Tăng tốc để xuất khẩu về đích
Từ đầu năm đến nay, dịch COVID-19 bùng phát tại nhiều địa phương trên cả nước đã ảnh hưởng lớn tới các chuỗi cung ứng và hoạt động sản xuất, xuất khẩu.
Cùng với đó, giá một số mặt hàng nguyên vật liệu tăng cao, cước phí vận chuyển quốc tế tăng mạnh; thị trường xuất khẩu sử dụng các biện pháp kỹ thuật nhằm hạn chế hàng hóa nhập khẩu cũng tạo thêm áp lực cho doanh nghiệp.
Tuy nhiên, với sự nỗ lực của cả hệ thống, hoạt động xuất khẩu của Việt Nam 9 tháng vẫn ghi nhận đà tăng trưởng so với cùng kỳ năm 2020.
Theo nhận định từ các chuyên gia, xuất nhập khẩu hàng hóa những tháng còn lại cuối năm được dự báo đối diện với những thuận lợi và thách thức đan xen; trong đó, dịch bệnh là yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến xuất nhập khẩu và tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sẽ phụ thuộc rất lớn vào tốc độ kiểm soát.
Còn nhiều thách thức
Sản xuất hàng may mặc tại Xí nghiệp Sơ mi, Veston của Tổng Công ty May 10 tại Sài Đồng, quận Long Biên, Hà Nội – một đơn vị của Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex). Ảnh: Anh Tuấn/TTXVN
Là một trong những doanh nghiệp xuất khẩu hàng đầu của ngành dệt may, nhiều tháng nay ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 luôn nhận được hàng loạt câu hỏi liên quan đến việc bao giờ Việt Nam kiểm soát được dịch COVID-19 hay thời gian nào May 10 sẽ ổn định trở lại, tỷ lệ ổn định là bao nhiêu…
Ông Thân Đức Việt chia sẻ, hai tháng trở lại đây, May 10 phải làm một báo cáo về tỷ lệ vaccine cho người lao động. Bởi, nếu có tỷ lệ cao, đối tác sẽ đặt hàng đến quý IV/2021, thậm chí cả quý I và II năm 2022, còn không sẽ chấm dứt hợp đồng. Đây cũng chính là tình trạng khá phổ biến trong cộng đồng doanh nghiệp dệt may, thậm chí có những doanh nghiệp còn chật vật hơn vì đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản vì hầu hết các khách hàng đã thông báo hủy đơn hàng, phạt xuất hàng bằng máy bay đối với những hợp đồng đã ký. Hơn nữa, hàng hóa phải bán theo mùa, khách hàng không thể tiếp tục chờ đợi và các nhà sản xuất cũng đã mua nguyên vật liệu sản xuất với chi phí lên hàng nghìn tỷ đồng.
Dù khó khăn đang bủa vây tứ bề nhưng với sự đồng lòng của cả hệ thống, tính đến hết quý III, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá của cả nước đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm 2020.
Thống kê từ Bộ Công Thương cho thấy, trong tháng 9/2021, kim ngạch xuất khẩu cả nước đạt 27 tỷ USD, giảm 0,8% so với tháng 8/2021 và giảm 0,6% so với cùng kỳ năm 2020. Tính chung 9 tháng, kim ngạch xuất khẩu vẫn đạt 240,5 tỷ USD, tăng 18,8% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo ông Trần Thanh Hải, Phó Cục trưởng Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), tuy xuất khẩu hàng hoá đang có dấu hiệu chững lại kể từ tháng 8 đến nay nhưng tháng 9, mức suy giảm tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu ở mức thấp hơn nên tính chung 9 tháng, xuất khẩu vẫn tăng cao. Đây là một trong những nguyên nhân đóng góp vào tăng trưởng của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của cả 3 quý năm 2021 và thể hiện sự nỗ lực rất lớn của các ngành, địa phương và cộng đồng doanh nghiệp.
