Tặng thí sinh 50.000 ‘Cẩm nang tuyển sinh ĐH-CĐ hậu COVID-19′
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, kỳ thi THPT quốc gia năm nay chuyển thành kỳ thi tốt nghiệp THPT. Quy chế tuyển sinh ĐH hệ chính quy của Bộ GD-ĐT công bố có nhiều điều chỉnh so với dự kiến.
Bạn trẻ tham dự ngày hội tư vấn xét tuyển đại học, cao đẳng do báo Tuổi Trẻ tổ chức – Ảnh: NAM TRẦN
Do vậy, các trường ĐH cũng phải điều chỉnh đề án tuyển sinh với nhiều thay đổi so với thông tin công bố trước đây.
Để giúp thí sinh có đầy đủ thông tin khi đặt bút làm hồ sơ đăng ký xét tuyển ĐH, CĐ, báo Tuổi Trẻ thực hiện “Cẩm nang tuyển sinh ĐH-CĐ hậu COVID-19″ dành tặng thí sinh. Cẩm nang này chứa đựng đầy đủ thông tin chi tiết về phương thức tuyển sinh của các trường ĐH, CĐ trên cả nước; quy chế tuyển sinh ĐH và quy chế thi tốt nghiệp THPT năm 2020; các nội dung chi tiết về kỳ thi đánh giá năng lực năm 2020 do ĐH Quốc gia TP.HCM tổ chức.
Liên quan đến kỳ thi đánh giá năng lực, các chuyên gia của ĐH Quốc gia TP.HCM cũng sẽ chia sẻ thông tin về đề thi mẫu, cách thức làm bài đạt điểm cao và những thông tin quan trọng nhất thí sinh cần biết.
Video đang HOT
Cẩm nang sẽ được phát miễn phí, tặng phụ huynh, học sinh khi tham dự các chương trình tư vấn tuyển sinh – hướng nghiệp năm 2020 do báo Tuổi Trẻ phối hợp với Bộ GD-ĐT, Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp (Bộ LĐ-TB&XH) tổ chức từ giữa tháng 6-2020.
Các trường ĐH, CĐ và các đơn vị giáo dục có nhu cầu đăng tải thông tin trên cẩm nang vui lòng liên hệ anh Phạm Đình Trung Hiếu – phòng kinh doanh báo Tuổi Trẻ (địa chỉ: 60A Hoàng Văn Thụ, P.9, Q.Phú Nhuận, TP.HCM; điện thoại: (028) 3997.4587; điện thoại di động: 0909.023.012.
Phương án thi tuyển sinh: Xoay không kịp với tiêu chuẩn của Bộ GD&ĐT?
Từ năm 2015, tuyển sinh của các trường ĐH phần lớn phụ thuộc vào kỳ thi THPT quốc gia. Năm nay, chỉ còn kỳ thi tốt nghiệp THPT trong bối cảnh tự chủ ĐH nên bản thân Bộ GD&ĐT và các trường đều rất lúng túng. Các trường ĐH đang "ngồi chờ" nhất cử nhất động mọi động thái chính sách từ phía Bộ GD&ĐT.
Các trường ĐH phải được tự chủ tuyển sinh Ảnh: Như Ý
Án binh bất động
So với phiên bản đầu tiên Bộ GD&ĐT công bố ngày 20/1, phiên bản dự thảo mới Quy chế tuyển sinh đang được lấy ý kiến các trường có một điều chỉnh quan trọng là Điều 12 của Quy chế quy định về bảo đảm chất lượng với các kỳ thi do các trường tổ chức riêng.
Năm 2020, nhiều trường ĐH dự kiến sẽ tổ chức kỳ thi riêng để tuyển sinh như: ĐH Quốc gia TP.HCM, trường ĐH Công nghệ TP.HCM, trường ĐH Quốc tế Hồng Bàng, trường ĐH Nguyễn Tất Thành, trường ĐH Tôn Đức Thắng, trường ĐH Bách khoa Hà Nội... Trong số này nhiều trường đã tổ chức kỳ thi này nhiều năm trước đó cũng cho biết khó thực hiện trong năm nay nếu dự thảo này được thực thi. Trong các tiêu chí để thực hiện kỳ thi riêng, yếu tố nhân lực để thực hiện kỳ thi khiến đại diện các trường băn khoăn nhất.
Tiến sĩ Lê Trường Tùng, Chủ tịch HĐQT Trường ĐH FPT, chia sẻ khi đọc Điều 12 dự thảo Quy chế tuyển sinh, thực sự không hiểu Bộ GD&ĐT muốn gì ở các trường! Bộ vẫn đặt yêu cầu tự chủ với các trường ĐH, thể hiện sự khích lệ các trường có phương án tuyển sinh riêng phù hợp với ngành nghề đào tạo của từng trường. Nhưng mặt khác, Bộ GD&ĐT lại liên tục tung ra những thông tin không chính thức có tính chất làm nhụt ý chí tự chủ tuyển sinh của các trường.
