Tăng tốc tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước
Ngày 28-2, Chính phủ đã họp phiên thường kỳ tháng 2-2014. Kết luận phiên họp, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh nhiệm vụ của năm 2014 còn rất nặng nề, khó khăn. T
hách thức trước mắt còn rất lớn trong khi hạn chế, yếu kém của nền kinh tế còn nhiều. Vì vậy, Thủ tướng nhấn mạnh, không được chủ quan, lơ là. Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết 01 của Chính phủ. Thủ tướng còn đặc biệt lưu ý, cần hết sức quan tâm đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước theo đề án đã được duyệt, trọng tâm là cổ phần hoá, bán, thoái vốn đầu tư ngoài ngành, đồng thời tăng cường quản lý Nhà nước, kiểm tra, giám sát đối với các doanh nghiệp Nhà nước.
Về vụ lật cầu treo tại huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu mới đây, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh yêu cầu các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm túc việc tổng kiểm tra, rà soát toàn bộ công trình cầu treo giao thông nông thôn trên địa bàn, nhằm đảm bảo an toàn cho các công trình này, qua đó, bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân.
Video đang HOT
Theo ANTD
Thoái vốn đầu tư ngoài ngành: "Rút lui" phải có trật tự
Ngày 18-2, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã chủ trì hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước (DNNN). Thủ tướng chỉ đạo, phải triển khai hết sức quyết liệt tái cơ cấu DNNN trong những năm tới.
Kết quả cổ phần hóa hiện nay đạt thấp so với yêu cầu đề ra
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, ông Phạm Viết Muôn cho biết, do kết quả cổ phần hóa trong 3 năm
(2011-2013) đạt thấp, nên số doanh nghiệp (DN) cần cổ phần hóa còn lại trong 2 năm 2014-2015 là 432 DN, bình quân mỗi năm 216 DN. Đây là nhiệm vụ lớn, phức tạp, quan trọng nhất trong tái cơ cấu, cần đặc biệt quan tâm và có những giải pháp mới, đột phá, dồn sức thực hiện để có được kết quả rõ rệt.
Theo ông Phạm Viết Muôn, kết quả cổ phần hóa, sắp xếp DN đạt thấp so với yêu cầu phê duyệt. Thậm chí, một số địa phương, bộ, tập đoàn chưa cổ phần hóa được DN nào. Ngay tại hội nghị, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Lê Mạnh Hà cho biết: "Năm 2013, TP không cổ phần hóa được DN nào, trong khi theo kế hoạch là 9 DN". Ông Lê Mạnh Hà đã thay mặt thành phố nhận khuyết điểm trước Thủ tướng.
Chia sẻ kinh nghiệm thực tế từ Bộ GTVT, Bộ trưởng GTVT Đinh La Thăng cho biết, trong điều kiện thị trường khó khăn, để cổ phần hóa thành công, phải tìm được nhà đầu tư chiến lược, thỏa thuận bán cổ phần cho họ trước khi thực hiện bán cổ phần lần đầu ra công chúng. Đây là khâu mấu chốt. "Việc chọn được cổ đông chiến lược quyết định tới 99% cổ phần hóa thành công" - Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Ngoài ra, theo Bộ GTVT, những DN mà Nhà nước không cần giữ cổ phần chi phối thì dứt khoát không giữ chi phối, bởi nếu làm như vậy sẽ không hấp dẫn nhà đầu tư. "Cổ phần hóa mà vẫn giữ chi phối thực ra chỉ là thực hiện sắp xếp, nói cách khác là cổ phần hóa, đổi mới nửa vời" - Bộ trưởng Đinh La Thăng nói.
Đặc biệt, theo Bộ trưởng Đinh La Thăng, những DN vẫn muốn Nhà nước chi phối là vì những ông Chủ tịch, Tổng Giám đốc sợ sẽ bị mất chức. Nếu Nhà nước không chi phối, khi Đại hội cổ đông, những vị trí đó sẽ do cổ đông quyết định, tức là phụ thuộc vào năng lực điều hành thực tế của nhà lãnh đạo. Ông Đinh La Thăng nói: "DN nào làm tốt thì sẵn sàng thực hiện cổ phần hóa, rất mong muốn Nhà nước không giữ chi phối và đồng ý giữ dưới 36%. Những DN nào có vẻ bấp bênh, không chắc chắn là cứ đề nghị trên 51%. Cho nên, các DNNN không cần giữ chi phối, nhất là những DN xây lắp, trong đó có các DN của Bộ GTVT càng không nhất thiết, thậm chí có thể là 0%. Tiền ấy thu về để tiếp tục đầu tư phát triển hạ tầng giao thông, tạo tiếp ra thị trường cho các DN có việc làm thì càng tốt.".
Liên quan tới thoái vốn đầu tư ngoài ngành, một số ý kiến đánh giá đây là nhiệm vụ phải làm, song không phải bằng bất cứ giá nào. Đồng tình, Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh cũng khẳng định, việc thoái vốn đầu tư ngoài ngành của tập đoàn, tổng công ty Nhà nước không nhất thiết phải làm bằng bất cứ giá nào. Về mức đãi ngộ đối với lãnh đạo DNNN, có ý kiến đề xuất theo nguyên tắc thị trường. Với một mức lương cụ thể, không thể nói là cao hay thấp mà phải có căn cứ rõ ràng để xác định con số đó.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho rằng, để đẩy nhanh cổ phần hóa trong 2 năm tới, các cơ quan liên quan phải triển khai hết sức quyết liệt. Thủ tướng nhấn mạnh, tái cơ cấu DN quyết định quan trọng đến tái cơ cấu nền kinh tế. Do đó, DN nào không thông, chần chừ thì các bộ, ngành, địa phương mời họ làm việc khác. Cùng với đó, phải rà soát, bổ sung phương án một cách quyết liệt hơn theo hướng giảm bớt DNNN nắm giữ 100% vốn hay chiếm vốn chi phối, bởi đa sở hữu sẽ tạo thêm động lực, quản trị, kiểm soát DN, ngăn ngừa tiêu cực, tăng cường công khai, minh bạch.
Về tiền lương, Bộ LĐ-TB&XH cần nghiên cứu kỹ, nếu trả quá mức không chấp nhận được. Các bộ, ngành cần phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ kịp thời các vướng mắc phát sinh. Quan tâm tới nội dung thoái vốn đầu tư ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty Nhà nước, Thủ tướng chỉ đạo cần tiếp tục đẩy mạnh, tập trung vào lĩnh vực chính. "Việc đầu tư ngoài ngành trước đây không hợp lý thì phải điều chỉnh. Song rút lui phải có trật tự, chứ không bỏ chạy tán loạn"- Thủ tướng nhấn mạnh.
Theo ANTD
Dứt khoát phải tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước Đó là khẳng định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tại hội nghị trực tuyến Chính phủ với các địa phương hôm qua, 24.12. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng chủ trì hội nghị diễn ra trong 2 ngày với nhiều quyết sách quan trọng được đưa ra - Ảnh: TTXVN Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết Chính...