Cũng theo ông Trần Thanh Hải, cả nước có 31 mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, chiếm 92,5% tổng kim ngạch xuất khẩu; trong đó, 6 mặt hàng xuất khẩu trên 10 tỷ USD, chiếm 63,2% như: sắt thép các loại, máy móc thiết bị dụng cụ phụ tùng, máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện.
Video đang HOT
Một điểm tích cực nữa là hoạt động xuất khẩu hàng hóa tăng trưởng ở hầu hết các thị trường chủ lực như Mỹ, Trung Quốc, EU, Nhật Bản, ASEAN… Tuy tính chung 9 tháng năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa vẫn nghiêng về nhập siêu 2,13 tỷ USD; trong khi cùng kỳ năm 2020 xuất siêu 16,66 tỷ USD, nhưng việc xuất siêu quay trở lại trong tháng 9 với con số 500 triệu USD là tín hiệu tốt cho thấy sự phục hồi của doanh nghiệp sau thời gian “đóng băng”.
“Trong quý IV/2021, nếu không có biến động lớn về kiểm soát dịch bệnh, hy vọng 3 tháng cuối năm là thời điểm các địa phương phía Nam sẽ lấy lại đà tăng trưởng và kết thúc năm 2021 ở cán cân cân bằng. Còn nếu thuận lợi hơn thì có thể có xuất siêu”, ông Trần Thanh Hải khẳng định.
Nhận định từ chuyên gia kinh tế Phạm Tất Thắng cũng nêu rõ: Doanh nghiệp sẽ tiếp tục phải đối mặt với tình hình dịch bệnh còn đang diễn biến phức tạp ở Tp. Hồ Chí Minh và các tỉnh phía Nam bởi giao thông vận tải, logistics chưa bình thường trở lại. Các doanh nghiệp sẽ phải tiếp tục hoạt động trong điều kiện đảm bảo phòng chống dịch, đáp ứng điều kiện sản xuất “3 tại chỗ” hoặc “một cung đường, hai điểm đến”.
Tuy nhiên, việc Tp. Hồ Chí Minh đang từng bước mở cửa lại, giúp doanh nghiệp dần phục hồi sản xuất kinh doanh và với vai trò là địa phương quan trọng bậc nhất trong khu vực kinh tế trọng điểm miền Nam sẽ giúp các địa phương lân cận đẩy mạnh tăng trưởng xuất khẩu hàng hoá.
Theo ông Phạm Tất Thắng, thị trường cơ bản hiện nay không có biến động gì do sức mua của thị trường thế giới ổn định, có sự tăng nhẹ khi các nước đang tích cực nhập hàng để phục vụ cho mùa mua sắm cuối năm. Vì thế, doanh nghiệp được trở lại sản xuất sớm ngày nào sẽ tốt ngày đó, có dòng tiền để trang trải chi phí, tiếp nhận người lao động trở lại làm việc và chạy đua để hoàn thành các đơn hàng bị chậm muộn, giữ chân được khách hàng để có hợp đồng mới.
Chủ động ứng phó
Đánh giá của Hiệp hội Dệt may Việt Nam cho thấy, trong những tháng cuối năm 2021, ngành dệt may vẫn phải đối mặt với nhiều thách thức bởi dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp ở khu vực phía Nam. Điều này có thể làm gián đoạn chuỗi cung ứng do các công ty không thể vận chuyển nguyên liệu và thiếu nguồn nhân lực để đảm bảo thời gian giao hàng.
Trong khi đó, đơn hàng mà doanh nghiệp dệt may nhận đến cuối năm 2021 và đầu 2022 còn nhiều, dù cố gắng duy trì phương thức hoạt động “3 tại chỗ” song chưa đáp ứng được nhu cầu theo kế hoạch.
