Tăng trưởng kinh tế Việt Nam có thể đạt 8% trong năm 2022
DNVN – Từ những phân tích về khó khăn, thách thức của nền kinh tế trong quý IV cũng như cập nhật tăng trưởng 9 tháng năm 2022, Tổng cục Thống kê đã sơ bộ cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế của cả năm 2022 là 7,5% và 8%.
Tại họp báo Công bố số liệu tình hình kinh tế – xã hội quý III và 9 tháng năm 2022, sáng 29/9 tại Hà Nội, bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, trong bối cảnh tình hình kinh tế, chính trị thế giới biến động khó lường, không thuận lợi, nhưng tình hình kinh tế – xã hội 9 tháng năm 2022 của nước ta đã đạt được kết quả tích cực ở hầu hết các lĩnh vực.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý III/2022 ước tính tăng khá cao ở mức 13,67% so với cùng kỳ năm trước. Từ đó kéo GDP 9 tháng năm 2022 tăng 8,83% so với cùng kỳ năm trước, là mức tăng cao nhất của 9 tháng trong giai đoạn 2011-2022.
Bà Nguyễn Thị Hương – Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê.
“Kết quả tăng trưởng quý III và 9 tháng cho thấy chúng ta đã “bật” trở lại với kết quả hết sức tích cực nhờ sự đồng lòng, quyết tâm và sự tin tưởng, ủng hộ của người dân, doanh nghiệp; đặc biệt là sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự chỉ đạo sát sao và linh hoạt của Chính phủ. Đây cũng là kết quả hết sức khả quan trong bối cảnh nền kinh tế thế giới biến động nhanh, khó lường”, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê đánh giá..
2 kịch bản tăng trưởng năm 2022
Video đang HOT
Dự báo về tăng trưởng kinh tế quý IV và cả năm 2022, ông Lê Trung Hiếu – Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê cho biết, Việt Nam còn đối mặt với những khó khăn, thách thức trong quý IV. Đó là biến động về giá xăng dầu, giá nguyên liệu đầu vào, thị trường thế giới chậm phục hồi, việc điều chỉnh chính sách của các nước cũng ảnh hưởng đến Việt Nam, đặc biệt là lĩnh vực xuất khẩu. Thêm vào đó, thu hút vốn FDI vào Việt Nam còn khó khăn.
Với những khó khăn, thách thức của nền kinh tế trong quý IV cũng như cập nhật tăng trưởng 9 tháng năm 2022, Tổng cục Thống kê đã sơ bộ cập nhật 2 kịch bản tăng trưởng của cả năm 2022. Trong đó, kịch bản 1: GDP tăng 7,5%, kịch bản 2: GDP tăng 8%.
Ở kịch bản thứ nhất, với mức GDP tăng 7,5% cả năm 2022, GDP quý IV/2022 chỉ cần đạt ở mức rất thấp là 4,1%. Với kịch bản GDP tăng 8%, quý IV có mức tăng trưởng 5,9% – thấp hơn mức tăng trưởng ghi nhận trong quý II/2022.
Tổng cục Thống kê dự báo GDP năm 2022 có thể tăng tới 8%.
“Mặc dù quý IV vẫn còn có những khó khăn, tuy nhiên nền kinh tế đang trên đà phục hồi, đặc biệt là khu vực dịch vụ. Trong quý IV, việc đẩy mạnh đầu tư công và đặc biệt là gói phục hồi kinh tế – xã rơi vào quý IV rất nhiều. Chính sách về đầu tư cho cơ sở hạ tầng cũng tập trung nhiều vào quý IV. Do đó, chúng tôi nghiêng nhiều về phương án GDP cả năm là 8%”, ông Lê Trung Hiếu cho hay.
Theo bà Nguyễn Thị Hương, Việt Nam rất linh hoạt trong điều chỉnh chính sách nhưng với độ mở lớn của nền kinh tế, chúng ta chịu ảnh hưởng lớn và chưa lường hết được những rủi ro, thách thức, biến động từ tình hình kinh tế thế giới.
Do đó, cần tiếp tục thực hiện nhất quán phương châm “sống chung an toàn với dịch COVID-19″, đẩy mạnh tiêm vaccine. Nâng cao hiệu quả kết nối cung cầu lao động, việc làm; nâng cao chất lượng đào tạo nghề. Từ đó cải thiện chất lượng nguồn nhân lực và tăng năng suất lao động nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Quyết liệt triển khai nhanh, hiệu quả dự án đầu tư thuộc Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế – xã hội năm 2022 – 2023. Khơi thông các điểm nghẽn, nút thắt về đất đai, thủ tục hành chính, thể chế để đẩy nhanh thưc hiện và giải ngân vốn đầu tư công…
Chủ động điều hành linh hoạt chính sách tiền tệ kết hợp với chính sách tài khóa, vừa ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, vừa hỗ trợ doanh nghiệp, đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế.
