Tạo ảnh Tom Hanks giả bằng phần mềm và 100 USD
Bức ảnh Tom Hanks thu hút chú ý tại Hội nghị Black Hat ở Mỹ đầu tháng 8 không phải là ảnh thật mà được tạo ra từ AI.
Philip Tully, nhà khoa học dữ liệu tại công ty bảo mật FireEye, là tác giả của tấm hình Hanks giả. Mục đích của ông khi tạo ra trò lừa bịp này là để kiểm tra liệu phần mềm mã nguồn mở có thể tạo ra thông tin sai lệch hay không. Tully kết luận: “Những người không có nhiều kinh nghiệm cũng có thể sử dụng các mô hình học máy và tạo ra nhiều thứ với chúng”.
Hình ảnh Deepfake của diễn viên Tom Hanks. Ảnh: FireEye.
Khi phóng to bức ảnh, các chuyên gia phát hiện ra nhiều điểm chưa thật, như nếp gấp cổ và kết cấu da chưa tự nhiên trên khuôn mặt của Hanks. AI đã tái tạo chính xác các chi tiết quen thuộc trên khuôn mặt của nam diễn viên, như lông mày nhíu lại và đôi mắt xám xanh. Ở kích thước nhỏ như một hình đại diện trên mạng xã hội, hình ảnh do AI tạo ra dễ đánh lừa người dùng là hình thật.
Để tạo ra những hình ảnh này, Tully thu thập vài trăm hình ảnh của Hanks trên mạng và chi chưa đến 100 USD để điều chỉnh phần mềm mã nguồn mở cho gương mặt đã chọn. Tully cũng sử dụng phần mềm AI mã nguồn mở khác để bắt chước giọng nói của diễn viên từ ba clip trên YouTube nhưng kết quả không ấn tượng.
Bằng cách chứng minh một người có thể tạo ra các bức ảnh giả như thật với giá rẻ và cách làm dễ dàng, dự án của FireEye làm nhiều người lo ngại về nguy cơ lan truyền tin giả trên mạng nhờ AI. Kết hợp giữa deep learning (học sâu) và fake (giả mạo), deepfake cho phép người dùng tạo ra ảnh, giọng nói và video sinh động như thật nhờ vào dữ liệu có sẵn.
Hầu hết video deepfake tràn lan trên mạng đều có chất lượng thấp và được tạo ra chỉ nhằm mục đích giải chí hoặc nhạy cảm. Cho đến nay, hành vi sử dụng deepfake độc hại được ghi nhận phần lớn là để quấy rối phụ nữ. Tuy nhiên, các thành viên của Quốc hội Mỹ lo ngại rằng deepfake có thể bị sử dụng vào mục đích can thiệp chính trị.
Hiện nay rất nhiều nhóm nghiên cứu AI học thuật hay thương mại đều công khai những tiến bộ mới nhất của họ và biến nó thành mã nguồn mở. Thí nghiệm làm giả Tom Hanks của Tully đã tận dụng những phần mềm mở này và một kỹ thuật tên là fine-tuning để tinh chỉnh mô hình huấn luyện.
Một vài gương mặt được tạo ra từ trí tuệ nhân tạo của Nvidia.
Nhờ vào công cụ mở StyleGAN của Nvidia, Tully còn tạo ra một mô hình khuôn mặt trong vòng chưa đầy một ngày trên một bộ xử lý đồ họa đám mây. Đặc biệt, ông có thể sao chép giọng nói của Hanks trong vài phút chỉ bằng máy tính xách tay. Ba đoạn âm thanh 30 giây được tái tạo dựa vào dự án tổng hợp giọng nói của Google.
Video đang HOT
Theo Tully, khi cuộc cạnh tranh giữa các viện nghiên cứu AI ngày càng khốc liệt, những kết quả được họ công bố sẽ đem lại nhiều tác động tiêu cực hơn là tích cực cho xã hội.