Để khắc phục khó khăn, các doanh nghiệp dệt may ở miền Nam đã tìm đến đơn vị ở miền Trung và miền Bắc – những nơi ít bị ảnh hưởng dịch bệnh để đặt hàng gia công. Đơn cử như Công ty cổ phần Dệt may Đầu tư Thương mại Thành Công (TCM) đã và đang xây dựng nhà máy may Thành Công Vĩnh Long 2 để chuẩn bị phục vụ sản xuất những đơn hàng của năm 2022, góp phần tăng doanh thu và lợi nhuận.
Để có được kết quả khả quan về xuất khẩu trong 9 tháng qua, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải khẳng định: Điều này đều nhờ vào sự nỗ lực cao độ của các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam và sự vào cuộc đồng bộ quyết liệt từ Thủ tướng Chính phủ đến lãnh đạo các bộ, ngành.
Điển hình thành công là đã duy trì được nhịp độ sản xuất và xuất khẩu tại khu vực miền Bắc và khu vực miền Trung; trong đó, có những trung tâm xuất khẩu rất lớn như Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên; bởi nếu như không kiểm soát được dịch bệnh và duy trì sản xuất, xuất khẩu lớn tại những trung tâm này thì xuất khẩu có thể giảm hơn nữa.
Ngoài ra, Bộ Công Thương và Bộ Giao thông Vận tải đã dồn toàn lực bảo đảm lưu thông hàng hóa trong bối cảnh giãn cách xã hội, giải quyết ách tắc phát sinh đã được xử lý kịp thời trong một thời gian tương đối ngắn, giữ cho dòng chảy hàng hóa xuất khẩu không bị gián đoạn.
Hơn nữa, rút kinh nghiệm của những quốc gia khi dịch bệnh lan đến các cảng biển khiến hoạt động xuất khẩu bị tê liệt và sau đó giảm rất mạnh, Việt Nam đã lưu ý câu chuyện này từ rất sớm, giữ an toàn cho tất cả các cửa ngõ xuất khẩu.
Bởi thế mà trong các thời điểm khó khăn nhất, các cảng biển ở khu vực Tp. Hồ Chí Minh về cơ bản vẫn hoạt động an toàn. Các cửa ngõ xuất khẩu ở biên giới phía Bắc tốc độ thông quan chậm hơn thông thường nhưng về cơ bản vẫn xuất khẩu được và giúp tiêu thụ được khối lượng rất lớn nông sản hàng hóa.
Theo Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải, từ nay đến cuối năm Bộ Công Thương sẽ tiếp tục triển khai thực hiện Nghị quyết số 63/NQ-CP ngày 29 tháng 6 năm 2021 về các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, giải ngân vốn đầu tư công và xuất khẩu bền vững những tháng cuối năm 2021 và đầu năm 2022.
Cùng với đó, Bộ sẽ tổ chức khai thác, tận dụng cơ hội từ các FTA để tìm giải pháp phát triển thị trường và tháo gỡ rào cản để thâm nhập các thị trường mới; tiếp tục làm việc với Đại sứ quán Trung Quốc đề nghị tạo thuận lợi cho hoạt động thông quan, xuất khẩu hàng hóa qua cửa khẩu biên giới phía Bắc.
Mặt khác, Bộ tiếp tục chỉnh sửa hệ thống eCOsys để cho phép thực hiện cấp C/O điện tử Mẫu D, E, AHK, AK/VK, AANZ, AI, AJ/VJ và VC có “chữ ký và con dấu điện tử” kèm theo mã QR để xác thực, chống giả mạo nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp; tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cả trong và ngoài nước trên môi trường trực tuyến và dựa trên những nền tảng mới.
Đặc biệt, Bộ Công Thương sẽ tăng cường phối hợp với Bộ Giao thông Vận tải và các địa phương để thúc đẩy phát triển dịch vụ logistics, giảm các chi phí khai thác hạ tầng vận tải, chi phí logistics trong các hoạt động xuất nhập khẩu và lưu thông hàng hóa trong nước để tạo thuận lợi và tăng hiệu quả xuất khẩu.
