Tăng tình trạng không tuyển được GV
Năm học 2012-2013 TP.HCM cần tuyển 3.049 nhưng chỉ tuyển được hơn 2.000 người. Sáng 24/1, Sở GD-ĐT TP.HCM đã cùng ngồi lại với hiệu trưởng các trường ĐH, CĐ khối ngành sư phạm tìm nguyên nhân.
Thiếu cả lượng và chất
Theo Sở GD-ĐT TP.HCM, nhiều ngành tuyển được ít giáo viên như mầm non chỉ tuyển được 580 /751 giáo viên, bậc tiểu học chỉ tuyển được 425 người/1080 giáo viên, THCS tuyển được 459 người /850 giáo viên, các bậc học còn lại như giáo viên THPT, giảng viên đều tuyển thiếu chỉ tiêu so với dự kiến.
Đã thiếu lại không tuyển đủ nguồn giáo viên, tuy nhiên chất lượng sinh viên các trường sư phạm trên địa bàn thành phố đang được đánh giá là thấp so với yêu cầu.
Bà Trương Thị Việt Liên, phó phòng GDMN (Sở GD-ĐT TP.HCM) nhiều giáo viên ra trường yếu, lúng túng trong tổ chức lớp học, thiếu trầm trọng kĩ năng giao tiếp, thiết kế, chưa yêu nghề, yêu trẻ nên không găn bó lâu dài, thậm chí có giáo viên mới thử việc được 2 tháng đã nghỉ việc. Hiện nay ngành mầm non thành phố còn thiếu 1258 người nhưng chưa tuyển được.
TP.HCM đang thiếu giáo viên ở mọi cấp học
Video đang HOT
Trong khi đó, ông Thái Quốc Tuấn – phó Phòng GD Trung học cũng nêu ý kiến, đối với ngành GD trung học, nhiều SV ra trường chưa có kinh nghiệm trong soạn, giảng bài và không có kinh nghiệm trong quản lý lớp học nên không thể bố trí làm GV chủ nhiệm lớp…
Ông Lê Ngọc Điệp, Trường phòng GD Tiểu học bày tỏ, có khoảng 75% người dân hài lòng với giáo viên tiểu học, đó là một đóng góp rất lớn của các trường sư phạm .Tuy nhiên các trường sư phạm cần đào tạo, bồi dưỡng, nghiên cứu khoa học theo chuẩn giáo viên. GV dạy giỏi hay kém cũng từ trường sư phạm mà ra, vì vậy các trường sư phạm và Sở cùng chịu trách nhiệm về năng lực của GV.
“TP.HCM phải có một trường thực nghiệm sư phạm, không thể nào hơn 500.000 HS tiểu học, 2 trường ĐH Sư phạm lớn mà không có một trường thực hành sư phạm được” – ông Điệp đề xuất.
Chương trình lạc hậu
PGS.TS Nguyễn Kim Hồng
Trong khi đó, PGS.TS Nguyễn Kim Hồng – phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm TP.HCM cho rằng, sẽ không có gì ngạc nhiên khi nhiều người chê SV sư phạm ra trường làm nghề yếu. Bởi trong khi ở các nước trên thế giới đào tạo tốt nghiệp ĐH xong, SV được học thêm 1 năm, sau đó cử xuống các trường thực nghiệm để rèn luyện kĩ năng, kinh nghiệm thì ở Việt Nam các trường sư phạm mong muốn có một trường thực nghiệm để cử SV xuống thực tập nhưng hiện tại chưa hề có.
Bà Hồng khẳng định “Nếu chúng tôi có một trường thực nghiệp sư phạm, chúng tôi sẽ cho các sinh viên xuống thực tập thường xuyên ngay từ năm thứ nhất thay vì 6 tuần thực tập cuối khóa như hiện tại khi đó sẽ không phải lo ngại vấn đề chất lượng.”
Phó hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm kỹ thuật TP.HCM Đỗ Văn Dũng thì cho rằng, muốn có đội ngũ SV ra trường chất lượng cao thì phải thay đổi chương trình học xuất phát từ chuẩn đầu ra, từ điểm xuất phát này mới giải quyết được toàn bộ điểm yếu hiện nay.