Tim Hwang, thành viên tại Trung tâm An ninh và Công nghệ mới tại Georgetown, cho biết các thử nghiệm như của FireEye sẽ lại làm nóng lên cuộc tranh luận về nguy cơ gây ra bởi deepfake. Trong một báo cáo công bố tháng trước, Hwang đã nhận định hiện tại deepfake không đặt ra mối đe dọa nào, tuy nhiên, việc đầu tư nguồn vốn vào các biện pháp phòng ngừa nên được tính càng sớm càng tốt. Hwang đề xuất các viện nghiên cứu tạo ra một trung tâm phát hiện deepfake, trong đó chứa các sản phẩm được tạo ra nhờ nguồn mở. Một số công ty như Nvidia đã công bố công cụ giúp phát hiện deepfake được tổng hợp từ phần mềm của hãng.
Facebook gần đây cũng tạo ra một loạt video deepfake và treo giải 500.000 USD cho công cụ phát hiện deepfake nào hoạt động tốt nhất. Công cụ chiến thắng cũng chỉ phát hiện thành công 65% các video deepfake trong bộ sưu tập của Facebook.
Theo Lee Foster, quản lý nhóm phân tích hoạt động thông tin của FireEye cho biết, năm ngoái, công ty này đã vạch trần một chiến dịch lan truyền thông tin sai lệch nhằm mục đích ủng hộ Iran. Các chiến dịch này sử dụng các nhân vật giả mạo trên Twitter và Facebook, thậm chí còn lừa các chuyên gia về chính trị Trung Đông đưa ra các cuộc phỏng vấn tuyên truyền thông điệp của hoạt động.
Theo Foster, dựa vào thí nghiệm của Tully và kinh nghiệm của chính anh với nạn tin giả, anh nghĩ rằng những kẻ muốn lan truyền tin giả sẽ sớm chuyển sang dùng deepfake. Ảnh đại diện được lấy từ Internet là manh mối thường được các nhà điều tra dựa vào để phát hiện các nhân vật giả mạo. Foster nói: “Ngày nay tốc độ chúng ta tiếp nhận thông tin giống tốc độ chúng ta sống. Nếu bạn lướt Twitter quá nhanh, bạn sẽ không thể nào nhìn đủ kỹ các tấm hình đại diện”.
Chính quyền ông Trump đánh sập chuỗi cung ứng của Huawei như thế nào?
Chỉ với một nhóm nhỏ các công ty Mỹ kiểm soát ngành công nghiệp sản xuất chip toàn cầu, chính quyền Tổng thống Donald Trump có thể đánh sập hoàn toàn chuỗi cung ứng phục vụ Huawei.
Ngày 17/8, Bộ Thương mại Mỹ ra lệnh cấm Huawei Technologies mua chip và các thành phần điện tử khác được phát triển hoặc sản xuất dựa trên công nghệ hoặc phần mềm Mỹ. Lệnh cấm này là phần mở rộng của điều luật được chính quyền Washington công bố hồi tháng 5.
Trước đó, các chuyên gia pháp lý đặt vấn đề Huawei có thể "lách luật". Ví dụ, các công ty Mỹ có thể bán chip cho bên thứ ba, và bên thứ ba đó cung cấp hàng cho Huawei. Tuy nhiên, lệnh cấm của Bộ Thương mại Mỹ đã xóa bỏ "lỗ hổng" này.
Huawei đối mặt với cửa tử bởi mọi công ty công nghệ quốc tế, từ Qualcomm cho đến Samsung và Sony, đều sử dụng phần mềm, bản quyền sở hữu trí tuệ, công cụ thiết kế chíp và nguyên vật liệu của Mỹ. Nikkei Asian Review dẫn lời chuyên gia Geoff Blaber, Phó chủ tịch hãng nghiên cứu thị trường CCS Insight nhận định Huawei không còn cửa nào để mua chip.
