Tạo áp lực cho con – đừng để giật mình hối tiếc

Theo dõi VGT trên

Khi không làm chủ được bản thân, quá mệt mỏi với những áp lực của gia đình và xã hội mà một số học sinh đã phải tìm tới sự trốn chạy tiêu cực. Mới đây, một câu chuyện thương tâm đã khiến nhiều ông bố, bà mẹ phải trăn trở về cách nuôi dạy con của mình.

Tạo áp lực cho con - đừng để giật mình hối tiếc - Hình 1

Nạn nhân của những ước mơ dang dở

Kết cục xót xa của một học sinh tại Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TPHCM) mấy ngày qua đã làm cho bao ông bố, bà mẹ phải giật mình suy ngẫm. Sáng 10/4 một nam sinh lớp 10 của Trường THPT Nguyễn Khuyến (quận Tân Bình, TPHCM) đã gieo mình từ mái tôn lầu 4 của lớp học xuống sân trường tự tử. Mặc dù một số thầy cô và bạn bè nhìn thấy em có ý định tìm đến cái chết cho bản thân mình, nhưng không thể nào ngăn cản được.

Trong lá thư tuyệt mệnh được gửi lại, em cho biết mình đã chịu nhiều áp lực trong học tập và không đáp ứng được kỳ vọng từ gia đình. Sự việc xảy ra khiến ai cũng bàng hoàng, thương xót. Tương lai của một cậu bé 16 tuổi đã vĩnh viễn bị đóng sập lại chỉ vì em không thể chịu đựng hơn được nữa những áp lực đến với mình.

Một phụ huynh trên mạng xã hội đã bày tỏ quan điểm: “Vì mong muốn con thành đạt mà nhiều phụ huynh đã tạo cho con những áp lực của bản thân. Họ không biết rằng điều mà họ mong muốn lại khiến những đứa trẻ phải gồng mình lên hàng ngày…

Cứ thế giờ ăn, giờ ngủ, giờ chơi của các con bị co hẹp lại, thay vào đó là những giờ học thêm ngoài các lớp học chính khóa. Bởi những người cha, người mẹ quan niệm rằng chỉ có học thật giỏi, thật tốt thì các con mới thi đỗ vào những trường danh tiếng để có tương lai xán lạn. Vì vậy, những đứa trẻ đáng thương cứ lùi lũi cố gắng theo những gì mà người lớn mong muốn còn bản thân các con liệu có hạnh phúc? Nhiều đứa trẻ trở thành nạn nhân của những ước mơ dang dở của bố mẹ chúng. Có lẽ đó là những điều bất hạnh nhất.”

Sau mỗi một vụ việc thương tâm xảy đến, có lẽ mọi người mới nghĩ hãy để cho con trẻ được sống và học tập theo những mong muốn thật sự của chúng. Điều quan trọng là cha mẹ cần trang bị cho các con niềm tin vào cuộc sống và nghị lực của chính bản thân mình.

Yêu thương con bằng sự hiểu biết của mình

Việc trẻ em trầm cảm và dẫn tới tự tử có rất nhiều vấn đề liên quan và không thể có một phương thức chung nào giải quyết được mọi vấn đề. Tuy nhiên, bố mẹ và những người thân phải quan tâm, để ý hàng ngày tới con mình mới giảm thiểu được những tác động đưa con tới những sự việc nghiêm trọng đáng tiếc.

Video đang HOT

Trong 20 năm làm việc ở báo Hoa học trò, nhà báo Thu Hà tại TPHCM đã nhận được khá nhiều bức thư cùng những tâm sự của các bạn học sinh. Vì vậy chị hiểu được những diễn biến tâm lý cùng những biến đổi trong quá trình trưởng thành của các bạn trẻ. Chị đã chia sẻ từ trải nghiệm của bản thân mình với các phụ huynh: Việc làm nhiều bài tập không giúp con học giỏi lên. Điều quan trọng hơn là tạo hứng thú học cho các con.

