Tặng sách – lan tỏa tinh thần tích cực trong các khu cách ly, phong tỏa
Nhằm tiếp thêm tinh thần và năng lượng tích cực cho người dân trong thời gian thực hiện cách ly tại các khu phong tỏa do dịch COVID-19, từ giữa tháng 7/2021 đến nay, Thành đoàn TP Hồ Chí Minh phối hợp với Văn phòng phía Nam Hội Xuất bản Việt Nam cùng Sở Thông tin và Truyền thông TP Hồ Chí Minh tổ chức chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách”, mang hàng nghìn đầu sách hay đến các khu phong tỏa để tặng cho từng nhà.
Hoạt động hỗ trợ của Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh đối với các thí sinh dự thi tốt nghiệp THPT (ảnh minh họa).
Niềm vui tinh thần cho người dân
Khu phố phải phong tỏa vì liên quan ca mắc COVID-19, nhiều ngày qua, bạn Nguyễn Ngọc Phương Quỳnh (20 tuổi, trú tại phường Nguyễn Cư Trinh, Quận 1) dành phần lớn thời gian giãn cách ở nhà để rèn luyện thể dục, xem phim và đọc sách. Vốn có sở thích đọc và mua sách nhưng vì ảnh hưởng của đại dịch khiến các nhà sách phải tạm ngưng hoạt động, việc đặt và giao hàng qua mạng cũng gặp nhiều khó khăn nên Phương Quỳnh đành đọc lại những cuốn sách cũ trong tủ sách của gia đình, nhiều cuốn được bạn đọc đi đọc lại đến 4-5 lần. Khi biết khu phố của mình được nhận sách từ chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách” của Thành phố, Quỳnh rất vui và háo hức vì hầu hết các đầu sách được tặng đều là sách mới phát hành gần đây của nhiều tác giả trong và ngoài nước, trong đó có rất nhiều tựa sách thuộc các lĩnh vực khoa học, lịch sử mà bạn quan tâm.
“Hôm nhận được thông báo ra chốt kiểm soát của khu phong tỏa để nhận sách do Thành phố gửi tặng, mình vừa bất ngờ vừa vui khi trong những cuốn sách nhận được có nhiều cuốn mới ra mắt, mình rất muốn đọc nhưng chưa kịp mua vì đại dịch bùng phát bất ngờ. Nhiều người quan niệm rằng trong đại dịch thì điều quan trọng nhất là đảm bảo đầy đủ lương thực, thực phẩm để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, chăm sóc sức khỏe của người dân, điều đó hoàn toàn đúng, nhưng việc chăm sóc đời sống tinh thần khi thực hiện giãn cách trong thời gian dài cũng quan trọng không kém. Mình muốn dành thời gian giãn cách để đọc thêm nhiều sách thay vì chỉ nằm xem điện thoại hay chơi máy tính”, Phương Quỳnh bày tỏ.
Giống như Phương Quỳnh, gia đình 4 người của chị Huỳnh Hồng Hạnh (33 tuổi, trú tại phường Bình Trị Đông, quận Bình Tân) cũng nằm trong khu phong tỏa vì hàng xóm có người là F0. Vừa rồi, ngoài lương thực, thực phẩm, gia đình chị Hạnh nhận được sách từ thành phố gửi tặng. Trong đó, có rất nhiều sách thuộc lĩnh vực y khoa và chăm sóc sức khỏe cho trẻ nhỏ mà theo chị Hạnh là rất bổ ích để cả gia đình cùng bổ sung kiến thức, học hỏi thêm kinh nghiệm tăng cường sức đề kháng, nâng cao sức khỏe để chống chọi với đại dịch.
“Hai bé gái nhà tôi tuy chỉ mới học mẫu giáo và đầu cấp tiểu học nhưng khi nghe bố mẹ giảng giải các kiến thức về giữ gìn vệ sinh cơ thể phòng dịch, ăn uống đúng cách và đủ chất, rèn luyện thể dục… thì rất chăm chú lắng nghe và thích thú làm theo. Đây cũng là cách để các bé sử dụng hiệu quả thời gian nghỉ học ở nhà, không để lãng phí vô ích. Ngoài sách thường thức, gia đình tôi còn đọc truyện cổ tích để giúp các con làm quen mặt chữ, học ghép vần để có thể tự đọc sách, hình thành tư duy tưởng tượng, tìm tòi kiến thức…”, chị Hạnh chia sẻ.