"Bản chất của ngành công nghiệp bán dẫn là có tính chất toàn cầu, nhưng nền tảng lại là Thung lũng Silicon ở nước Mỹ. Huawei khó có thể tìm được đường vòng nào để mua chip", chuyên gia Blaber nhấn mạnh.
Các công ty Mỹ thống trị ngành thiết kế và sản xuất chip toàn cầu.
Nền tảng ở Thung lũng Silicon
Các công ty hàng đầu trong lĩnh vực thiết kế chip đều là doanh nghiệp Mỹ. Có thể kể đến như Cadence Design Systems, Synopsys và Ansys. Mentor Graphics - nhà cung cấp công cụ thiết kế chip lớn thứ ba thế giới - Siemens (Đức) mua lại hồi năm 2016, nhưng vẫn duy trì hoạt động tại Mỹ.
Bốn công ty này kiểm soát xấp xỉ 90% thị trường công cụ thiết kế chip toàn cầu. Hơn nữa, các doanh nghiệp này sở hữu phần lớn bản quyền trí tuệ về thiết kế chip, do đó không thể thay thế.
Các công đoạn sản xuất chip rất phức tạp và hiện chỉ có Cadence và Synopsys đủ khả năng cung cấp các giải pháp đầu cuối phục vụ hoạt động sản xuất chip tiên tiến. Huawei vẫn sử dụng các phiên bản công cụ thiết kế chip cũ. Nếu không có hỗ trợ của các công ty Mỹ, đại gia công nghệ Trung Quốc sẽ tốn rất nhiều thời gian và công sức hơn để xử lý các vấn đề kỹ thuật phát sinh.
Arm Ltd - hãng thiết kế chip Anh - cung cấp thiết kế nền tảng của hơn 90% chip điện thoại di động trên thế giới. Mặc dù có trụ sở chính tại Cambridge, Arm lập trung tâm nghiên cứu và phát triển ở Mỹ. Do đó, Arm cũng phải tuân theo các quy tắc xuất khẩu của Mỹ.
"Rất nhiều bản quyền sở hữu trí tuệ (IP) của Arm xuất phát từ văn phòng ở Mỹ. Hãng cũng dùng công cụ thiết kế chip của các công ty Mỹ như Cadence", chuyên gia Blaber giải thích.
Huawei đang đối mặt với tương lai ảm đạm khi bị cắt mất nguồn cung chip.
Mọi công ty sản xuất chip trên thế giới, bất kể quốc tịch, đều dựa vào công cụ và bản quyền sở hữu trí tuệ của nhóm doanh nghiệp trên. Từ Apple, Huawei, Sony, Samsung, SK Hynix, Kioxia, NXP, Qualcomm đến Nvidia, MediaTek, Broadcom và STMicroelectronics, hoàn toàn không có ngoại lệ n nào cả.
Sau khi Bộ Thương mại Mỹ công bố quy định mới, các công ty sẽ phải xin giấy phép từ chính quyền Washington để bán chip cho Huawei.
Thiết kế phần mềm chỉ là một lĩnh vực trong chuỗi cung ứng chip, nơi các công ty Mỹ kiểm soát hoàn toàn. Giống như thiết kế, hoạt động sản xuất chip cũng dựa chủ yếu vào các thiết bị sản xuất và thử nghiệp của Mỹ.
Các công ty Mỹ - Applied Materials, Lam Research và KLA-Tencor - cùng ASML của châu Âu và Tokyo Electron (Nhật Bản) thống trị hoạt động sản xuất bán dẫn tiên tiến. ASML có trụ sở ở Hà Lan, nhưng máy móc của hãng sử dụng công nghệ Mỹ và một số thành phần quan trọng trong máy sản xuất chip được chế tạo ở Mỹ.
Huawei không có đường thoát
Năm ngoái, ASML buộc phải hoãn giao công cụ in thạch bản cho Semiconductor International Manufacturing Co, nhà sản xuất chip hàng đầu Trung Quốc. Tokyo Electron cũng dựa vào phụ tùng và công nghệ Mỹ để chế tạo máy sản xuất chip.
