên chế sự nghiệp giáo dục công lập năm học 2022-2023 tỉnh Quảng Bình và đề nghị Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan có phương án phân bổ biên chế cho các cơ sở giáo dục bảo đảm hợp lý.

Khẩn trương xây dựng kế hoạch, tổ chức tuyển dụng đối với giáo viên còn thiếu theo vị trí việc làm. Đối với các vị trí chưa tuyển dụng ngay được, nghiên cứu bổ sung thêm giáo viên hợp đồng.

Thường trực Tỉnh ủy yêu cầu Ban Cán sự Đảng UBND tỉnh lãnh đạo UBND tỉnh chỉ đạo Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Nội vụ và các địa phương tiếp tục phối hợp, rà soát, sắp xếp lại đội ngũ giáo viên của các cấp học; sử dụng biên chế hiện có, biên chế tăng thêm theo quy định để khắc phục tình trạng thừa, thiếu giáo viên cục bộ tại các cơ sở giáo dục trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố, sớm ổn định trong năm học mới.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Khởi tố Quang Linh Vlog, Hằng Du MụcKhởi tố Quang Linh Vlog, Hằng Du Mục
19:06:20 04/04/2025
Vụ tin đồn 'mẹ giết 2 con' gây xôn xao ở Quảng Nam: Người nhà nói gì?Vụ tin đồn 'mẹ giết 2 con' gây xôn xao ở Quảng Nam: Người nhà nói gì?
15:23:16 04/04/2025
Hoa hậu Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tốHoa hậu Thuỳ Tiên bị tạm hoãn xuất cảnh, Quang Linh Vlogs và Hằng Du mục bị khởi tố
19:35:55 04/04/2025
Toàn bộ phản hồi của Mẹ Bắp sau khi Phạm Thoại mời kiểm toán vào cuộcToàn bộ phản hồi của Mẹ Bắp sau khi Phạm Thoại mời kiểm toán vào cuộc
20:15:41 04/04/2025
Tang lễ bố ca sĩ Quốc Thiên: Tiến Luật - Binz và dàn sao đến viếng, Duy Khánh nói 1 câu gây xúc độngTang lễ bố ca sĩ Quốc Thiên: Tiến Luật - Binz và dàn sao đến viếng, Duy Khánh nói 1 câu gây xúc động
18:35:24 04/04/2025
Gia đình Kim Sae Ron đối mặt với án tù và khoản tiền phạt 3600 tỷ vì Kim Soo Hyun?Gia đình Kim Sae Ron đối mặt với án tù và khoản tiền phạt 3600 tỷ vì Kim Soo Hyun?
20:15:06 04/04/2025
Một lon Coca-Cola do du khách để lại có thể xoá sổ cả một bộ lạcMột lon Coca-Cola do du khách để lại có thể xoá sổ cả một bộ lạc
16:26:46 04/04/2025
Clip cận cảnh sao nữ Vbiz chấn thương gãy chân ngay giữa sân pickleball, dàn sao Việt hốt hoảng tột độClip cận cảnh sao nữ Vbiz chấn thương gãy chân ngay giữa sân pickleball, dàn sao Việt hốt hoảng tột độ
16:59:17 04/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Kanye West bị vợ bỏ, liền có động thái xin người cũ quay trở lại

Kanye West bị vợ bỏ, liền có động thái xin người cũ quay trở lại

Sao âu mỹ

21:02:44 04/04/2025
Rapper 47 tuổi cũng thú nhận anh theo dõi vị trí của vợ qua một ứng dụng: Tôi đang theo dõi cô ấy qua ứng dụng/ Tôi đang theo dõi cô ấy khắp thành phố/ Cô ấy nhảy lên xe và trốn chạy/ Cô ấy không hiểu .
Nhìn lại 4 tháng xáo trộn trên chính trường Hàn Quốc

Nhìn lại 4 tháng xáo trộn trên chính trường Hàn Quốc

Thế giới

21:00:38 04/04/2025
Chính trường Hàn Quốc đã trải qua những tháng xáo trộn kể từ khi Tổng thống Yoon Suk Yeol tuyên bố lệnh thiết quân luật ngắn ngủi đêm 3.12.2024, và ông bị phế truất vào sáng nay 4.4.
Nghe người yêu thông báo có bầu, tôi lỡ lời đùa một câu nhưng cô ấy lại bật khóc xin tha thứ

Nghe người yêu thông báo có bầu, tôi lỡ lời đùa một câu nhưng cô ấy lại bật khóc xin tha thứ

