Tảo biển có tác dụng gì?
Tảo biển được xem là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao và được nhiều người ưa chuộng.
Vậy tảo biển những thành phần dinh dưỡng nào và nó có tác dụng gì với sức khỏe? Bài viết dưới dây sẽ giúp độc giả biết rõ hơn về loại thực phẩm đặc biệt này.
Các chất dinh dưỡng có trong tảo biển
Tảo biển chứa nhiều loại axit amin thiết yếu, protein, đường, carotenoid, vitamin và khoáng chất (như iốt, kali, magie, sắt, selen, v.v.), nhưng hàm lượng chất béo cực thấp (khoảng 0,2 ~ 2%), có tác dụng dược lý đặc biệt như hạ sốt, kháng viêm, kháng khuẩn, chống ung thư, ngăn ngừa huyết khối, lợi tiểu,…
Tảo biển giàu iốt: Người Trung Quốc thường biết rằng bệnh tuyến giáp do thiếu iốt có thể được điều trị bằng tảo biển bởi bên trong tảo biển rất giàu iốt. Nhật Bản sử dụng tảo biển hàng ngày trong bữa ăn.
Tảo biển chứa khoảng 40 đến 70% đường. Những loại đường này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn chứa fucoidin, là một loại chất nhầy chỉ có ở trong tảo biển, chất này không có ở trong bất kỳ một loại rau nào trên đất liền. Trong tảo biển có chất Fucoidan có hoạt tính của heparin, có thể ngăn ngừa sự xuất hiện phản ứng ngưng kết hồng cầu ở động vật, ngăn ngừa huyết khối và tăng huyết áp do tăng độ nhớt của máu, và rất có lợi cho bệnh nhân tăng huyết áp. Nó cũng có tác dụng tăng cường miễn dịch cho cơ thể.
Về mặt y học, sau khi nghiên cứu người ta thấy rằng nhiều hoạt chất của tảo đã được chứng minh là có tác dụng kháng khuẩn và kháng virus, như tảo Dictyota có tác dụng chống viêm, tảo Laurencia và Pinus Rhodomela) có hoạt tính kháng khuẩn.
Tảo biển là loại thực phẩm quý có tác dụng tốt với sức khỏe.
Công dụng của tảo biển
Bảo vệ độ đàn hồi của mạch máu: Tảo biển chứa một lượng lớn iốt, có thể làm giảm đáng kể hàm lượng cholesterol trong máu. Sử dụng thường xuyên có lợi cho việc duy trì chức năng của hệ tim mạch và làm cho mạch máu đàn hồi tốt hơn.
Video đang HOT
Làm đẹp da: Tảo biển rất giàu methionine và Cystine, ngoài ra còn có tác dụng ngăn ngừa tình trạng khô da. Sử dụng thường xuyên sẽ giúp da sáng bóng hơn, đặc biệt đối với da khô, nó còn có thể cải thiện khả năng tiết dầu của da nhờn.
Ngoài ra trong tảo biển rất giàu vitamin, có thể duy trì sự phát triển lành mạnh của mô biểu mô và làm giảm các đốm sắc tố.
Hạ huyết áp: Tảo biển có chứa fucoid. Các chuyên gia đã phát hiện ra rằng Fucoidan có tác dụng hạ huyết áp đáng kể.
Hạ lipid máu: Tảo biển có tác dụng làm giảm lipid máu và đông máu một cách hiệu quả, chống lại sự kết tập tiểu cầu, cải thiện các chỉ số lưu biến của máu và tăng nồng độ lipoprotein mật độ cao trong máu. Nó có vai trò ngăn ngừa bệnh tim mạch vành, và nhồi máu cơ tim, ngăn ngừa đột quỵ.
Sử dụng tảo biển hàng ngày sẽ làm giảm đáng kể tỷ lệ mắc bệnh đột quỵ. Tảo biển có chứa một lượng axit béo thiết yếu nhất định như axit linoleic và axit linolenic, trong đó có nhiều axit eicosapentaenoic. Axit eicosapentaenoic là một axit béo không bão hòa cao có thể ngăn ngừa huyết khối.
Bảo vệ tim: Ngoài polysaccharides và axit béo có tác dụng bảo vệ hệ tim mạch, tảo biển còn rất giàu selen. Các nhà khoa học Đức đã phát hiện ra rằng sự thiếu hụt selen trong cơ thể con người là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch. Từ một cuộc khảo sát bệnh nhân, họ phát hiện ra rằng những người mắc bệnh xơ cứng động mạch vành và nhồi máu cơ tim có lượng selen trong cơ thể ít hơn nhiều so với những người khỏe mạnh.
