Tăng trưởng tín dụng chậm lại, lợi nhuận các ngân hàng có giảm?
Nhiều nhận định cho rằng, đầu ra tín dụng còn yếu trong khi mặt bằng lãi suất huy động cao hơn, bức tranh lợi nhuận quý 3/2019 của các ngân hàng sẽ khó bằng được như quý trước đó.
Khó giảm lãi suất
Ngày 16/9/2019, NHNN Việt Nam thông báo giảm đồng loạt 0,25% đối với lãi suất tái chiết khấu, tái cấp vốn, lãi suất cho vay qua đêm, lãi suất OMO và tín phiếu. Đây đều là lãi suất trong các giao dịch giữa Ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng thương mại, trong đó 2 lãi suất được sử dụng nhiều nhất trong nghiệp vụ thị trường mở là OMO và tín phiếu đã giảm lần lượt về mức 4,5%/năm và 2,5%/năm.
Trong bối cảnh thanh khoản trên liên ngân hàng rất dồi dào, Ngân hàng Nhà nước đã hút ròng tổng cộng 85.130 tỷ đồng trong tháng 9, nhưng lãi suất VND vẫn giảm liên tục, về mức 1,88%/năm với kỳ hạn qua đêm, thấp hơn cả lãi suất USD trên liên ngân hàng. Đây là lần đầu tiên sau 13 tháng, chênh lệch lãi suất qua đêm giữa VND và USD trên liên ngân hàng chuyển sang âm.
Dù lãi suất liên ngân hàng giảm nhưng lãi suất huy động thị trường 1 vẫn nhích tăng
Dù thanh khoản dư thừa trên liên ngân hàng nhưng vốn huy động từ kênh này chỉ đáp ứng các nhu cầu vốn ngắn hạn, không dùng để cấp tín dụng nên tính liên thông với thị trường 1 không cao. Hầu hết các ngân hàng thương mại vẫn giữ nguyên mức lãi suất huy động, thậm chí nhiều ngân hàng thương mại bao gồm cả một vài ngân hàng thương mại lớn vừa tăng lãi suất huy động các kỳ hạn dài từ 0,2 – 0,4%/năm.
Theo đó, lãi suất huy động trên thị trường 1 vẫn duy trì ở mức 4,3-5,5%/năm với kỳ hạn dưới 6 tháng, 5,5-7,5%/năm với kỳ hạn 6 đến dưới 12 tháng và 6,4-8,1%/năm với kỳ hạn 12-13 tháng.
Theo nhận định của các chuyên gia Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI), việc giảm lãi suất điều hành có thể giảm bớt áp lực thanh khoản trong giai đoạn cao điểm cuối năm, giúp lãi suât huy động và cho vay được giữ ổn định nhưng khả năng giảm lãi suất trong quý 4/2019 là khá thấp.
Lợi nhuận các ngân hàng có thể giảm
Theo thông tin từ Ngân hàng Nhà nước, tính đến ngày 24/9/2019, tổng dư nợ tín dụng tăng trưởng 8,64%, huy động vốn tăng 9,03% và tổng phương tiện thanh toán (M2) tăng 8,58%. Với những con số trên, dự tính tăng trưởng tín dụng 9 tháng 2019 cũng sẽ chỉ quanh mức 9% – là mức tăng trưởng thấp nhất so với cùng kỳ 4 năm gần đây. Theo tính toán, tổng giải ngân tín dụng toàn xã hội trong quý 3/2019 ước khoảng 120 nghìn tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 226 nghìn tỷ đồng trong quý 1 và 305 nghìn tỷ đồng trong quý 2.
Video đang HOT
Trái lại, huy động tăng trưởng khá tốt trong quý 3 sau 2 quý trước đó luôn tăng trưởng thấp hơn tín dụng và thấp hơn cùng kỳ 2018. CPI 9 tháng đầu năm 2019 tăng trưởng 2,5%, là mức thấp hơn khá nhiều so với các năm trước trong khi lãi suất huy động bình quân cao hơn, theo đó lãi suất thực dương tăng mạnh từ khoảng 3,4%/năm của năm 2018 lên 4,8% trong 9 tháng 2019, giúp kênh tiền gửi trở nên hấp dẫn.
