Tăng tuổi nghỉ hưu: Cần xem xét đặc thù nghề giáo
Tăng tuổi nghỉ hưu đã trở thành một “điểm nóng” trong nội dung Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi mà Bộ LĐ-TB&XH đưa ra để lấy ý kiến rộng rãi của toàn xã hội. Trong ngành Giáo dục, nội dung này đang dấy lên tâm tư, băn khoăn của đông đảo cán bộ, giáo viên.
Cần xét đến tính đặc thù trong công việc để xác định tuổi nghỉ hưu. Ảnh: Thế Đại
Sự hy sinh của người làm giáo dục
Từ khi Dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi được đưa ra để lấy ý kiến rộng rãi, Báo GD&TĐ đã đăng tải loạt bài viết về những nội dung của Dự thảo Bộ luật này. Đặc biệt là mối quan tâm của cán bộ ngành Giáo dục đối với nội dung về tăng tuổi nghỉ hưu, trong đó có những bài viết nhận được hàng chục nghìn like và ý kiến chia sẻ sâu sắc… Đáng chú ý, trong chuyên mục kết nối bài viết: Đề nghị không tăng tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên, dẫn ý kiến của cử tri tỉnh Hà Nam gửi Bộ GD&ĐT sau Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XIV, trong đó đề nghị không tăng tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên vì dạy học là lao động nghề nghiệp có tính chất đặc thù nên trên 55 tuổi đối với nữ và trên 60 tuổi đối với nam thì việc giảng dạy, thực hiện đổi mới gặp nhiều khó khăn, hiệu quả công việc không cao.
Bài viết có trên 51 nghìn lượt view, 24 nghìn lượt like, cùng rất nhiều chia sẻ tâm tư của giáo viên. Bình luận trên trang báo, nickname Vũ Ngọc xúc động chia sẻ: Tôi hoàn toàn đồng tình với các đề xuất trên. Bản thân tôi là giáo viên mầm non (MN), công việc vốn quá vất vả. Các cô sau tuổi 45 là trẻ nhỏ đã không còn thích nữa. Chúng luôn yêu cái đẹp, hồn nhiên, sáng tạo, thích nhảy nhót hát ca, thích những trò chơi vận động chạy nhảy… Nhưng các cô giáo MN đến sau tuổi 45 thì các khả năng trên không còn đủ để đáp ứng với yêu cầu của trẻ nữa… Tuổi 50 mắt mờ, sử dụng công nghệ cũng kém đi.
Còn nói ở vùng cao, vùng xa, việc đi xe máy tới trường hàng 50, 70 km, đường đi lối lại khó khăn hiểm trở, vì vậy sau tuổi 50 có lẽ là nỗi lo lắng chung cho tất cả các cô giáo vùng cao… “Ở trang này tôi không thể diễn tả hết sự khó khăn và nỗi vất vả của cô giáo MN vùng cao chúng tôi. Có lẽ chỉ có ai đã từng đặt chân tới vùng 3 bằng chính đôi chân đi bộ hoặc đi xe máy quấn xích trong mùa mưa thì mới thấu hiểu nổi sự hy sinh của các thầy cô nói chung và cô giáo MN nói riêng. Khó có thể tưởng tượng nổi nỗi vất vả của các thầy cô giáo vùng xa, vùng cao. Bởi vậy tôi thay mặt cho đồng nghiệp chúng tôi xin Quốc hội hãy xem xét về tuổi nghỉ hưu của giáo viên sao cho phù hợp”, cô Vũ Ngọc nói.
Ảnh minh họa
Khó cho giáo viên mầm non
Video đang HOT
Nickname có tên Minhcho rằng: Giáo viên MN là bậc học cần sự đổi mới, hoạt bát, linh hoạt trong tất cả các hoạt động, tuổi hưu tăng sẽ thật khó cho họ trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ. Đặc biệt, học sinh MN thích học với cô giáo trẻ nếu tăng tuổi hưu học sinh đến lớp sẽ không có “Cháu chào cô ạ!” mà sẽ thành “Cháu chào bà ạ”! Vì vậy Bộ LĐ-TB&XH nên xem xét lại việc tăng tuổi hưu cho phù hợp với đặc thù ngành, nghề.
Có cùng quan điểm về tuổi nghỉ hưu đối với giáo viên, nickname Linhquyenchia sẻ: Theo tôi tuổi nghỉ hưu tăng thì chỉ thích hợp với những cán bộ quản lý đứng chỉ đạo chứ giáo viên thì 50 tuổi đã khó có thể đáp ứng được với đổi mới ngày càng cao như hiện nay, nhất là giáo viên MN phải làm đủ thứ công việc như: Múa, hát, vẽ, vận động… và rất nhiều công việc không tên: Như lau chùi, dọn vệ sinh như công nhân vệ sinh, làm việc với cường độ cao từ 8 đến 12 giờ. Sao không tính tuổi hưu phù hợp với đặc thù nghề nghiệp? Đề nghị Quốc hội xem xét lại độ tuổi nghỉ hưu cho giáo viên MN…
Cùng trao đổi trên trang báo, nickname Cúc đồng ý với việc giữ tuổi nghỉ hưu cho giáo viên nhất là giáo viên tiểu học và MN vì hai cấp học này đòi hỏi phải nhanh nhẹn, nhạy bén mà tuổi 45 trở ra do đặc thù của nghề nghiệp độ nhạy bén không có, ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục trong khi đó lớp trẻ lao động vàng thì không có việc làm dễ gây ra các tệ nạn xã hội.