Theo chị, nếu con hứng thú học và bài học được chuyển tải một cách sinh động thì con chỉ cần một khoảng thời gian ngắn là đã lĩnh hội được kiến thức. Ở nhiều nước trên thế giới như Phần Lan, Canada hay Mỹ… trẻ con liên tục được tham gia các hoạt động học tập và tự các con khám phá, tự các con lên dự án để học tập. Với cách học như vậy trẻ rất thích thú. Điều mà các con nên được học đó là cảm xúc, là những kết nối, là cách giao tiếp, là các bộ môn nghệ thuật, thể thao…Như vậy có rất nhiều điều cần phải học chứ không phải chỉ có việc học thuộc lòng những kiến thức trong sách.

Chị Thu Hà cũng cho biết: Bố mẹ không nên đặt áp lực lên con cái. Việc trẻ con bị khủng hoảng, trầm cảm được phản ánh trên mạng xã hội cũng chỉ là một phần của tảng băng chìm. Đa số các nguyên nhân dẫn đến việc con bị trầm cảm là xuất phát từ người lớn. Tuy nhiên, cha mẹ thường không nhận ra việc mình cũng rất cần phải học, phải thay đổi để hiểu con và nuôi dạy con một cách hợp lý. Bố mẹ phải biết yêu thương con bằng sự hiểu biết của mình.

Thanh Xuân

Theo giaoducthoidai.vn

Khủng hoảng triết lý giáo dục khiến học sinh bị áp lực

Không định hình sản phẩm giáo dục là gì, bỏ qua sự thay đổi tâm sinh lý, nhà trường và phụ huynh đang ép trẻ học quá sức chịu đựng.

Trước việc nam sinh trường tư thục ở TP HCM tự tử vì áp lực học tập, bà Tô Thụy Diễm Quyên - Cố vấn giáo dục của Tập đoàn Microsoft - khẳng định đây là hồi chuông cảnh tỉnh cho phụ huynh và cả xã hội, bởi áp lực học tập của học sinh hiện ở mức đỉnh điểm.

Khủng hoảng triết lý giáo dục khiến học sinh bị áp lực - Hình 1

Phụ huynh TP HCM theo dõi lịch thi lớp 10. Ảnh: Mạnh Tùng.

Nhiều năm làm giáo dục ở các trường phổ thông, bà Quyên nói tư duy trọng bằng cấp, khoa bảng ăn sâu vào phụ huynh, kể cả người ở thế hệ sau này. Thêm nữa, xã hội vẫn trọng bằng cấp trong công việc, giao tiếp nên cha mẹ muốn con cái phải có học vị, ít nhất phải có bằng đại học.

Phụ huynh chịu áp lực từ chính tư duy của mình, từ xã hội và chuyển sang cho con. Họ sử dụng những phương pháp giáo dục cũ mà chính họ được tiếp nhận từ bé, áp đặt lên chúng.

"Có phụ huynh rất thoải mái với con nhưng không khéo. Thực ra chỉ cần khen thành tích học tập của con người khác trước mặt con cũng vô hình tạo áp lực cho các cháu. Hoặc, nhiều cha mẹ suy nghĩ đơn giản mình đi làm cực khổ, con cái chỉ việc ăn và học thôi nên không có cớ gì mà không giỏi", bà Quyên phân tích thêm.

Cũng theo bà Quyên, một nguyên nhân quan trọng tạo áp lực cho học sinh chính là nhà trường. Nhiều trường hiện nay như những người làm dịch vụ, phụ huynh cần gì họ đưa thứ nấy, đôi khi bất chấp cả phản khoa học giáo dục.

Các nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, bộ não người trưởng thành chỉ hoạt động hiệu quả khi làm việc từ 90 đến 120 phút liên tục, sau đó cần nghỉ ngơi. Do đó, mỗi tiết học ở lớp chỉ là 45 phút và mỗi ngày, học sinh học không quá 8 tiếng.