“Đầu ra tín dụng còn yếu trong khi mặt bằng lãi suất huy động cao hơn, bức tranh lợi nhuận quý 3/2019 của các ngân hàng sẽ khó bằng được như quý trước đó” – Báo cáo thị trường tài chính tiền tệ mới nhất của SSI nhận định.
Nhìn xa hơn, các chuyên gia từ Công ty Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) cũng dự báo tăng trưởng lợi nhuận các ngân hàng 2019 sẽ thấp hơn so với năm trước, tuy nhiên vẫn ở mức tích cực.
Thu nhập lãi chậm lại và tỷ lệ thu nhập lãi thuần (NIM) tiếp tục cải thiện chọn lọc ở một số ngân hàng là một trong các yếu tố khiến kết quả kinh doanh của các ngân hàng thấp hơn.
Cùng với đó, chi phí dự phòng của các ngân hàng tiếp tục cao, đặc biệt ở các đơn vị còn dư nợ VAMC như BIDV, VietinBank, VPBank, TPBank, HDBank. Trừ VietinBank, các ngân hàng còn lại kỳ vọng tất toán hết nợ VAMC trong năm 2019. Mặt khác, 2 ngân hàng có nợ xấu hình thành tăng là TPBank từ 1,1% lên 1,5% và MBBank từ 1,1% lên 1,8%.
Ngoài ra, thu nhập ngoài lãi không thường xuyên (ký kết hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, thoái vốn…) không còn dồi dào cũng là ảnh hưởng đến lợi nhuận của ngân hàng, dù cơ cấu doanh thu bền vững.
Theo Anninhthudo.vn
Ngân hàng tăng tốc về đích
3/4 quãng đường năm tài chính 2019 đã đi qua, một số ngân hàng bắt đầu công bố kết quả kinh doanh sơ bộ, báo hiệu thêm một năm kinh doanh khả quan.
Ảnh minh họa.
Tháng 10 đến, thị trường bắt đầu đón nhận loạt công bố kết quả kinh doanh 9 tháng đầu năm của các doanh nghiệp nói chung và ngân hàng nói riêng.
Cho tới thời điểm hiện tại, tuy chưa công bố BCTC chính thức nhưng đã có một số ngân hàng công bố kết quả kinh doanh sơ bộ, với thông tin khá khả quan.
Trường hợp của Ngân hàng TMCP Ngoại thương - Vietcombank là một ví dụ.
Theo thông tin vừa được công bố, tổng huy động vốn của Vietcombank đến cuối tháng 9 đã đạt 998.247 tỷ đồng, tăng khoảng 12%, dư nợ tín dụng đạt 709.128 tỷ đồng, tăng 11,6% so với năm 2018.
Theo đó, so với chỉ tiêu tín dụng 15% được Ngân hàng Nhà nước giao, Vietcombank vẫn còn dư địa cho vay khá lớn cho 3 tháng cuối năm.
Kết thúc 9 tháng đầu năm, lợi nhuận trước thuế của ngân hàng mẹ đạt 17.250 tỷ đồng, tăng 51,9%; lợi nhuận hợp nhất đạt 17.592 tỷ đồng, tăng 50,6% so với cùng kỳ.
Với kết quả này, nhiều khả năng Vietcombank sẽ vượt xa kế hoạch lợi nhuận 20.500 tỷ đồng cho cả năm nay.
Như đã thể hiện, trong vài năm qua, Vietcombank luôn là dẫn đầu hệ thống về lợi nhuận, cùng với đó, chất lượng tài sản cũng luôn được đánh giá nằm trong top đầu.
Chốt quý III/2019, ước tính tỷ lệ dự phòng rủi ro bao nợ xấu của Vietcombank đã lên tới khoảng 190%, tức là nếu có 1 đồng nợ xấu thì họ đã sẵn sàng có tới 1,9 đồng để đối ứng và xóa sạch rủi ro nếu cần.