Chị Hạnh cho biết, gia đình chị cũng như nhiều hộ dân trong khu phố rất bất ngờ và cảm kích khi người dân trong khu cách ly không chỉ được Thành phố đảm bảo vật chất mà còn được chăm lo về tinh thần. Theo chị Hạnh, việc khép cửa và đọc sách là cách giúp người dân, thanh thiếu niên bớt buồn chán trong mùa dịch, vừa bổ sung thêm kiến thức, vừa có những “chuyến phiêu lưu” cho tinh thần.
Sự chung tay tiếp sức
Video đang HOT
Theo ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, từ khi được phát động vào ngày 18/7 đến nay, dù gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch nhưng chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách” đã nhận được sự đóng góp, ủng hộ từ hàng chục nhà xuất bản, đơn vị phát hành và các nhà sách trên khắp địa bàn TP Hồ Chí Minh như Nhà xuất bản Trẻ, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia Sự thật, Saigon Books, Huy Hoàng Bookstore, Thái Hà Books, Công ty Fahasa, Công ty Hương Trang, Công ty Văn hóa Văn Lang, Công ty Minh Long, Công ty Quảng Văn… với số lượng sách lên đến hơn hàng trăm tựa và 10.000 ấn bản (cả sách giấy và sách điện tử). Các đầu sách đa dạng các thể loại như sách văn học, thiếu nhi; sách kiến thức phổ thông (khám phá, khoa học thường thức, sức khoẻ…); sách kỹ năng sống; sách truyện (truyện chữ, truyện tranh)… để phục vụ nhiều đối tượng khác nhau.
Ông Lê Hoàng cho biết thêm, nhằm đảm bảo thực hiện các yêu cầu về phòng, chống dịch, những sách giấy, tạp chí được các nhà xuất bản đóng góp cho chương trình sẽ được tập trung về Nhà văn hóa Thanh niên TP Hồ Chí Minh để Ban tổ chức phân loại, đóng gói, khử trùng trước khi gửi đến các khu cách ly, phong tỏa, các bệnh viện dã chiến trên địa bàn để chuyển đến người dân. Ngoài ra, các ấn bản sách điện tử và sách nói do các đơn vị gửi về sẽ được Thành Đoàn TP Hồ Chí Minh tổng hợp và đăng tải lên ứng dụng đọc sách miễn phí Voiz FM và ứng dụng Waka để người dân có thể nghe, đọc trực tuyến.
Chị Trịnh Thị Hiền Trân, Phó Chủ tịch thường trực Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam TP Hồ Chí Minh chia sẻ: Toàn bộ quá trình trao tặng sách đến người dân được Thành Đoàn phối hợp với Hiệp hội Xuất bản TP Hồ Chí Minh triển khai nhanh chóng, bảo đảm các nguyên tắc 5K phòng, chống dịch COVID-19. Sách khi được chuyển đến các khu cách ly, phong tỏa trên địa bàn sẽ được các Quận,
Huyện đoàn linh hoạt trao tặng đến người dân theo điều kiện tại chỗ. Có nơi sẽ đặt sách ở các bàn nhận đồ tại chốt kiểm soát để người dân đến lấy, đơn vị khác thì đóng gói sẵn từng phần 4-5 cuốn sách trao tận cửa nhà của từng hộ dân trong khu vực. Riêng khu cách ly tập trung thì các bạn đoàn viên sẽ liên hệ quản lý từng khu để được hỗ trợ vào dán các thông tin có mã QR hướng dẫn người dân sử dụng chương trình đọc sách miễn phí trên các nền tảng ứng dụng