Đẩy mạnh sản xuất trong nước, nhất là các mặt hàng nguyên, nhiên, vật liệu đầu vào để hạn chế nhập khẩu và chủ động nguồn cung. Triển khai hiệu quả các hoạt động xúc tiến xuất khẩu, kết nối cung cầu, tháo gỡ rào cản, tạo thuận lợi cho tiêu thụ trong nước và xuất khẩu sản phẩm nông, lâm, thủy sản…
Tăng trưởng kinh tế Cần Thơ đạt hơn 8%, cao nhất trong 3 năm
Phát biểu tại Hội nghị Ban chấp hành Đảng bộ thành phố (mở rộng) sơ kết công tác 6 tháng đầu năm và triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2022 được tổ chức ngày 23/6 tại Cần Thơ, ông Lê Thanh Tâm, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Cần Thơ cho biết, trong 6 tháng đầu năm 2022, tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước tăng 8,04% so với cùng kỳ năm trước.
Chế biến thủy sản xuất khẩu tại Công ty Cổ phần XNK Thủy Sản Cần Thơ (CASEMEX)(Cần Thơ). Ảnh tư liệu: Danh Lam/TTXVN
Đây là mức tăng trưởng cao nhất của Cần Thơ trong vòng 3 năm, đứng thứ hai so với 5 thành phố trực thuộc Trung ương và thứ 2 trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Theo đó, mức tăng ở khu vực nông lâm nghiệp và thủy sản là 3,28%, khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 11,8% và khu vực dịch vụ tăng 7,62% so với cùng kỳ năm 2021. Đóng góp tương ứng 0,34%, 3,56% 3,95% vào mức tăng chung của nền kinh tế thành phố.
Chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 12,86% so với cùng kỳ. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 55.510 tỷ đồng, tăng 21,09% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa và doanh thu dịch vụ ước thực hiện 1.119 triệu USD, tăng 15,16%...
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn có một số lĩnh vực tăng trưởng chậm so với cùng kỳ như: hoạt động vận tải, kho bãi tăng 3,31%. Ngoài ra, tiến độ giải ngân vốn đầu tư công đạt tỷ lệ tương đối thấp cũng đã ảnh hưởng đến đến tốc độ tăng trưởng ở một số lĩnh vực như tăng trưởng trong xây dựng chỉ đạt 4,88%.
Thuế sản phẩm tăng trưởng chỉ đạt 2,4% do hàng hóa nhập khẩu phần lớn là nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị phục vụ sản xuất có thuế suất thấp hoặc bằng 0, hàng hóa thuộc đối tượng miễn thuế, không chịu thuế...
Theo Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, để tiếp tục quá trình phục hồi kinh tế và thúc đẩy tăng trưởng cao trong những tháng cuối năm 2022, ngành kế hoạch và đầu tư thành phố sẽ phối hợp chặt với các sở, ngành thành phố tham mưu lãnh đạo thực hiện một số nhiệm vụ trọng tâm như: thực hiện nghiêm túc các kết luận, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch COVID -19.
Cùng với đó, tập trung triển khai có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội và Nghị quyết số 43 của Quốc hội về chính sách, tài khóa tiền tệ hỗ trợ Chương trình theo các công điện của Thủ tướng Chính phủ, từng bước thúc đẩy quá trình phục hồi, phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh.
Ngoài ra, tăng cường thúc đẩy liên kết giữa các doanh nghiệp, giữa các địa phương, liên kết ngành nhằm phát triển các vùng nguyên liệu, chủ động hơn các yếu tố đầu vào phục vụ sản xuất kinh doanh... Bên cạnh đó, thực hiện hiệu quả nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước, chú trọng bồi dưỡng nguồn thu trong năm 2022 và tiếp tục quán triệt, thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công trung hạn...
Cũng theo ông Lê Thanh Tâm, với các kế hoạch và giải pháp đã đề ra, nhất là việc tập trung thực hiện giải ngân vốn đầu tư công, thúc đẩy các hoạt động trong lĩnh vực xây dựng, dịch vụ- du lịch và thương mại và giá trị sản phẩm trên địa bàn 6 tháng cuối năm 2022 tương đương với 6 tháng đầu năm thì tổng sản phẩm trên địa bàn thành phố Cần Thơ cả năm 2022 sẽ đạt trên 9%, vượt mục tiêu Nghị quyết thành phố đề ra trong năm 2022.
Giải ngân vốn chậm sẽ ảnh hưởng tới tăng trưởng kinh tế Giá cả hàng hóa tăng cao, giải ngân vốn đầu tư công chậm khiến nền kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều thách thức. Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công vừa giải quyết các nút thắt, vừa thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, vừa phát triển đột phá chiến lược về hạ tầng. Ảnh: Thái Hùng/TTXVN. Khơi thông vốn để...