Tăng tính tự chủ cho Đại học vùng
Theo PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc ĐH Đà Nẵng, cơ sở GD ĐH trong hệ thống GD quốc dân chỉ nên bao gồm: ĐH (Universite), trường ĐH ( Ecole Superieure). Trong đó, đối với ĐH cần phân biệt rõ ĐH mang tính tổng hợp và ĐH mang tính tổ hợp (ĐH quốc gia, ĐH vùng).
Nghiên cứu khoa học tại Đại học Thái Nguyên
Sắp xếp lại hệ thống GD ĐH
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ – Giám đốc ĐH Đà Nẵng cho rằng, GD ĐH Việt Nam cần thiết phải hình thành các ĐH lớn, đa lĩnh vực, đa ngành. “Đến nay, chúng ta có hơn 230 trường ĐH nhưng phần lớn là các trường có quy mô nhỏ, đội ngũ giảng viên, cơ sở vật chất thiếu thốn ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo.
Thực tế đó khiến hệ thống GD ĐH nước ta khó có thể cạnh tranh với các trường ĐH trong khu vực và thế giới. Nếu chúng ta tiếp tục duy trì các trường ĐH nhỏ lẻ, đơn ngành, do số lượng các công trình nghiên cứu hạn chế và ảnh hưởng của nhà trường đến xã hội ở qui mô nhỏ thì khó có thể tham gia vào các bảng xếp hạng ĐH thế giới”.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ dẫn chứng: Một số nước phát triển có nền GD ĐH nổi tiếng cũng đã nhận thấy được điều này. Điển hình là Pháp. Hiện nay, Pháp đang sắp xếp, tổ chức lại các Đại học vùng trên cơ sở sáp nhập các trường ĐH nhỏ của các khu vực thành các ĐH lớn, đa ngành, đa lĩnh vực.
Ở các ĐH vùng này, việc quản trị ĐH được phân cấp và chuyên môn hóa khi mà các ĐH (university) tập trung xây dựng chiến lược, kế hoạch đầu tư, quản trị nhân sự và tài chính, còn các trường ĐH thành viên (ecole, school) tập trung vào nâng cao chất lượng đào tạo và NCKH. Nhờ thế, mối quan hệ giữa ĐH và các trường ĐH thành viên trở nên rất hài hòa và hiệu quả, tạo điều kiện tối đa thực hiện tự chủ ĐH.
Sinh viên Khoa Kiến trúc, Trường ĐH Bách khoa (ĐH Đà Nẵng) xây dựng mô hình nghiên cứu
Từ đây, lãnh đạo ĐH Đà Nẵng chỉ ra sự cần thiết sắp xếp lại hệ thống GD ĐH Việt Nam, hình thành các ĐH lớn, đa ngành, đa lĩnh vực để ưu tiên tập trung đầu tư, nâng cao chất lượng đào tạo, NCKH và hội nhập quốc tế. Đây là xu thế tất yếu để đảm bảo hệ thống GD ĐH Việt Nam nâng cao năng lực cạnh tranh trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
Video đang HOT
Về hướng sắp xếp, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ đề xuất: Các ĐH tổng hợp có những trường chuyên ngành (ecole, school) không có tư cách pháp nhân, chỉ lo đào tạo và nghiên cứu khoa học. Các vấn đề về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, đầu tư, tài chính và nhân sự sẽ thuộc về ĐH.
Với mô hình này thì sẽ khắc phục được bất cập hiện nay là “university trong university” và không còn tình trạng có quá nhiều trường ĐH như hiện nay. Tuy nhiên, mô hình này cũng sẽ tạo ra sự bất cập là các trường thành viên thuộc ĐH quốc gia, ĐH vùng sẽ xin tách ra khỏi ĐH quốc gia, ĐH vùng vì mất tư cách pháp nhân. Khi đó mục tiêu giảm đầu mối sẽ không đạt được nếu Chính phủ cho các trường tách ra; và như vậy sẽ không phù hợp với xu thế hình thành các ĐH lớn.
Do đó bên cạnh các ĐH mang tính tổng hợp được thành lập mới cần duy trì mô hình ĐH mang tính tổ hợp là các ĐH quốc gia và các ĐH vùng bao gồm các trường ĐH thành viên với tư cách pháp nhân đầy đủ. Với mô hình này vừa phù hợp với thực tế hiện nay là vẫn duy trì các ĐH quốc gia, ĐH vùng đã có khoảng 25 năm hình thành và phát triển, vừa tạo điều kiện giảm đầu mối vừa phù hợp với xu hướng của thế giới do cho phép thành lập các ĐH trên cơ sở sáp nhập, sắp xếp lại các trường ĐH trên cùng địa bàn.
Kiến nghị ĐH vùng được áp dụng cơ chế như các ĐH quốc gia
Đề cập đến mô hình ĐH vùng, PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ cho rằng, phải đặt trong bối cảnh ra đời, phát triển của mô hình này cũng như yếu tố hiệu quả đầu tư cùng những đóng góp của ĐH vùng trong NCKH và đào tạo.
