Tăng trưởng gây ngạc nhiên của 2 ngân hàng chuyên cho vay trung và dài hạn
Chỉ tiêu gây ngạc nhiên bậc nhất là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ( NIM). Trong khi xu hướng chung của ngành ngân hàng là NIM suy giảm trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm mạnh cả trong ngắn hạn (hỗ trợ tạm thời khách hàng vượt qua dịch Covid-19) và trong trung hạn (theo chủ trương hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước) thì NIM của VIB và TPBank lại tăng trong 6 tháng đầu năm 2020.
NIM của TPBank đã tăng từ mức 4,08% của năm 2019 lên mức 4,33% nửa đầu năm 2020
Bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19, hai ngân hàng thương mại có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay cao nhất hệ thống là Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) vẫn ghi nhận tăng trưởng cao hơn hẳn mặt bằng chung, đặc biệt là ở mảng tín dụng.
Chỉ tiêu gây ngạc nhiên bậc nhất là tỷ lệ thu nhập lãi cận biên (NIM – biểu thị mức độ hưởng lợi ích chênh lệch giữa lãi suất huy động đầu vào và lãi suất tín dụng đầu ra).
Trong khi xu hướng chung của ngành ngân hàng là NIM suy giảm trong bối cảnh lãi suất cho vay giảm mạnh cả trong ngắn hạn (hỗ trợ tạm thời khách hàng vượt qua dịch Covid-19) và trong trung hạn (theo chủ trương hạ lãi suất của Ngân hàng Nhà nước) thì NIM của VIB và TPBank lại tăng trong 6 tháng đầu năm 2020.
Báo cáo phân tích ngân hàng VIB cho kỳ kế toán kết thúc quý II/2020 của Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) nhấn mạnh: “Điều đáng ngạc nhiên là tỷ lệ NIM vẫn tiếp tục tăng 0,08% so với quý trước và tăng 0,12% so với đầu năm lên 4,23%”.
Trong khi đó, theo tính toán của Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC), NIM của TPBank đã tăng từ mức 4,08% của năm 2019 lên mức 4,33% nửa đầu năm 2020. VCSC cho hay, tăng trưởng NIM của TPBank trong 6 tháng qua là cao nhất trong danh mục các ngân hàng mà công ty chứng khoán này theo dõi tính đến thời điểm hiện tại.
Tương tự, chỉ tiêu thu nhập lãi (biểu thị doanh thu thuần mảng tín dụng) của VIB và TPBank vẫn tiếp tục duy trì đà tăng mạnh, cho cảm giác rằng Covid-19 chưa ảnh hưởng đáng kể đến hai ngân hàng này. Cụ thể, thu nhập lãi 6 tháng đầu năm nay của VIB tăng tới 31%, còn TPBank cũng tăng tới 25%.
Ở nhiều ngân hàng đã công bố kết quả kinh doanh, chỉ tiêu này ghi nhận xu hướng chững lại rõ rệt do dư nợ tín dụng tăng thấp, lãi suất cho vay giảm và việc tái cơ cấu nợ theo Thông tư 01/2020/TT-NHNN không cho phép ghi nhận lãi dự thu.
NIM tăng, thu nhập lãi tăng giúp cho thu nhập lãi thuần từ mảng tín dụng của hai ngân hàng tăng mạnh. Với VIB, mức tăng là 27%; trong khi TPBank tăng 30% (trong ngành ngân hàng, thu nhập lãi thuần là nguồn thu chính của tuyệt đại đa số các ngân hàng).
Video đang HOT
Nhờ nguồn thu từ mảng tín dụng tăng trưởng cao nên cho dù chi phí hoạt động cũng như chi phí dự phòng rủi ro tín dụng tăng đáng kể, VIB và TPBank vẫn đạt được tăng trưởng lợi nhuận trước thuế cao trong 6 tháng đầu năm 2020, lần lượt 29% và 26%, đạt 2.356 tỷ đồng và 2.034 tỷ đồng.
VIB và TPBank là hai ngân hàng có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn trong tổng dư nợ cho vay cao nhất hệ thống ngân hàng (theo số liệu kết thúc năm 2019). Cuối quý II/2020, tỷ trọng này ở VIB và TPBank vẫn rất cao, lần lượt 82% và 74%, nhiều khả năng sẽ tiếp tục nằm trong top 3 ngân hàng có tỷ trọng cho vay trung và dài hạn cao nhất hệ thống cùng với ngân hàng OCB.