"Hiện, phần lớn học sinh cấp ba, nhất là những em nội trú học 12-15 tiếng mỗi ngày. Các hoạt động thể thao, ngoại khóa, vui chơi gần như hạn chế", bà Quyên nói và cho rằng đây là sự phản khoa học. "Nếu các trường này là bác sĩ thì họ là một bác sĩ tồi. Bởi bác sĩ tốt phải biết khám bệnh và khuyến cáo bệnh nhân chứ không phải là nhận đặt hàng của người khác rồi kê thuốc", bà ví von.

Nhìn một cách căn cơ, chuyên gia này khẳng định, cái gốc của áp lực học đường là nền giáo dục đang bị "khủng hoảng về triết lý giáo dục".

"Chúng ta đang định hình sản phẩm giáo dục của mình là gì, một học sinh khỏe mạnh tinh thần và thể lực, sáng tạo và năng động trong cuộc sống và công việc hay một người rất giỏi nhớ bài học, biết rất nhiều thứ trong sách vở nhưng èo uột về tinh thần, ứng xử?", bà đặt câu hỏi.

Theo bà Quyên, nếu tiếp tục duy trì cách thi cử, đánh giá học sinh bằng các bài thi nặng nề và các con số như hiện nay sẽ không đỡ được gánh nặng học tập trên vai trẻ.

Nhà giáo Nguyễn Văn Ngai, nguyên Phó giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo TP HCM cho rằng trọng thành tích trong học tập là tâm lý của nhiều gia đình Việt từ xưa đến nay. Mong muốn này là chính đáng nhưng cách để đạt được nó ở mỗi gia đình đang có nhiều sai lầm.

Về phía cha mẹ, họ chưa thực sự thấu hiểu con cái mong muốn gì, có năng lực và sở thích gì. Mỗi đứa trẻ đều giỏi về một lĩnh vực mà nếu người lớn biết khơi gợi, định hướng thì chúng sẽ thành công. Song, với áp lực cuộc sống, quỹ thời gian của phụ huynh quá ít nên họ không gần gũi, quan tâm con.

Về phía trường học, ông Ngai cho rằng đó là những tổ chức nên nội quy nghiêm ngặt là cần thiết để duy trì kỷ luật, kỷ cương song nghiêm khắc khác với hà khắc.

"Học sinh hiện có tâm, sinh lý khác hẳn với thế hệ trước, các cháu dậy thì sớm hơn, có nhiều mối quan tâm hơn bởi cuộc sống nhiều tiện nghi. Ngoài việc học, chúng muốn được lên mạng, giải trí hoặc cả tình cảm nam nữ thời học trò. Thầy cô có lắng nghe những mong muốn này chưa?", ông Ngai phân tích và cho rằng nếu trường duy trì "kỷ luật thép" mà bỏ qua nguyện vọng chính đáng của trò sẽ rất nguy hại.

Do đó, theo nhà giáo này, cả cha mẹ và phụ huynh cần nhìn lại mình để hiểu được con trẻ muốn gì. "Dĩ nhiên, nói thì dễ nhưng làm thì rất khó. Mỗi người lớn nên đặt vị trí của mình là trẻ với bối cảnh cuộc sống hiện đại để điều chỉnh cách quản lý, dạy dỗ cho phù hợp", ông nhắn nhủ.

Khủng hoảng triết lý giáo dục khiến học sinh bị áp lực - Hình 2

Học sinh TP HCM căng thẳng trong một kỳ thi. Ảnh: Quỳnh Trần.

Một số giáo viên làm tham vấn tâm lý trường THPT tại TP HCM cho biết, hiện rất nhiều học sinh rơi vào tình trạng căng thẳng, thậm chí trầm cảm bởi áp lực học hành quá lớn. Nhiều em thiếu sự quan tâm từ cha mẹ, nhiều phụ huynh có cách quản lý hà khắc, áp đặt.