Năm 1994 các ĐH vùng được thành lập khi hệ thống ĐH nước ta chưa được tự chủ. Khi đó Bộ GD&ĐT đã giao cho các ĐH vùng quyền tự chủ cao. Nhờ đó mà các ĐH này đã phát huy tác dụng mạnh mẽ trong đổi mới chương trình đào tạo, huy động các nguồn lực, tạo nên bước phát triển đột phá trong những năm qua.
Phát huy lợi thế trên phương diện kinh tế học cho thấy yếu tố lợi thế theo quy mô là hiệu quả. Thực tế những thành tựu phát triển ĐH vùng gần 25 năm qua của ĐH Đà Nẵng, từ các trường đơn lẻ, chưa có vị thế trên bản đồ ĐH của quốc gia và quốc tế, đến nay ĐH Đà Nẵng đã vươn lên mạnh mẽ, trở thành một ĐH trọng điểm quốc gia, liên tục trong top đầu ĐH Việt Nam và có tên (hiện đạt vị thứ 416 theo QS xếp hạng ĐH Châu Á).
“ĐH vùng có thể nhân lên “giá trị” cho các trường thành viên, hoạch định chiến lược, điều phối và tập trung nguồn lực, kết nối cộng hưởng sức mạnh hệ thống, đồng thời vẫn phát huy tự chủ, phân cấp mạnh mẽ, đồng bộ và hỗ trợ các CSGD ĐHTV, ĐVTT trong lộ trình triển khai tự chủ ĐH. Các ĐH hàng đầu thế giới hiện nay hầu hết đều là những university – school theo mô hình “02 cấp” – PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ khẳng định.
PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ: “Một ĐH lớn, mạnh không chỉ là quy mô mà chính là ở “cơ chế”, mức độ đầu tư, huy động các nguồn lực và phương thức quản trị ĐH phù hợp, hiệu quả, phát huy “tự chủ ĐH” gắn với vai trò, điều phối chiến lược và giám sát các trường thành viên”.
Tuy nhiên, theo như phân tích của PGS.TS Nguyễn Ngọc Vũ thì từ khi Luật GD ĐH ra đời, tất cả các trường ĐH đều thực hiện tự chủ thì quyền hạn của ĐH vùng không khác gì nhiều so với các trường ĐH khác. Đối với các ĐH quốc gia, Chính phủ ban hành qui chế hoạt động riêng đảm bảo các ĐH này luôn có mức tự chủ cao nhất trong tất cả các mặt hoạt động, khác biệt hẳn so với các trường ĐH thành viên.
Trong khi đó, các ĐH vùng hoạt động theo qui chế do Bộ GD&ĐT ban hành, quyền tự chủ rất hạn chế, không khác biệt gì nhiều so với các trường ĐH thành viên.Vì thế để cho các ĐH vùng hoạt động hiệu quả thì Chính phủ cần cho các ĐH này được áp dụng cơ chế như các ĐH quốc gia.
“Bên cạnh hoàn thiện môi trường, cơ sở pháp lý và điều kiện, năng lực cho các trường thành viên triển khai tự chủ ĐH, ĐH vùng cần được giao quyền tự chủ cao hơn và toàn diện hơn.
Chúng ta cần sớm sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện Thông tư 08 và các văn bản pháp quy quy định cụ thể về quyền tự chủ ĐH phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm và tổ chức của ĐH vùng, theo đó, vai trò điều hành chiến lược của ĐH vùng không chỉ thể hiện ở việc điều phối, quản lý, sử dụng chung và hiệu quả các nguồn lực, mà còn hình thành các trung tâm ĐH lớn, tận dụng lợi thế xếp hạng ĐH phù hợp với xu hướng thế giới hiện nay” – Giám đốc ĐH Đà Nẵng nói.
Theo giaoducthoidai.vn
Có nên giải tán đại học vùng?
Đề xuất giải thể đại học vùng, thay đổi cách quản lý của đại học quốc gia của nguyên Giám đốc Đại học Thái Nguyên Từ Quang Hiển tại Hội thảo Giáo dục 2018 (VEC 2018) với chủ đề "Giáo dục đại học - Chuẩn hóa và hội nhập quốc tế" mới đây đang tạo "cơn sốt" về những bất cập, hạn chế trong mô hình này.
Minh họa của ĐAN
Hoạt động không hiệu quả
Theo GS Từ Quang Hiển, mô hình đại học vùng đã thử nghiệm được 24 năm. Mô hình này cho thấy đang cản trở sự phát triển của các trường đại học thành viên và không có hiệu quả.
"Vô tình, chúng ta đang tạo ra cấp trung gian quản lý trong quản lý giáo dục đại học hiện hành. Nó như cấp tổng cục vậy. Tôi từng là Hiệu trưởng Đại học thành viên cũng là Giám đốc Đại học vùng nên rất thấu hiểu tình trạng của đại học vùng. Vì thế, tôi đề nghị các đồng chí lãnh đạo Quốc hội và Chính phủ nghiên cứu kỹ mô hình này. Nếu giải thể được là tốt nhất.