Về lý thuyết, cho vay trung và dài hạn có rủi ro cao hơn đáng kể so với cho vay ngắn hạn do thời gian cho vay càng dài thì xác suất xảy ra biến cố càng lớn, ngoài ra còn tiềm ẩn rủi ro lệch hạn. Vì vậy mà cho vay trung và dài hạn luôn có lãi suất cao, lợi suất thu về lớn.
Một yếu tố khác giúp mảng tín dụng của VIB và TPBank ghi nhận mức sinh lời tốt trong nửa đầu năm 2020 bất chấp Covid-19 là do tăng trưởng dư nợ cho vay năm ngoái của hai ngân hàng này rất cao (VIB: 34%; TPBank: 24%), cộng thêm các khoản cho vay phần lớn có kỳ hạn dài trên 1 năm, do vậy nguồn thu vẫn còn gối đầu trong nửa đầu năm nay dù tăng trưởng cho vay 6 tháng qua ở mức thấp (VIB: 6,7%; TPBank: 5%).
Ngoài ra, lượng dư nợ cho vay được tái cơ cấu theo Thông tư 01 cũng có tác động nhất định. Lượng dư nợ được tái cơ cấu càng ít thì lãi dự thu càng ít chịu ảnh hưởng (trong ngắn hạn, dài hạn còn phụ thuộc vào chất lượng nợ).
Sau mùa dịch, VIB có thể sẽ khốn khó xử lý nợ xấu trong hoạt động cho vay ô tô
Kinh doanh cho vay mua ô tô vẫn được coi là tiềm năng. Tuy nhiên, sau thời gian phình to về quy mô dư nợ cho vay, ngân hàng cũng than khổ khi xử lý nợ quá hạn
Theo đánh giá từ các chuyên gia vận tải, nhu cầu đi lại tăng cao sẽ khiến ô tô ngày càng trở thành phương tiện phổ biến của người dân. Ngoài mục đích cá nhân, đảm bảo an toàn cho gia đình trong mỗi chuyến đi, người dân còn có xu cầu mua ô tô để phục vụ việc kinh doanh dịch vụ nhỏ lẻ. Mặt khác, các doanh nghiệp cũng có nhu cầu đầu tư các loại xe tải, xe khách, hay xe chuyên dụng... để vận chuyển, mở rộng và thúc đẩy hoạt động kinh doanh.
Thị trường ô tô Việt Nam trong những tháng gần đây rơi vào tình trạng ế ẩm do ảnh hưởng của đại dịch Covid-19. Theo báo cáo từ VAMA (Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam), trong tháng 4/2020, doanh số bán hàng toàn thị trường chỉ đạt 11.761 xe, giảm 39% so với tháng 3/2020 và giảm 44% so với cùng kỳ năm 2019. Do vậy, ngay từ đầu tháng 5, các hãng xe và đại lý đã liên tục đưa ra chính sách ưu đãi lớn, từ vài chục triệu đồng tới hàng trăm triệu đồng để kích cầu tiêu dùng đợt khó khăn.
Trước tình hình đó, nhiều ngân hàng cũng đã triển khai các gói cho vay ưu đãi đa dạng nhằm đáp ứng một cách tối đa nhu cầu khách hàng. Theo khảo sát của chúng tôi, đa phần các ngân hàng đang áp dụng chính sách lãi suất ưu đãi cố định trong thời gian đầu (chủ yếu từ 3 - 24 tháng đầu) với khung lãi suất dao động từ 6,7 - 9%/năm. Bên cạnh đó, giá trị khoản vay mà ngân hàng giải ngân cho khách hàng cũng rất cao, có thể lên tới 100% giá trị xe, tùy thuộc vào khả năng chứng minh tài chính của khách hàng.
Giới chuyên gia cho rằng, mảng cho vay mua ôtô tại Việt Nam có tốc độ tăng trưởng mạnh trong những năm gần đây nhờ tăng trưởng kinh tế nhanh, sức mua của người tiêu dùng được cải thiện và sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu.
Đáng lưu ý, trước đây chỉ một vài ngân hàng quan tâm, nhưng đến nay dịch vụ cho vay mua xe hơi được coi là lĩnh vực tiềm năng mà không nhà băng nào muốn bỏ qua, thậm chí tranh giành thị phần khốc liệt.
Khảo sát của ANTT cho thấy, thị phần cho vay mua ô tô hiện do 5 nhà băng nắm giữ chủ yếu là VIB, Shinhan Bank, Techcombank, VPBank và TPBank. Trong đó, VIB có nhiều lợi thế hơn, với tốc độ tăng trưởng cao lên tới khoảng 30%. Có thể nói, VIB cũng là một ngân hàng tư nhân đặc biệt được "ưu ái" về hạn mức tăng trưởng tín dụng (room tín dụng) từ cơ quan quản lý.