"Mỗi ngày có chừng 1-2 em lên gặp tôi chỉ để chia sẻ áp lực học rồi xin lời khuyên để giải tỏa. Học sinh bảo ở nhà rất khó nói với cha mẹ, nhưng nói với người ngoài thì dễ hơn. Mỗi lần như vậy chúng tôi có gắng lắng nghe và khuyên nhủ", một nữ giáo viên chia sẻ.

Mạnh Tùng

Theo vnexpress.net

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Bán hơn 135.000 hộp kẹo Kera, công ty Quang Linh Vlogs thu bao nhiêu tiền?Bán hơn 135.000 hộp kẹo Kera, công ty Quang Linh Vlogs thu bao nhiêu tiền?
19:52:47 05/04/2025
Lan truyền bức ảnh Thuỳ Tiên khóc lóc vật vã ngay sau thông tin bị cấm xuất cảnhLan truyền bức ảnh Thuỳ Tiên khóc lóc vật vã ngay sau thông tin bị cấm xuất cảnh
22:51:02 05/04/2025
Trộm thẻ ATM, dò đúng mật khẩu rút được hàng chục triệu đồngTrộm thẻ ATM, dò đúng mật khẩu rút được hàng chục triệu đồng
21:08:20 05/04/2025
Nam danh ca ở nhà mặt tiền 1000 tỷ tại TP.HCM: "Mỗi lần đi hát về nhà, tôi hay khóc và thắp nhang"Nam danh ca ở nhà mặt tiền 1000 tỷ tại TP.HCM: "Mỗi lần đi hát về nhà, tôi hay khóc và thắp nhang"
21:09:16 05/04/2025
Con trai Tổng thống Trump tiết lộ bí quyết chiến thắng trong đàm phán thuếCon trai Tổng thống Trump tiết lộ bí quyết chiến thắng trong đàm phán thuế
19:20:42 05/04/2025
4 ngôi sao đột ngột "bốc hơi" khỏi showbiz chỉ trong 3 tháng, chuyện gì đang xảy ra?4 ngôi sao đột ngột "bốc hơi" khỏi showbiz chỉ trong 3 tháng, chuyện gì đang xảy ra?
18:45:41 05/04/2025
Nhân vật bị réo tên không ngừng sau khi Hoa hậu Thùy Tiên bị xử phạtNhân vật bị réo tên không ngừng sau khi Hoa hậu Thùy Tiên bị xử phạt
22:13:54 05/04/2025
Sau ly hôn tưởng chu cấp tiền là đủ, tôi xót xa ngày gặp lại con gáiSau ly hôn tưởng chu cấp tiền là đủ, tôi xót xa ngày gặp lại con gái
20:57:18 05/04/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ bật khóc trước hàng trăm người, nhan sắc thật qua "cam thường" gây sốc

Triệu Lệ Dĩnh bất ngờ bật khóc trước hàng trăm người, nhan sắc thật qua "cam thường" gây sốc

Hậu trường phim

22:58:11 05/04/2025
Phim điện ảnh Hoa Hướng Dương, do Phùng Tiểu Cương đạo diễn và Triệu Lệ Dĩnh đóng chính, ra rạp ngày đầu và thu về hơn 31 triệu NDT doanh thu phòng vé.
Nguyễn Xuân Son tập luyện trên sân cỏ trở lại

Nguyễn Xuân Son tập luyện trên sân cỏ trở lại

Sao thể thao

22:53:03 05/04/2025
Nguyễn Xuân Son bắt đầu tập luyện trở lại cùng CLB Nam Định, làm quen với trạng thái vận động ngoài sân cỏ thay vì chỉ ở phòng gym.
Cuộc đời chìm nổi của 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn'

Cuộc đời chìm nổi của 'Tứ đại mỹ nhân Sài Gòn'