Điều trị táo bón: Tảo biển còn chứa một lượng lớn cellulose hòa tan trong nước, có tác dụng ngăn ngừa và điều trị táo bón, nhờ đó làm giảm sự tích tụ quá mức các chất có hại trong cơ thể con người. Tảo biển là một loại thực phẩm có tính kiềm. Thường xuyên tiêu thụ loại thực phẩm có tính kiềm có thể giúp cải thiện thể chất có tính axit của người hiện đại và tăng cường chức năng miễn dịch của cơ thể con người.
Bệnh cường giáp: Tảo biển chứa một lượng lớn iốt, có thể dùng để ngăn ngừa và điều trị bệnh cổ to do thiếu iốt. Nó cũng có thể ức chế quá trình chuyển hóa của bệnh cường giáp và thường được sử dụng trước khi phẫu thuật hiện nay.
Chống đông máu và cầm máu: Chất sulfonation, axit alginic có tác dụng chống đông máu, tương tự nhưng yếu hơn heparin. Bản thân axit alginic có thể ngăn ngừa rối loạn đông máu; canxi alginate được sử dụng làm băng phẫu thuật và có tác dụng cầm máu.
Có thể nói tảo biển là một quà quý từ biển khơi mang lại chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên việc sử dụng tảo biển thường xuyên có tốt không, có tác hại gì cho cơ thể không mời bạn đọc theo dõi tiếp phần 2 ở bài viết sau.
Bệnh đột quỵ, nhồi máu cơ tim ngày càng trẻ hóa
Hiện nay, đột quỵ, nhồi máu cơ tim ở người trẻ tuổi tại Việt Nam có xu hướng gia tăng. Đột quỵ là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Khoảng 200.000 người tử vong/năm vì bệnh tim mạch
Mới đây, thông tin người mẫu, diễn viên Đức Tiến đột ngột qua đời ở tuổi 44 do nhồi máu cơ tim khiến nhiều người không khỏi bàng hoàng, xót thương. Căn bệnh của diễn viên Đức Tiến mắc phải hiện đang rất phổ biến và có xu hướng trẻ hóa tại Việt Nam.
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) ước tính mỗi năm toàn cầu có 17,5 triệu người tử vong do các bệnh tim mạch. Trong đó, nhồi máu cơ tim là cấp cứu khẩn, nếu không điều trị kịp thời, nguy cơ tử vong là 50%.
Tại Việt Nam, mỗi năm khoảng 200.000 người tử vong vì bệnh tim mạch, chiếm 33% tổng số ca tử vong. Tỷ lệ này gấp đôi số người qua đời vì bệnh ung thư, và đây cũng là bệnh lý gây tử vong nhiều nhất hiện nay.
PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai khám cho bệnh nhân đột quỵ.
Trên thực tế, nhồi máu cơ tim và đột quỵ đều là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự ngưng lưu thông máu. Tuy nhiên, bệnh đột quỵ ảnh hưởng đến não, còn nhồi máu cơ tim ảnh hưởng đến tim.
Theo các chuyên gia y tế, nhồi máu cơ tim là một biến cố tim mạch cấp tính nguy hiểm, là hiện tượng một cục huyết khối đột ngột làm tắc động mạch vành (mạch máu nuôi xung quanh quả tim).
Đề cập đến vấn đề này, PGS.TS Nguyễn Sinh Hiền - Giám đốc Bệnh viện Tim Hà Nội, Chủ tịch Hội Tim mạch Hà Nội cho hay, nhồi máu cơ tim xảy ra khi đột ngột tắc một phần hoặc hoàn toàn một nhánh hoặc cả hai động mạch vành. Nếu nhẹ sẽ gây ra bệnh lý suy tim, tổn thương cơ tim, nếu nặng thì sẽ gây ra một cơn nhồi máu cơ tim cấp. Kết quả giải phẫu bệnh lý cũng cho thấy, có đến 50% bệnh nhân nhồi máu cơ tim đã tử vong trước khi đưa vào bệnh viện. Một số bệnh nhân vào viện cũng có thể có tỷ lệ tử vong lên rất cao.
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng - Viện trưởng Viện Tim mạch quốc gia, Bệnh viện Bạch Mai cho hay, nhóm bệnh nhân tăng huyết áp, đái tháo đường, từng bị tai biến mạch máu não hoặc có tiền căn nhồi máu cơ tim, tiền căn gia đình có người mắc bệnh động kinh có nguy cơ cao mắc bệnh lý về tim mạch.
Trong khi đó, đột quỵ xảy ra khi mạch máu đến não bị tắc nghẽn hoặc vỡ, gây hủy hoại các vùng não do thiếu máu oxy.