Tỷ lệ nợ xấu chốt quý của ngân hàng khoảng 1%, tiếp tục ở mức thấp thực chất sau khi đã tất toán sạch nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) từ ba năm trước.
Ngân hàng cũng cho biết, đã thu hồi nợ ngoại bảng đạt 2.862 tỷ đồng, hoàn thành 82% kế hoạch Hội đồng Quản trị giao năm 2019.
Trong khi đó, một ngân hàng khác là TPBank cũng vừa công bố kết quả kinh doanh khả quan với lợi nhuận trước thuế 9 tháng đạt 2.404 tỷ đồng, tăng gần 50% so với cùng kỳ và hoàn thành trên 75% kế hoạch mục tiêu lợi nhuận năm.
Trước đó, hồi đầu tháng 9, TPBank công bố đã trích lập đủ dự phòng và mua lại toàn bộ hơn 756 tỷ đồng danh mục trái phiếu VAMC trước thời hạn, qua đó, đưa số liệu nợ xấu về chỉ còn nợ nội bảng, ở mức 1,48% vào cuối quý III/2019.
Danh sách này trước đó mới chỉ có 5 thành viên bao gồm Vietcombank, Techcombank, MBbank, OCB và VIB.
Còn tại Sacombank, hầu hết các chỉ tiêu cũng đều tăng trưởng khá trong 9 tháng đầu năm với tổng tài sản đạt 450.200 tỷ đồng, tăng gần 11% so với đầu năm; huy động từ tổ chức kinh tế và dân cư đạt 408.882 tỷ đồng, tăng 14,4%; cho vay đạt 290.934 tỷ đồng, tăng 13%.
Kết thúc 9 tháng, Sacombank ghi nhận lợi nhuận trước thuế đạt 2.491 tỷ đồng, tăng tới 89,5% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh đó, chất lượng tài sản tiếp tục được cải thiện khi tỷ lệ nợ xấu tiếp tục giảm từ 2,11% xuống còn 1,96% nhờ tái cơ cấu danh mục cho vay, kiểm soát chặt chẽ và hạn chế cấp tín dụng đối với lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, đồng thời tăng cường các biện pháp kiểm soát rủi ro tín dụng.
Với Agribank, kết thúc 8 tháng năm 2019, ngân hàng ghi nhận lợi nhuận trước thuế 8.820 tỷ đồng, tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước.
Theo đó, so với mục tiêu đưa ra cả năm nay ở mức 10.000 tỷ đồng trước thuế thì đích đến của Agribank đang ở rất gần.
Như trên, hiện con số nhà băng công bố kết quả kinh doanh 9 tháng còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, với việc nhiều ngân hàng được nới room tín dụng do sớm áp dụng chuẩn II, đồng thời, tái cơ cấu danh mục cho vay, gia tăng chuyển dịch sang tín dụng bán lẻ sẽ giúp cải thiện đáng kể NIM.
Bên cạnh đó, việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu của nhiều ngân hàng trong thời gian gần đây để giảm sự phụ thuộc vào tín dụng cũng bắt đầu phát huy tác dụng và dự báo sẽ mang về khoản lãi không nhỏ.
Nhờ đó, nhiều ngân hàng được dự báo sẽ về đích vượt kế hoạch lợi nhuận năm đề ra.
TRẦN THÚY
Theo Bizlive.vn
Tăng trưởng tín dụng chậm lại có phải dấu hiệu đáng lo Tốc độ tăng trưởng tín dụng thấp hơn khá nhiều so với cùng kỳ năm ngoái, các tổ chức tín dụng cũng kỳ vọng tăng trưởng tín dụng thấp hơn mục tiêu Ngân hàng Nhà nước đặt ra, điều này dẫn đến lo ngại doanh nghiệp sẽ khó tiếp cận nguồn vốn trong những tháng cuối năm. Tăng trưởng tín dụng bị "hãm...