“Lâu nay tình trạng người đào tạo cứ đào tạo, người tiếp nhận cứ tiếp nhận, chương trình dạy cho SV hôm nay đến 3 đến 4 năm sau ra trường đã lạc hậu. Vì vậy cần dạy cho SV cách tiếp cận và phương pháp tự học, đặc biệt các trường sư phạm nên tạo cho giáo sinh ngay trong trường ĐH cách học mới để ra trường họ truyền tải cho các học sinh cách học mới” – lời ông Dũng.
Ông Trần Xuân Tế, hiệu trưởng Trường Quản lý Cán bộ TP.HCM đề xuất, “cần thành lập hội hiệu trưởng các trường khối ngành sư phạm để giải quyết những vấn đề bức xúc trong giáo dục…”
Theo Lê Huyền (Vietnamnet)
Hà Nội: Dạy thêm tràn lan ở bậc tiểu học
Trước tình trạng dạy thêm, học thêm (DTHT) diễn ra ở hầu hết các cấp học, ngày 1-11, Sở GD-ĐT TP Hà Nội đã tổ chức hội thảo lấy ý kiến về việc quản lý hoạt động này.
Theo Sở GD-ĐT TP Hà Nội, dù Bộ GD-ĐT nghiêm cấm DTHT ở bậc tiểu học nhưng hàng loạt hình thức dạy thêm trá hình dưới dạng quản lý ngoài giờ của các giáo viên tiểu học vẫn đang diễn ra khiến phụ huynh rất bức xúc. Đại diện lãnh đạo Sở GD-ĐT Hà Nội cho hay sở đã nhận được không ít khiếu nại của phụ huynh về tình trạng DTHT khá phổ biến ở bậc tiểu học.
Ông Lê Hồng Vũ, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Tây Hồ, nhấn mạnh nếu giáo viên dạy tốt thì có thu đến 500.000 đồng/buổi, lớp vẫn đông nhưng điều khiến phụ huynh bức xúc là giáo viên dạy không ra gì, lại ép con họ đi học bằng nhiều cách. Quản lý DTHT hiện nay cần tập trung vào việc làm sao để bảo đảm chất lượng theo đúng nhu cầu và chi phí phụ huynh bỏ ra, thay vì chỉ bảo đảm đúng thủ tục hành chính, giấy tờ. Muốn vậy, cần có kinh phí cho công tác kiểm tra, đánh giá. Bên cạnh đó, không thể thiếu chế tài mạnh, cụ thể.
Bà Dương Thị Thanh Huyền, Trưởng Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm, cũng cho rằng chế tài hiện nay chưa đủ mạnh để xử lý những vi phạm DTHT. "Theo tôi, nên áp dụng chế tài theo Luật Viên chức với hình thức xử lý rất quan trọng là hạn chế hoạt động nghề nghiệp. Theo đó, những giáo viên có hình thức ép học sinh đi học thêm, thu tiền cao, dạy không bảo đảm chất lượng thì có thể cho tạm dừng giảng dạy với môn học mà người đó đảm nhiệm trên lớp".
Về quản lý DTHT trong nhà trường, các giáo viên cho rằng mức thu quá chênh lệch giữa cùng một bậc học là nguyên nhân chính dẫn đến nhiều đơn thư, khiếu kiện của phụ huynh. Lãnh đạo Phòng GD-ĐT quận Hà Đông cho hay đã đi kiểm tra một số trường tiểu học và phát hiện có nơi thu tiền DTHT tới 700.000 đồng/học sinh. Bà Nguyễn Thị Hương, Phòng GD-ĐT huyện Từ Liêm, cho biết có giáo viên dạy tiểu học thu nhập lên tới hàng chục triệu đồng trong dịp hè vì thu tới 100.000 đồng/cháu/buổi với một lớp hơn 30 học sinh. Tuy nhiên, việc xử lý rất khó vì các trường đều có thể đưa ra đơn thỏa thuận của phụ huynh.
Chính vì vậy, lãnh đạo các phòng giáo dục kiến nghị Sở GD-ĐT TP Hà Nội cần đưa ra khung thu chi với hoạt động DTHT trong nhà trường để phụ huynh có thể yên tâm với hoạt động này.
Yến Anh
Theo người lao động
Đừng sĩ diện bắt con "chín ép" Mới đây, Bộ GD-ĐT công bố dự thảo điều chỉnh Điều lệ trường tiểu học trong đó có quy định học sinh có thể lực tốt và phát triển sớm về trí tuệ có thể được học vượt lớp trong phạm vi cấp học. Liệu quy định này có đáp ứng được nhu cầu của một bộ phận phụ huynh cho rằng con...