Chính vì vậy, do Quy chế chưa chốt nên một số trường "án binh bất động", dừng việc đưa ra thông báo mới cho đến khi có quy chế chính thức. Đáng chú ý nhất là nhóm trường an ninh, quốc phòng. Đây là những trường thu hút sự quan tâm của những thí sinh top đầu nhưng đến giờ, chưa có bất kỳ một động thái nào liên quan đến tuyển sinh kể từ khi Bộ GD&ĐT công bố thay đổi tính chất của kỳ thi THPT quốc gia. Các trường ĐH y dược dù đã tổ chức họp trực tuyến ngay sau khi có thay đổi về thi THPT để bàn phương án tuyển sinh nhưng đến giờ, vẫn chưa thể đưa ra đề xuất nào.
Nên cắt giảm yêu cầu chuẩn hóa
Chiều qua, 7/5, trao đổi với báo chí, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Văn Phúc cho biết trên cơ sở thực hiện phương án thi tốt nghiệp THPT, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh lại một số điều trong quy chế tuyển sinh ĐH, CĐ 2020 cho phù hợp. Tinh thần của Quy chế là hạn chế tối đa thay đổi, giữ ổn định như 2019, tạo thuận lợi nhất cho các trường và thí sinh trong công tác tuyển sinh; tôn trọng quyền tự chủ của các cơ sở đào tạo theo như quy định của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục Đại học (GDĐH), nhưng phải đảm bảo chất lượng tuyển sinh, an toàn, công khai và minh bạch.
Do đó, Thứ trưởng Nguyễn Văn Phúc khẳng định việc Quy chế tuyển sinh 2020 bổ sung các điều kiện quy định với những trường muốn tổ chức tuyển sinh riêng là nhằm tăng cường công cụ quản lý nhà nước để đảm bảo các kỳ thi riêng diễn ra nghiêm túc, minh bạch, đúng quy định, và đảm bảo chất lượng. Để tổ chức một kỳ thi tuyển sinh, các trường ĐH phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhân sự (bộ phận chuyên trách khảo thí có trình độ, kinh nghiệm), cơ sở hạ tầng (phòng ốc, máy tính, phần mềm...),...đây là những điều kiện căn bản, tối thiểu để tổ chức tuyển sinh thành công, chất lượng.
Đây cũng là những quy định cần thiết khi tổ chức một kỳ thi để đảm bảo quyền lợi của các thí sinh, đảm bảo công bằng xã hội. Tuy nhiên, sau khi tiếp thu ý kiến đóng góp của các chuyên gia, các cơ sở giáo dục ĐH, Bộ GD&ĐT đã điều chỉnh một số điều kiện để tổ chức thi riêng theo hướng giảm bớt để phù hợp với năng lực của các cơ sở đào tạo, phù hợp với điều kiện, mục tiêu tuyển sinh năm nay đồng thời đảm bảo tính khả thi của quy chế.
Cụ thể, Quy chế quy định cơ sở đào tạo ĐH muốn tổ chức thi riêng cần đáp ứng các điều kiện sau: Có bộ phận độc lập chuyên trách thực hiện chức năng tổ chức thi tuyển sinh; Bảo đảm nhân lực đáp ứng các yêu cầu về năng lực quản lý và chuyên môn để tổ chức tốt kỳ thi riêng; Có ngân hàng câu hỏi thi chuẩn hóa và/hoặc tự luận đủ lớn để xây dựng đề thi cho việc tổ chức thi trong mỗi lần thi; Có đủ điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị đảm bảo số lượng, chất lượng phù hợp với quy mô, hình thức tổ chức thi...
Một chuyên gia giáo dục độc lập, TS. Đỗ Thị Ngọc Quyên cho rằng, Điều 12 của dự thảo này là một quy định có ý làm khó các trường. Đặc biệt là trong khoảng thời gian rất ngắn, hầu như các trường sẽ không thể đáp ứng yêu cầu.
"Chính bài thi tốt nghiệp THPT mới là bài thi cần phải chuẩn hóa? Không biết Bộ có chuẩn hóa các đề thi của kỳ thi này như yêu cầu của Điều 12?". - Tiến sĩ Đỗ Thị Ngọc Quyên
Tuyển sinh ĐH 2020: Có bao nhiêu phương án, liệu có thêm hình thức xét tuyển mới? Không còn kỳ thi THPT quốc gia, tuyển sinh ĐH có nhiều thay đổi. tTnh đến thời điểm này có bao nhiêu hình thức xét tuyển được các trường đề xuất? Bạn đọc đặt câu hỏi, tính đến thời điểm này có bao nhiêu hình thức xét tuyển được các trường đề xuất và dự báo liệu có thêm những hình thức xét...