Kiến nghị về tuổi nghỉ hưu
Băn khoăn lớn nhất về đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu là chính sách không phân biệt các nhóm lao động, ngành nghề, công việc đặc thù. Việc “bỏ chung một giỏ” là dễ cho người làm chính sách nhưng sẽ có những tác động không tốt khi thực hiện chính sách.
Trao đổi về vấn đề này, ông Lê Đình Quảng – Phó Trưởng ban Quan hệ Lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam cho rằng, Luật Lao động hiện hành được áp dụng cho tất cả các đối tượng công chức, viên chức và người lao động. Thực tế cũng có một số quy định riêng cho người làm những công việc nặng nhọc, độc hại, lao động có trình độ cao, nhưng chưa nhiều. Vì vậy, khi hoạch định những chính sách này, nhóm lao động làm việc theo hợp đồng cần phân thành nhiều nhóm ngành nghề cụ thể hơn. Ví dụ như ngành Giáo viên MN mà vẫn quy định tuổi nghỉ hưu giống như các lao động khác, nếu điều chỉnh tăng tuổi nghỉ hưu của nhóm này đối với nam 62 và nữ 60 tuổi là không phù hợp.
Điểm chung các ý kiến của giáo viên cho thấy, số đông giáo viên giảng dạy các bậc học, đặc biệt là giáo viên MN hiện nay đều cho rằng: Nên giữ tuổi nghỉ hưu như cũ, vì thực chất 55 với nữ và 60 với nam như hiện nay khi về hưu tóc đã bạc trắng, sức khỏe cũng không còn nhiều. Đây cũng là những kiến nghị với Bộ GD&ĐT; Bộ LĐ-TB&XH xem xét trình Quốc hội trong thời gian sắp tới.
Anh Quang
Theo GDTĐ
Làm việc từ 8h30: "Đưa con đi học, chúng tôi lang thang đâu cho đến giờ làm?"
So sánh giờ học hiện tại của con với giờ làm việc theo đề xuất mới đây của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, phụ huynh là công chức, viên chức cho rằng có sự bất hợp lý.
Phản ứng đầu tiên của anh Nguyễn Tiến Nam (Quận Tân Bình, TP.HCM) khi biết về đề xuất đổi giờ làm là... phản đối.
"Nhà tôi có hai cháu, một học mầm non, một học tiểu học. Cháu học mầm non vào lớp lúc 7 rưỡi, cháu học tiểu học thì học từ 7h nên phải có mặt từ 6h45 ở trường. Trong khi đó, cả tôi và vợ đều vào làm từ 8h. Hiện nay, chúng tôi 5 rưỡi đã dậy chuẩn bị đồ ăn sáng cho các cháu, 6h đánh thức các cháu dậy, cho ăn uống rồi làm một "cua" đưa nhau đi học, đi làm. Chúng tôi chọn trường cho các cháu ngay gần chỗ làm để tiện đưa đón nên buổi sáng thường tới cơ quan khá sớm, trước giờ làm khoảng 20 phút. Nếu bây giờ chuyển giờ làm xuống 8h30 thì mỗi sáng chúng tôi chơi không gần một tiếng đồng hồ à?" - anh Nam phân tích.
Đổi giờ làm mà không đổi giờ học là bất hợp lý
Chưa kể, theo anh Nam, nếu thực hiện phương án đề xuất mới, giờ về của con cũng lệch cả tiếng so với giờ về của bố mẹ. Vì vậy, nếu trường tổ chức trông trẻ thì hàng tháng phụ huynh lại tốn một khoản phí trông ngoài giờ cho các cô. Còn nếu muốn đón đúng giờ thì chỉ có cách trốn việc đi đón con rồi đưa nhau về cơ quan làm tiếp cho tới hết giờ.
"Buổi sáng bố mẹ "lang thang", buổi chiều tới lượt các con vất vưởng" - anh Nam bình luận.
Chị Mai Hà Liên (Quận Phú Nhuận, TP.HCM) là phụ huynh của cả hai bé đang học lớp 6. Hiện nay, giờ học của các con chị bắt đầu từ 7h15, giờ về là 17h15. Còn giờ làm việc của công ty chị cũng bắt đầu từ 8h, giờ về là 17h.
"Giờ làm việc của tôi và giờ học của các con tôi hiện tại khá phù hợp. Sáng tôi cho hai cháu đến trường gần nhà rồi lên công ty hết khoảng nửa giờ, nên coi như đến sớm hơn giờ làm khoảng mươi mười lăm phút. Tới buổi chiều tôi về đến trường cũng chỉ muộn hơn giờ tan lớp của các cháu khoảng 15 phút, các cháu không phải chờ quá lâu".