Sao việt

22:35:48 05/04/2025
Thẩm Thúy Hằng, Kiều Chinh, Kim Cương và Thanh Nga là tứ đại mỹ nhân Sài Gòn nổi tiếng của thập niên 60-70, song cuộc đời họ nhiều ngã rẽ khác nhau.
Xử lý người đàn ông bịa đặt "công an thu tiền của con bạc rồi thả về"

Xử lý người đàn ông bịa đặt "công an thu tiền của con bạc rồi thả về"

Pháp luật

22:22:23 05/04/2025
Người đàn ông 39 tuổi ở Nghệ An đăng thông tin không đúng sự thật liên quan nội dung công an xã bắt một vụ đánh bạc, nhằm tăng tương tác.
Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Cô giáo bị xe container tông tử vong trên đường đi dạy về

Tin nổi bật

22:22:15 05/04/2025
Chiều 5/4, Công an tỉnh Gia Lai đang phối hợp để khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông khiến một phụ nữ tử vong.
Bom tấn 'Nhiệm vụ: bất khả thi - Nghiệp báo cuối cùng' của Tom Cruise ra rạp

Bom tấn 'Nhiệm vụ: bất khả thi - Nghiệp báo cuối cùng' của Tom Cruise ra rạp

Phim âu mỹ

22:17:39 05/04/2025
Phần thứ 8 của loạt phim mang tên Nhiệm vụ: bất khả thi - Nghiệp báo cuối cùng ( Mission: Impossible - The Final Reckoning ) do siêu sao Tom Cruise đóng chính ấn định ngày ra mắt tại Việt Nam.
Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"

Tình cũ Jennie trở lại không chút bọt sóng, nhạc dở đến mức netizen phải công nhận "không flop mới lạ"

Nhạc quốc tế

21:13:49 05/04/2025
Mới đây, Kai đã tái xuất đường đua Kpop với MV Adult Swim, ca khúc mở đường nằm E.P Wait On Me sẽ được ra mắt vào ngày 21/4.
Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Chế độ ăn có ích nhất ở tuổi 40 giúp tuổi 70 lão hóa khỏe mạnh

Sức khỏe

21:11:25 05/04/2025
Một chế độ ăn uống lành mạnh trong thời kỳ trung niên có thể làm giảm tình trạng viêm và stress oxy hóa, vốn có liên quan đến huyết áp cao và bệnh tim mạch - những yếu tố nguy cơ chính gây suy giảm nhận thức.
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam

Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez sắp thăm Việt Nam

Thế giới

21:08:17 05/04/2025
Tây Ban Nha đã cam kết cho Việt Nam vốn vay ODA, viện trợ không hoàn lại hơn 1 tỷ USD thông qua chủ yếu 5 chương trình hợp tác tài chính trên một số lĩnh vực như cơ sở hạ tầng, phát triển bền vững, thúc đẩy bình đẳng giới, y tế, khoa họ...
Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng

Nghề rùng rợn, lóc xương rắn, lột xác chó nhà... bán hàng chục triệu đồng

Lạ vui

20:35:53 05/04/2025
Giữa vô vàn những nghề thủ công đòi hỏi sự tỉ mỉ và kiên nhẫn, nghề làm tiêu bản xương động vật là công việc đầy bí ẩn, có phần rùng rợn.
Cụ ông U80 không ngại 'lặn lội' 80km đến dỗ dành bạn gái quen trên mạng

Cụ ông U80 không ngại 'lặn lội' 80km đến dỗ dành bạn gái quen trên mạng

Netizen

20:30:29 05/04/2025
Sau 3 năm góa vợ, ông Vương (74 tuổi) ở TP Lạc Dương, tỉnh Hà Nam, nảy sinh tình cảm với một phụ nữ 70 tuổi quen trên mạng, song chuyện tình của họ không có cái kết viên mãn.