Khách hàng cá nhân sẽ được hưởng mức lãi suất cho vay rất cạnh tranh tại VIB, như vay mua ô tô với lãi suất chỉ từ 7,4%/năm; vay mua nhà chỉ từ 7,5%/năm. Lãnh đạo VIB cho biết, Ngân hàng quyết định mức lãi suất cho vay dựa trên cơ sở các loại chi phí hợp lý, bao gồm cả chi phí huy động vốn trung, dài hạn, nhưng luôn đảm bảo tính cạnh tranh hợp lý về mặt bằng lãi suất cho vay dành cho khách hàng.
Tuy nhiên, cho vay nhiều đồng nghĩa với việc dư nợ vay cũng lớn. Sau thời gian phình to về dư nợ cho vay, nhiều ngân hàng bắt đầu than khổ khi xử lý nợ quá hạn, trong đó có VIB.
Theo quy định, ô tô mua trả góp buộc phải thế chấp giấy đăng ký gốc tại ngân hàng, còn việc quản lý tài sản đảm bảo là ô tô được giao cho khách hàng. Vì vậy, trường hợp khách hàng mang ô tô đi thế chấp chỗ khác thì ngân hàng sẽ không biết.
Quản lý bộ phận thu hồi nợ của Ngân hàng Quốc tế (VIB) từng cho biết trên báo Đầu tư, 50% nợ xấu mảng ôtô của nhà băng này liên quan đến việc các tài sản đảm bảo được thế chấp hoặc cầm cố ở nhiều nơi khác nhau, trong đó nhiều nhất là ở cửa hàng cầm đồ. Trong trường hợp này, việc xử lý tài sản đảm bảo phải có sự phối hợp của nhiều bên. Nếu các bên cùng thỏa thuận được là cách tốt nhất, còn không, ngân hàng và bên cầm đồ phải làm việc với nhau để tìm giải pháp. Giải pháp cuối cùng nếu không làm việc được là khởi kiện ra tòa nhưng thực tế quá trình này thường diễn ra trong thời gian dài, gây thiệt hại với tất cả các bên. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, chủ cửa hàng cầm đồ không chịu gặp ngân hàng, khách hàng thì trốn biệt tăm khiến việc xử lý khoản vay gặp khó khăn.
Trong khi đó, phía ngân hàng không thể bỏ thêm tiền để lấy xe ra từ cửa hàng cầm đồ, nên giải pháp tốt nhất là tất toán khoản vay trước và bên hàng cầm đồ có thể thanh lý tài sản với đầy đủ giấy tờ. Tuy nhiên, vướng mắc vẫn chưa hết, giá trị thế chấp, cầm cố trong nhiều trường hợp vượt xa giá trị tài sản đảm bảo. Các ngân hàng thường cho vay tối đa 80-100% giá trị xe, còn cửa hàng cầm đồ thường cho cầm cố tiếp từ 20-30% giá trị, dẫn tới thực tế là giá trị hai khoản cao hơn giá trị của tài sản đảm bảo, chưa tính tới trường hợp mất giá do qua sử dụng nhiều.
Đại diện ngân hàng cho hay, quy trình xử lý tài sản thế chấp là ô tô đơn giản hơn bất động sản, nên quá trình triển khai đã phát sinh nhiều bất cập khi xuất hiện các khoản nợ xấu. Ngân hàng này từng mất gần 2 tháng đi khắp nơi mới tìm ra tung tích của chiếc xe đang thế chấp. Nhưng sau khi tìm được tài sản đảm bảo, việc thanh lý lại không dễ dàng. Khách hàng vay 85% giá trị xe, nhưng do quá trình sử dụng đã thế chấp nhiều lần, giá trị xe chỉ còn 50-60% so ban đầu.
Gặp rủi ro về xử lý nợ, song phân khúc này cũng không mang lại lợi nhuận quá đột biến cho ngân hàng.
Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC), áp lực cạnh tranh cao đẩy các ngân hàng hạ lãi suất, tăng tỷ lệ giải ngân trên giá trị xe, giảm thời gian thẩm định, kéo theo nhiều hệ lụy sau đó.