Theo chị Trịnh Thị Hiền Trân, khi TP Hồ Chí Minh đang tập trung tất cả mọi nguồn lực thực hiện giãn cách toàn xã hội theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ để chống dịch, sự xuất hiện của chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách” đặc biệt có ý nghĩa, bổ ích, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, tạo cơ hội cho người dân tìm hiểu kiến thức mới bằng những cuốn sách hay, sách giá trị khi thực hiện cách ly, giãn cách. Thông qua chương trình, Ban tổ chức chương trình mong muốn truyền tải năng lượng tích cực đến người dân; đồng thời, qua đó góp phần lan tỏa văn hoá đọc trong cộng đồng
Theo dự kiến, chương trình “Sách trao tay, học ngày giãn cách” tiếp tục được TP Hồ Chí Minh triển khai trong thời gian tới cho đến khi hoàn thành việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16. Riêng Quận đoàn Phú Nhuận bên cạnh chương trình tặng sách của Thành phố cũng đang phối hợp cùng Nhà xuất bản Tổng hợp TP Hồ Chí Minh tổ chức thêm chương trình “Đưa sách vào khu cách ly, khu phong tỏa” trên địa bàn quận, với chủ đề “Khép cửa đọc sách”. Đến nay, gần 1.000 đầu sách giấy đa dạng thể loại, đề tài cùng nhiều gói cước đọc thư viện sách điện tử với hơn 200 đầu sách đọc trong 3 tháng, nghe kho sách 2.000 quyển trên ứng dụng Voiz FM trong 30 ngày đã được gửi đến người dân tại 30 khu phong tỏa trên địa bàn quận.
Đà Nẵng tiếp tục tạm dừng hoạt động của cảng cá Thọ Quang
Chiều 1/8, Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Đà Nẵng tổ chức họp bàn về biện pháp phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.
Cảng cá Thọ Quang sẽ tiếp tục tạm dừng hoạt động để phòng, chống dịch. Ảnh: Trần Lê Lâm/TTXVN
Ông Phan Văn Sơn, Phó Chánh Văn phòng UBND thành phố Đà Nẵng cho hay, tính từ 13 giờ ngày 31/7 đến 13 giờ ngày 1/8, Đà Nẵng ghi nhận 76 ca mắc COVID-19, 55 trường hợp cách ly tập trung, 6 trường hợp trong khu vực phong tỏa, 15 ca chưa được cách ly. Các ca mới phát sinh chủ yếu trên địa bàn quận Sơn Trà, tập trung ở phường Nại Hiên Đông, Thọ Quang, An Hải Bắc, Phước Mỹ, Mân Thái. Đáng chú ý, trường hợp F1 liên quan chuỗi V.H.B (phường Hòa Xuân, quận Cẩm Lệ), đã hoàn thành cách ly tại khách sạn Seven Sea (quận Sơn Trà), sau khi xét nghiệm đã ghi nhận dương tính với virus SARS-CoV-2.
Trong ngày 1/8, Đà Nẵng tổ chức xét nghiệm cho 52.566 lượt người, tập trung lấy mẫu tại 2 điểm nóng là lò mổ Đà Sơn và cảng cá Thọ Quang. Đây là kỷ lục về số lượng người được xét nghiệm trong ngày của thành phố Đà Nẵng. Hiện thành phố đang thực hiện cách ly, giám sát 2.587 trường hợp F1 và 4.434 trường hợp F2.
Ông Phan Văn Sơn đề xuất, quận Sơn Trà cần tăng tốc truy vết, phong tỏa, xét nghiệm những điểm nóng trên địa bàn quận; quản lý chặt chẽ khu phong tỏa, tuyệt đối không cho người dân ra ngoài tại khu vực phong tỏa cứng, thực hiện nghiêm Chỉ thị 05 của UBND thành phố.
Đánh giá về tình hình kiểm soát dịch bệnh, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Đà Nẵng (CDC Đà Nẵng) Tôn Thất Thạnh cho hay, ngoài chuỗi lây nhiễm cảng cá Thọ Quang, thì các chuỗi lây nhiễm khác đều đã được kiểm soát.