Doanh nghiệp dệt may lo khó đạt được mục tiêu xuất khẩu 39 tỷ USD
Doanh thu của các doanh nghiệp dệt may hàng đầu đã sụt giảm đáng kể sau nhiều tháng liên tiếp phải áp dụng giãn cách xã hội.
Nhiều doanh nghiệp lo lắng sẽ không đạt được mục tiêu đề ra trong năm 2021.
Ngành dệt may lo ngại gặp khó khăn trong những tháng cuối năm 2021. Ảnh: TTXVN.
Doanh thu giảm
Dệt may là một trong 9 ngành xuất khẩu tỷ đô của Việt Nam và được kỳ vọng sẽ cán đích xuất khẩu 39 tỷ USD trong năm nay. Thế nhưng, dịch COVID-19 bùng phát đã khiến các nhà máy sản xuất buộc phải đóng cửa, không ít doanh nghiệp trong ngành đang đứng trước nguy cơ mất đơn hàng.
Đơn cử như, Tổng công ty May 10 thực hiện sản xuất đảm bảo giãn cách theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ hơn 1 tháng nay, số lượng công nhân lại thiếu hụt khoảng 10%, thế nên các đơn hàng xuất khẩu trong quý 3 sang Mỹ và các nước châu Âu bị chậm tiến độ khoảng hai tuần.
Ông Thân Đức Việt, Tổng Giám đốc Tổng Công ty May 10 cho biết, trong bối cảnh dịch bệnh như hiện nay thì rất khó để doanh nghiệp có thể hoàn thành được đơn hàng xuất khẩu trong quý III, quý IV. Do ảnh hưởng của dịch nên cứ có ca F0 thì doanh nghiệp lại đóng cửa đóng cửa, còn duy trì 3 tại chỗ cũng chỉ ở mức 30 - 50% số lượng công nhân. "Với tình hình này, khả năng doanh nghiệp khó đạt được mục tiêu đề ra từ đầu năm 2021", ông Thân Đức Việt cho hay.
Còn tại các tỉnh phía Nam, dịch diễn biến phức tạp kéo doanh thu nhiều doanh nghiệp dệt may sụt giảm mạnh, nhất là kể từ tháng 6 trở lại đây. Cụ thể, công bố mới đây của Công ty Dệt may Thành Công cho thấy, doanh thu tháng 8 của đơn vị này chỉ đạt 10,5 triệu USD (238 tỷ đồng), giảm mạnh 23% so với cùng kỳ năm trước; lỗ sau thuế 282.425 USD (6,4 tỷ đồng), trong khi cùng kỳ năm trước lãi 1 triệu USD (tương đương 22,7 tỷ đồng). Đáng chú ý, đây là tháng đầu tiên doanh nghiệp lỗ kể từ khi công khai lợi nhuận tháng.
Lũy kế 8 tháng, doanh thu của doanh nghiệp đạt 106 triệu USD (2.406 tỷ đồng), cao hơn 4% so với cùng kỳ năm trước và thực hiện 59% kế hoạch năm. Lợi nhuận sau thuế 5,48 triệu USD (124 tỷ đồng), giảm 24,4% và thực hiện 44,4% kế hoạch năm.
Theo đại diện doanh nghiệp, nguyên nhân doanh thu và lợi nhuận sụt giảm mạnh là do tình hình dịch bệnh phức tạp, đơn vị thực hiện làm việc giãn cách nên năng suất lao động ngành may không đạt kế hoạch. Trong khi đó, chi phí hoạt động theo phương thức 3 tại chỗ cao, dẫn đến biên lợi nhuận gộp không cao và lỗ sau thuế.
Tương tự, Tổng công ty May Nhà Bè (MNB) ghi nhận khoản lỗ sau thuế nửa đầu năm nay là 31 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm 2020 lỗ 16,5 tỷ đồng. Giá trị hàng tồn kho của May Nhà Bè đến cuối kỳ là gần 866 tỷ đồng, tăng hơn 21%, trong đó, nguyên vật liệu là gần 305 tỷ đồng.