Góc tâm tình

20:46:15 04/04/2025
Cả đêm hôm qua, tôi không thể nào chợp mắt nổi. Tôi biết Linh đã bị lừa nên không giận cô ấy. Tôi và Linh yêu nhau được gần một năm rồi. Trong mắt tôi, Linh là một cô gái hiền lành và ít nói.
Thái Hoà đóng phim Địa đạo: Sợ hãi khi bắn súng thật, tức vì bị cắt cảnh quay

Thái Hoà đóng phim Địa đạo: Sợ hãi khi bắn súng thật, tức vì bị cắt cảnh quay

Hậu trường phim

20:43:23 04/04/2025
Tập luyện bắn súng thật cho vai diễn trong Địa đạo khiến Thái Hoà sợ, phải xin tạm dừng sau vỏn vẹn ba phát đạn vì cảm thấy khủng khiếp hơn anh tưởng.
Lừa chơi đánh bài để cướp tài sản, 11 bị cáo lĩnh án

Lừa chơi đánh bài để cướp tài sản, 11 bị cáo lĩnh án

Pháp luật

20:37:00 04/04/2025
Chiều 4/4, TAND tỉnh Sóc Trăng mở phiên toà xét xử sơ thẩm và tuyên phạt 11 bị cáo tổng cộng trên 104 năm tù về tội cướp tài sản.
Sao nữ tiền tiêu đến kiếp sau không hết tuyên bố hiến toàn bộ tài sản làm từ thiện

Sao nữ tiền tiêu đến kiếp sau không hết tuyên bố hiến toàn bộ tài sản làm từ thiện

Sao châu á

20:36:18 04/04/2025
Mới đây, nữ diễn viên gạo cội Trần Hỉ Liên gây bất ngờ khi nhận lời phỏng vấn của đài TVB, lộ diện trước công chúng sau nhiều năm ở ẩn.
Cá mập dài 2m "lạc" vào bể bơi, du khách hốt hoảng di tản

Cá mập dài 2m "lạc" vào bể bơi, du khách hốt hoảng di tản

Netizen

20:28:19 04/04/2025
Sự việc hy hữu xảy ra khi cá mập mắc kẹt trong bể bơi biển tại Port Douglas (Australia), khiến nhiều người phải di tản.
Trong 15 ngày tới (7/4 - 21/4), 3 con giáp tiền bạc đề huề, vàng cân thành ký, kim cương tính bằng lon, trở mình giàu có

Trong 15 ngày tới (7/4 - 21/4), 3 con giáp tiền bạc đề huề, vàng cân thành ký, kim cương tính bằng lon, trở mình giàu có

Trắc nghiệm

20:25:34 04/04/2025
Tham khảo ngay bài viết dưới đây để biết 3 con giáp tiền bạc đề huề, vàng cân thành ký, kim cương tính bằng lon, trở mình giàu có, Phú Quý Vinh Hoa trong 15 ngày tới (7/4 - 21/4) nhé!
6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

6 trận động đất liên tiếp xảy ra ở Kon Tum

Tin nổi bật

20:19:49 04/04/2025
Thời gian gần đây, hiện tượng động đất xảy ra tại Kon Tum với tần suất ngày càng nhiều. Riêng hôm nay, có 6 trận động đất xảy ra liên tiếp trong khoảng 1 giờ đồng hồ.
Hai quý tử nhà Beckham "không thèm nói chuyện với nhau" chỉ vì một cô gái?

Hai quý tử nhà Beckham "không thèm nói chuyện với nhau" chỉ vì một cô gái?

Sao thể thao

18:58:32 04/04/2025
Tờ Page Six cho hay hai anh em Brooklyn và Romeo của nhà Beckham đã không còn nói chuyện với nhau. Một nguồn tin thân cận của gia đình cho biết nguyên nhân mâu thuẫn xuất phát từ việc Romeo hẹn hò cùng cô nàng Kim Turnbull,
Lý Nhã Kỳ quyến rũ hút mắt khi xuất hiện tại sự kiện thời trang

Lý Nhã Kỳ quyến rũ hút mắt khi xuất hiện tại sự kiện thời trang

Phong cách sao

18:44:16 04/04/2025
Điểm nhấn đặc biệt trong diện mạo của Lý Nhã Kỳ chính là bộ trang sức kim cương. Bộ trang sức xa xỉ này đã góp phần tôn lên vẻ đẹp quý phái và sang trọng của Lý Nhã Kỳ.