Nếu không giải thể đại học vùng thì trao quyền tự chủ cao cho các trường đại học thành viên và có cơ chế chính sách cho đại học vùng tương đương như đại học quốc gia. Bên cạnh đó, cơ chế quản lý đại học vùng, đại học quốc gia cũng cần có những đổi mới để có thể phát huy tác dụng cao nhất của các trường thành viên" - ông Hiển nói.
Mô hình đại học vùng đang bộc lộ những hạn chế cần khắc phục. Ảnh minh hoạ: A.C
Ông Hiển cũng chỉ rõ cần thay đổi cách quản lý của đại học quốc gia và đại học vùng giống như quản lý University system của nước ngoài, có nghĩa là đại học không phải là cấp quản lý trung gian (tổng cục), cũng không phải là cấp trên của các trường đại học thành viên; thực hiện được như vậy thì đại học và các trường thành viên đều phát triển bền vững. Có cơ chế mở về đại học quốc gia/vùng, các trường đại học độc lập đóng cùng địa bàn với đại học quốc gia/vùng có thể tham gia đại học với tư cách trường thành viên, ngược lại các trường thành viên của đại học cũng có thể tách ra thành trường đại học độc lập.
Đại học vùng phải là một tổ chức hữu cơ thực thụ
Về vấn đề này, TS Hoàng Ngọc Vinh - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GDĐT - cho rằng cần tìm ra nguyên nhân căn bản của việc đại học vùng chưa thể phát triển như kỳ vọng, liệu rằng đây có phải mới chỉ là phép cộng thuần tuý các trường lại với nhau thành một tổ hợp đa lĩnh vực, đa ngành nghề mà chưa có sự kết hợp, điều hành đúng, thực hiện đúng về bản chất và ý nghĩa của mô hình đại học vùng. Từ đó, mới tìm ra nguyên nhân do khâu tổ chức, quản trị có vấn đề hay nhu cầu giải thể là sự tất yếu.
TS Vinh bày tỏ thêm: "Mô hình đại học vùng là đại học đa ngành, đa lĩnh vực, vậy tại sao lại không phát huy được sức mạnh tổng hợp của các trường thành viên? Đây có lẽ là câu chuyện về lãnh đạo, bởi bản chất của xã hội và nhu cầu của thị trường đang đòi hỏi sản phẩm mang tính liên ngành. Ví dụ công nghệ in 3D đâu phải chỉ đơn giản là kỹ thuật số, máy tính, lập trình, mà còn là cơ khí, chế tạo vật liệu và cả các khâu thiết kế, tiêu thụ...
Tất cả các khoa học đó tích hợp với nhau và cần thiết một mô hình đa lĩnh vực để giải quyết. Nếu làm tốt, đại học vùng chính là giải pháp hữu hiệu để giải quyết bài toán này khi mà mỗi trường thành viên có một thế mạnh riêng được liên hợp với nhau. Vì thế, cốt lõi của vấn đề không phải là ghép các trường vào, bây giờ giải tán ra mà là chưa đạt được mục đích như ban đầu, trong quá trình vận hành thiếu một đường lối cứng rắn và một quản trị giáo dục đại học hiệu quả. Trong đại học vùng, các trường cần hợp tác với nhau để tạo ra một mặt trận có sức mạnh lớn để hội nhập và cạnh tranh" - ông Vinh nói.
Để có thể phát triển tốt hơn, TS Vinh đề xuất đại học vùng, thậm chí kể cả đại học quốc gia cần có nghiên cứu lại về cách tổ chức quản trị, không để cấp trung gian, không để diễn ra câu chuyện một tổ chức hữu cơ mà các phần tử lại không liên kết với nhau.
GS Lâm Quang Thiệp - nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học, Bộ GDĐT - chia sẻ: "Có một hiệu trưởng trường thành viên ở Đại học Huế đã nói với tôi rằng, nếu có 3 điều ước, điều ước thứ nhất của ông là rời khỏi Đại học Huế. Điều ước thứ hai cũng là rời khỏi Đại học Huế và điều ước cuối cùng cũng là rời khỏi Đại học Huế. Đây là điều khiến bản thân tôi cũng rất trăn trở".
TUỆ NHI
Theo laodong.vn
Đại biểu tranh cãi gay gắt về mô hình giáo dục đại học Một số trường đại học thành viên của Đại học Quốc gia và Đại học vùng đang muốn ly khai vì phải nuôi bộ máy trung gian quá cồng kềnh. Sáng 7/9, Ủy ban Thường vụ Quốc hội tổ chức hội nghị góp ý dự thảo Luật Giáo dục đại học sửa đổi. Mâu thuẫn về mô hình cơ sở giáo dục đại...