Theo nhân viên tín dụng một ngân hàng thương mại tại Hà Nội, các nhà băng thông thường cũng phải chi thêm hoa hồng cho các đại lý hay showroom bán xe 0,7-1% để giữ mối, trong khi lãi suất cho vay không vượt qua so với mặt bằng chung, thông thường là 7-9% cho năm đầu tiên và khoảng 11-13% cho những năm tiếp theo.
"Lãi ngày càng mỏng do biên lợi nhuận đã thấp nhưng phải bù cả phần hoa hồng cho đối tác trong khi rủi ro cao là điều mà các ngân hàng đang gặp phải với mảng cho vay ôtô", nhân viên này cho biết.
Thực trạng này dẫn tới câu hỏi là tại sao các nhà băng vẫn đẩy mạnh phân khúc này dù biết lợi nhuận không tương xứng với rủi ro. Nói về việc này, một chuyên gia trong lĩnh vực ngân hàng cho biết, lợi nhuận cho mảng ôtô thấp nhưng đó vẫn là một kênh để tăng trưởng tín dụng, tăng dư nợ cho vay, hơn là để đồng vốn đứng im không sinh lời.
"Các ngân hàng tầm trung khó cạnh tranh ở những phân khúc cao hơn như bất động sản nhưng vẫn phải duy trì tăng trưởng cao nếu muốn thu hẹp khoảng cách với nhóm dẫn đầu, do vậy mục tiêu với thị trường ôtô sẽ là lấy số lượng bù chất lượng", chuyên gia này cho biết.
Con số nợ xấu tại VIB vẫn còn mù mờ, khó hiểu
Đây là một dữ liệu gây nhiều chú ý trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019 vừa được VIB công bố cách đây ít ngày. Bản báo cáo này cho thấy tổng số dư các nhóm nợ xấu trong dư nợ cho vay khách hàng năm nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tại ngân hàng VIB hiện là 2.200,4 tỉ đồng.
Như vậy, nếu so với tổng dư nợ cho vay khách hàng trong năm 2019 của ngân hàng là 129.199 tỉ đồng công bố trong Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2019, tỉ lệ nợ xấu trong dư nợ cho vay khách hàng của VIB vào thời điểm cuối năm 2019 chỉ là 1,7%.
Song theo Báo cáo tài chính quý IV/2019 của VIB, đây chỉ là phân loại nợ được thực hiện dựa theo tình trạng nợ của khách hàng tại ngân hàng. Còn nếu phân loại dựa theo tình trạng nợ của khách hàng sau khi cập nhật thông tin toàn hệ thống từ Trung tâm thông tin tín dụng Quốc gia CIC (trực thuộc Ngân hàng Nhà nước), dữ liệu nợ xấu tại VIB lại có sự thay đổi đáng kể.
Thực tế dựa theo dữ liệu từ CIC, tổng số dư nợ xấu trong cho vay khách hàng của ngân hàng VIB tăng vọt từ 2.200,4 tỉ đồng lên 2.536,4 tỉ đồng, tương đương mức tăng hơn 336 tỉ đồng. Dữ liệu từ CIC khiến số dư cả ba nhóm nợ xấu của VIB đều tăng lên đáng kể, trong số này nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) tăng vọt từ 1.613 tỉ đồng lên 1.757,5 tỉ đồng.
Biến động nợ xấu dựa theo dữ liệu từ CIC đồng thời khiến tỉ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng của ngân hàng VIB vào thời điểm cuối năm 2019 cũng tăng lên đáng kể, từ 1,7% lên 1,96%.
Theo quy định của Ngân hàng Nhà nước tại Thông tư 02/2013, các ngân hàng phải thực hiện việc thu thập, khai thác thông tin về khách hàng bao gồm cả thông tin từ CIC để sửa đổi, bổ sung hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, quản lý tiền vay phục vụ việc đánh giá khách hàng, xét cấp tín dụng, quản lý chất lượng tín dụng và thực hiện phân loại nợ, trích lập dự phòng.
Với yêu cầu trên, con số nợ xấu tại các ngân hàng phải là dữ liệu có sử dụng thông tin từ CIC.
Lãi suất tiết kiệm ngân hàng nào cao nhất? SHB đứng đầu về lãi suất tiết kiệm với mức áp dụng 9,2%/năm cho kỳ hạn 13 tháng, kèm điều kiện tiền gửi trên 500 tỷ đồng. Mức lãi suất phổ biến với kỳ hạn 12 tháng là 7-7,8%. Các ngân hàng đồng loạt hạ lãi suất tại kỳ hạn dưới 6 tháng sau quyết định của NHNN. Từ đầu năm, SHB luôn...