Một điều bất tiện nhất nếu đổi giờ làm việc đối với chị Liên chính là thời điểm kết thúc.
"Nếu 17h30 mới hết giờ làm, đi nhanh, không kẹt xe cũng phải 18h tôi mới về tới trường học. Đón hai con về đến nhà mới bắt tay vào chuẩn bị bữa tối, nhanh lắm cũng phải gần 19h30 cả nhà mới được ăn. Sau đó các con còn phải chuẩn bị bài cho hôm sau rồi mới được nghỉ... Nói chung, thời gian nghỉ của các con và chúng tôi bị mất đi gần 1h so với hiện tại, không đủ để phục hồi sức khỏe hôm sau tiếp tục đi học, đi làm".
Tại TP.HCM, chủ trương học lệch giờ được chính quyền nghiên cứu từ năm 2001. Tháng 10/2007, TP.HCM đưa ra kế hoạch với 8 giải pháp cấp bách nhằm giảm tai nạn và ùn tắc giao thông. Trong đó, giải pháp đầu tiên và được xem là trọng tâm là bố trí lại giờ làm việc và học tập. Tới nay, phụ huynh và học sinh ở đây đã khá quen thuộc với khung giờ này.
"Tôi ủng hộ phương án đề xuất thứ hai của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, tức là cứ giữ nguyên như hiện nay, các địa phương tự quyết định tùy điều kiện vùng miền" - anh Hoàng Đình Mạnh (Quận , TP.HCM) đưa ý kiến.
Theo anh Mạnh, nếu chỉ với lý do mà Vụ Pháp chế (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội) đưa ra như để hội nhập vì nhiều cơ quan tổ chức nước ngoài ở Việt Nam đang làm việc từ 9h, hay đề xuất một giờ thống nhất là để liên thông từ trung ương tới địa phương, thuận lợi cho người dân đi giải quyết thủ tục hành chính là không thỏa đáng.
"Các vị cứ thử tính xem số phụ huynh hiện là công chức, viên chức là bao nhiêu thì sẽ thấy sự ảnh hưởng tới cuộc sống của một lượng lớn các gia đình tới mức độ nào, trong khi chắc chắn nhân sự làm việc ở các cơ quan, tổ chức nước nào ở Việt Nam chỉ chiếm tỉ lệ nhỏ. Còn để thuận tiện cho người dân đi giải quyết thủ tục hành chính cũng không hẳn, vì thông thường người dân vùng nào sẽ chủ yếu giải quyết ở vùng đó, không có quá nhiều trường hợp phải tới địa phương khác làm việc mà lo lệch giờ. Nếu cần, các cơ quan có thể bố trí một vài người tới trực sớm hoặc về muộn hơn cho phù hợp chứ không cần phải đổi giờ đồng loạt nhưu vậy" - anh Mạnh đề xuất.
Theo anh Mạnh, thực tế có thể có phương án đổi giờ làm thì phải đổi luôn giờ học để phù hợp. "Nhưng khi đó phải có những nghiên cứu khoa học đầy đủ về tác động đối với nhịp sinh học, sự phát triển của trẻ nhỏ với khung giờ hoạt động mới. Có đảm bảo cho sự phát triển thể chất, trí tuệ của các cháu thì hãy đổi".
Anh Mạnh cho rằng bất cứ đề xuất nào trước khi đưa ra lấy ý kiến cũng cần phải có những nghiên cứu thực tế, nghiêm túc, cân nhắc lợi ích từ nhiều phía để tránh những bàn luận không cần thiết.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đang lấy ý kiến về dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) với 2 phương án về thời gian làm việc của công chức, viên chức.
Phương án đầu tiên là bổ sung vào Bộ Luật này quy định: "Giao Chính phủ quy định thống nhất thời điểm bắt đầu và kết thúc thời gian làm việc của các cơ quan hành chính trên cả nước". Thời gian làm việc dự kiến từ 8h30 đến 17h30, nghỉ trưa 60 phút.
Phương án hai, giữ nguyên như hiện hành, thời gian làm việc không nêu trong Bộ luật Lao động mà được quy định tại các văn bản hành chính. Đối với các Bộ do Thủ tướng quyết định, các địa phương do Chủ tịch UBND tỉnh quyết định.
Ngân Anh
Theo vietnamnet
Cụ bà 99 tuổi sắp dự lễ tốt nghiệp đại học ở Mỹ Ngày 10/5, cụ Johnson sẽ dự lễ tốt nghiệp tại Đại học bang Winston-Salem trong trang phục áo, mũ cử nhân màu đỏ. Elizabeth Barker Johnson, 99 tuổi, là cựu chiến binh, giáo viên nghỉ hưu ở Bắc Carolina, Mỹ. Suốt cuộc đời, bà luôn nỗ lực học tập. Bà đã đến Winston-Salem để học trung học vì quê hương không có trường...