Mỗi năm, Việt Nam ghi nhận khoảng 200.000-225.000 ca đột quỵ, 50% trong số đó không thể qua khỏi. Hiện có khoảng 15% bệnh nhân đột quỵ trong độ tuổi từ 18-50. Đáng chú ý, tỷ lệ người trẻ dưới 40 tuổi mắc căn bệnh này, đang tăng trung bình 2% mỗi năm, trong đó số nam giới nhiều gấp 4 lần nữ.
Phòng tránh đột quỵ ở người trẻ
Lý giải nguyên nhân tỷ lệ đột quỵ đang có xu hướng trẻ hóa và gia tăng, PGS.TS Đào Xuân Cơ - Giám đốc Bệnh viện Bạch Mai cho rằng, nguyên nhân chủ yếu do lối sống sinh hoạt không lành mạnh, trong đó thói quen về sinh hoạt, ăn uống, ít vận động; thường xuyên sử dụng chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá, ma túy; thức khuya nhiều là những nguyên nhân gây tỷ lệ người trẻ đột quỵ tăng cao.
Chuyên gia y tế cũng cảnh báo, khi bị đột quỵ, bệnh nhân có thể có các dấu hiệu như đột ngột ngã quỵ, liệt nửa người, méo miệng, nuốt khó, nói khó, hôn mê... Đa số bệnh nhân đột quỵ sẽ bị xuất huyết não hoặc nhồi máu não khiến người bệnh hạn chế khả năng vận động, giao tiếp, thậm chí có thể nằm liệt giường. Bệnh đột quỵ rất nguy hiểm, gây tàn phế hoặc khiến bệnh nhân tử vong.
Bệnh nhân cấp cứu tại Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai.
Theo PGS.TS Mai Duy Tôn - Giám đốc Trung tâm Đột quỵ, Bệnh viện Bạch Mai, số bệnh nhân đột quỵ vào Trung tâm tăng qua các năm. Năm 2023, các bác sĩ tiếp nhận 13.228 người, tăng hơn 2.000 ca so với năm trước đó, khoảng 8% là người trẻ. Khoảng 20% bệnh nhân đến viện sớm trong "thời gian vàng", tăng so với trước nhưng vẫn rất thấp so với thế giới.
Theo các chuyên gia y tế, có 2 dạng đột quỵ. Đó là đột quỵ do thiếu máu cục bộ, trong đó dòng máu và oxy bị gián đoạn gây tổn thương mô não. Nhóm này chiếm khoảng 85% số ca đột quỵ trong tổng số ca đột quỵ và 60% số ca đột quỵ gặp ở bệnh nhân dưới 50 tuổi.
Đột quỵ xuất huyết, máu rò rỉ ra khỏi mạch máu vào hoặc xung quanh não gây tổn thương mô não bên dưới (do tăng huyết áp, dị dạng mạch máu não) chiếm khoảng 15% tổng số ca đột quỵ, nhưng chiếm 40% số ca đột quỵ ở bệnh nhân dưới 50 tuổi.
Hầu hết đột quỵ ở người trẻ liên quan đến yếu tố nguy cơ, như tăng huyết áp, rối loạn chuyển hóa, bệnh lý tim mạch, lối sống không lành mạnh. Đột quỵ ở người trẻ còn do những bất thường bẩm sinh như dị dạng mạch máu não vốn có từ bé, đến thời điểm phình mạch đủ lớn gây ra vỡ.
Do đó, chuyên gia y tế khuyến cáo, để bảo vệ sức khỏe tim mạch nói chung và phát hiện sớm dấu hiệu của nhồi máu cơ tim và đột quỵ ở người trẻ, mỗi người cần có chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế ăn mỡ, da động vật, gan, thức ăn nhanh. Tích cực tập luyện thể thao, hạn chế bia rượu và các chất kích thích. Đặc biệt, người trẻ không nên chủ quan nghĩ rằng bệnh chỉ xảy ra ở người lớn tuổi, bỏ qua các dấu hiệu cảnh báo. Người bệnh cần thăm khám sức khỏe định kỳ ít nhất 6 tháng/lần, chủ động phòng tránh nguy cơ bệnh.
Tự ý ngừng thuốc điều trị, bé trai 5 tuổi nguy kịch vì huyết khối toàn bộ tĩnh mạch Mới đây, Bệnh viện Nhi Trung ương đã cứu sống thành công một bé trai 5 tuổi nguy kịch tính mạng do biến chứng của hội chứng thận hư. Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhi. Ảnh: BVCC Bé T.A (5 tuổi, ở Nghệ An) mắc hội chứng thận hư kháng steroid, được điều trị tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ tháng...