Cần nhiều giải pháp hỗ trợ
Ông Trương Văn Cẩm, Phó Chủ tịch thường trực Hiệp hội Dệt May Việt Nam nhận định, 4 tháng cuối năm 2021 sẽ là khoảng thời gian cực kỳ khó khăn đối với ngành dệt may. Nếu tình hình dịch bệnh không kiểm soát được trong tháng 9/2021, khả năng cả năm nay ngành chỉ đạt kim ngạch xuất khẩu 33 - 34 tỷ USD.
Để thực hiện "mục tiêu kép" vừa tập trung kiểm soát dịch, vừa duy trì sản xuất, bảo đảm việc làm, thu nhập cho người lao động, tránh đứt gãy chuỗi cung ứng ngành dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã có kiến nghị Nhà nước tiếp tục khai thác nguồn vaccine nhiều nhất, nhanh nhất và tiêm đúng đối tượng. Đồng thời, cho phép các khu công nghiệp, doanh nghiệp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine cho người lao động tại các địa phương, các vùng không có nguy cơ cao được quay trở lại hoạt động theo điều kiện "bình thường mới".
Theo ông Trương Văn Cẩm cần thống nhất giữa các địa phương về quy định kiểm tra và phân luồng giao thông để hàng hóa xuất nhập khẩu, nguyên liệu cho sản xuất, hàng hóa thiết yếu phục vụ người dân không bị tình trạng thông thoáng ở địa phương này nhưng ách tắc ở địa phương khác.
Đại diện Hiệp hội Dệt May Việt Nam cũng kiến nghị cắt giảm các chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, cụ thể, đề nghị TP Hải Phòng dừng thu phí cảng biển đến 31/12/2021 và nghiên cứu giảm 50% cho năm 2022. TP Hồ Chí Minh hoãn áp dụng thu phí cảng biển tối thiểu đến 30/6/2022.
Trong dài hạn, nhiều doanh nghiệp trong ngành dệt may kiến nghị Chính phủ sớm ban hành "Chiến lược phát triển ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến 2035". Bởi vì, Việt Nam đã tham gia ký kết nhiều FTA tạo điều kiện cho các ngành kinh tế, trong đó có dệt may, mở rộng thị trường xuất khẩu với thuế suất giảm dần về 0%. Tuy nhiên, để được hưởng ưu đãi thuế quan các doanh nghiệp dệt may phải đáp ứng quy tắc xuất xứ, ví dụ "từ sợi trở đi" đối với Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP).
"Chúng tôi mong muốn chiến lược sẽ định hướng hình thành các khu công nghiệp lớn có xử lý nước thải tập trung thu hút các dự án dệt nhuộm có công nghệ hiện đại. Nếu Việt Nam không sản xuất được nguyên phụ liệu đáp ứng yêu cầu xuất xứ, ngành dệt may sẽ không được hưởng lợi ích từ các FTA và tiếp tục phải gia công với giá trị gia tăng thấp, kém hiệu quả", ông Trương Văn Cẩm cho biết.
Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may 8 tháng đầu năm 2021 ước đạt 25,9 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ 2020. Kim ngạch nhập khẩu nguyên, phụ liệu 8 tháng ước đạt 16,2 tỷ USD tăng 30,3% so với cùng kỳ năm 2020. Như vậy, trị giá xuất siêu trong 8 tháng của ngành đạt 9,73 tỷ USD.
Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kim ngạch xuất khẩu tháng 8/2021 của ngành ước giảm 18,7% so với tháng 7/2021 và giảm 5,8% so với tháng 8/2020.
"Sức khỏe người dân, doanh nghiệp bị bào mòn qua 4 đợt dịch" Chia sẻ về những thiệt hại to lớn của cộng đồng doanh nghiệp và người dân bị bào mòn qua 4 đợt dịch, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, bây giờ là lúc thử thách bản lĩnh của doanh nghiệp, doanh nhân. Chiều 7/10, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ làm việc với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI),...