Mỹ đồng thời cũng là quốc gia dẫn đầu trong lĩnh vực khoa học vật liệu và hóa học. Các công ty Mỹ như Dow DuPont, 3M và Corning chiếm vị thế kiểm soát quy trình sản xuất chip và màn hình. Theo các chuyên gia pháp lý, phạm vi của luật mới vượt ra ngoài lĩnh vực bán dẫn, phủ cả mảng sản xuất các thành phần điện tử quan trọng khác như màn hình hiển thị. Phần lớn màn hình hiện nay sử dụng vật liệu Mỹ.
Chuyên gia Su Tze-yun thuộc Viện Quốc phòng và Nghiên cứu An ninh Đài Loan nhận định: "Trong những năm qua, các công ty châu Á vươn lên trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất chip, nhưng không kiểm soát các công cụ nền tảng và bản quyền sở hữu trí tuệ của ngành này". Ông cũng cho biết để đạt được trình độ công nghệ đó, doanh nghiệp và quốc gia cần đầu tư lâu dài, tích lũy kinh nghiệm và được khách hàng toàn cầu công nhận.
"Sau cùng, Mỹ vẫn nằm quyền kiểm soát các phần mềm nền tảng, khoa học vật liệu, hóa chất và kim loại, cũng như các thiết bị cơ bản trong sản xuất chip và linh kiện điện tử", ông Su nhấn mạnh. Các hãng như Taiwan Semiconductor Manufacturing (Đài Loan) và Samsung có thể sản xuất chip quy mô lớn, nhưng vẫn dựa vào công nghệ Mỹ.
Do đó, Huawei và các công ty Trung Quốc sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn chip thay thế. Chiến lược "rũ bỏ sự phụ thuộc vào Mỹ" của chuỗi cung ứng công nghệ Trung Quốc đối mặt cản trở quá lớn.
Mỹ kiểm soát gần như hoàn toàn ngành công nghiệp thiết kế và sản xuất chip.
Thời gian qua, Trung Quốc nỗ lực phát triển ngành chip nội địa và đạt được một số thành công nhất định. SMIC và Yangtze Memory Technologies được kỳ vọng sẽ thách thức Samsung và Micron. Tuy nhiên, các công ty này vẫn phụ thuộc nguồn cung thiết bị và vật liệu có yếu tố Mỹ.
Các doanh nghiệp khác của Trung Quốc như EDA Empyrean Software, Naura Technology Group và Advanced Micro-Fabrication Equipment Co bị đánh giá là kém xa đối thủ Mỹ về năng lực và quy mô.
Bắc Kinh đã rót hơn 340 tỷ NDT (9 tỷ USD) vào quỹ Big Fund để hiện thực hóa tham vọng sản xuất chip. Năm ngoái, nước này thành lập sàn giao dịch chứng khoán công nghệ Shanghai STAR, một phiên bản tương tự sàn Nasdaq của Mỹ.
Dù vậy, nhà phân tích Roger Sheng của Gartner cho rằng Mỹ vẫn chiếm vị thế thượng phong trong lĩnh vực này. "Ngay cả khi Trung Quốc đủ khả năng đầu tư nguồn vốn khổng lồ, nước này vẫn cần tiếp cận với nhiều yếu tố khác trong chuỗi cung ứng đang bị Mỹ kiểm soát".
Loạt thiết bị, phần mềm giúp phát hiện camera quay lén Xiaomi SMID hay CC308 là những sản phẩm có thể phát hiện camera quay lén trong phòng. Smoovie Multifunctional Infrared Detector (SMID) được Xiaomi giới thiệu vào đầu năm 2020. Sản phẩm có kiểu dáng nhỏ gọn như chìa khóa xe ôtô. Model này nặng chỉ 34 gram, người dùng có thể dễ dàng bỏ vào túi xách. Thiết bị dùng đèn hồng...