Ông Thạnh đề xuất, quận Sơn Trà phong tỏa cứng, nội bất xuất ngoại bất nhập với phường Thọ Quang (trước đó đã phong tỏa cứng phường Nại Hiên Đông); tổ chức lấy mẫu xét nghiệm 100% người dân tại 2 phường Nại Hiên Đông và Thọ Quang (quân Sơn Trà). Ngoài ra, các phường Mân Thái, An Hải Bắc, Phước Mỹ số ca lây nhiễm không cao nên chỉ tổ chức lấy xét nghiệm 100% đại diện hộ gia đình.
Ông Thạnh đề nghị, quận Sơn Trà xem xét quy trình cách ly tại khách sạn Seven Sea. Đối với những người hoàn thành cách ly tập trung 14 ngày, phải có sự giám sát của cơ sở y tế 14 ngày và thực hiện lấy mẫu thêm 2 lần.
Phát biểu chỉ đạo, Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng, đề nghị Ban chỉ đạo Phòng, chống dịch COVID-19 triển khai Công điện 103 của Thủ tướng Chính phủ, trong đó có nội dung quan trọng cần lưu ý đó là "tuyệt đối không để người dân di chuyển khỏi nơi cư trú từ sau ngày 31/7/2021 đến khi hết giãn cách".
Theo Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, tính từ ngày 3/5/2021 đến nay, Đà Nẵng đã vượt mốc 1.000 ca; đặc biệt, hôm nay (1/8) Đà Nẵng phát hiện 76 ca mắc COVID-19 cao nhất từ trước đến nay. Điều này chứng tỏ dịch bệnh trên địa bàn thành phố đang ở mức độ nguy hiểm cao.
Ông Quảng cho hay, đến thời điểm hiện tại lực lượng chức năng vẫn chưa truy vết hết các trường hợp liên quan đến cảng cá Thọ Quang, việc này dẫn đến nhiều ca mắc COVID-19 còn phát sinh ở cộng đồng liên quan đến cảng cá.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng yêu cầu các quận huyện có biện pháp để truy vết những người có liên quan đến cảng cá Thọ Quang; tiến hành phát phiếu điều tra đến hộ gia đình khai báo có liên quan đến cảng cá Thọ Quang hay không và yêu cầu các địa phương hoàn thành trong vòng 2 ngày.
Về triển khai Nghị quyết 08 của Thành ủy và Chỉ thị 05 của UBND thành phố, ông Nguyễn Văn Quảng biểu dương các đơn vị, quận huyện đã chủ động trong việc triển khai, có nhiều biện pháp sáng tạo; có nhiều cách làm hay cần được nhân rộng. Đơn cử như, quận Thanh Khê linh động trong việc xác định chốt cứng, chốt mềm, huy động nhiều lực lượng tham gia kiểm soát thực hiện Chỉ thị 05 của UBND thành phố.
Ông Quảng nhận định, Đà Nẵng triển khai Chỉ thị 05 của UBND thành phố vào đúng ngày Chủ Nhật, vì vậy chưa bộc lộ điểm thiếu sót, ngày mai (2/8) có thể sẽ phát sinh những yếu tố phức tạp, xung đột. Vì vậy Bí thư Thành ủy đề nghị các địa phương chuẩn bị phương án để tránh bị động, chủ động và linh hoạt trong việc xử lý. Cùng với đó, các địa phương cần phổ biến nội dung của Chỉ thị 05 UBND thành phố đến lực lượng tại các chốt để nắm và hiểu rõ, thực hiện hiệu quả.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng, lưu ý các địa phương cần phải thực hiện công tác tuyên truyền đến từng khu dân cư; lập bản đồ của các chốt trên địa bàn và khu dân cư, chuyển về Sở Thông tin và Truyền thông để theo dõi liên kết, hỗ trợ quản lý tại các điểm chốt; yêu cầu cơ quan chức năng tuyệt đối đảm bảo cung ứng hàng hóa đối với điểm phong tỏa, khu cách ly, triển khai khẩn trương gói hỗ trợ của thành phố và của Trung ương.
Kết luận buổi họp, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng Lê Trung Chinh đề nghị quận Sơn Trà tập trung tăng cường lực lượng kiểm soát chặt, phong tỏa cứng phường Nại Hiên Đông và Thọ Quang, đảm bảo người dân không được ra khỏi phường, cung ứng đầy đủ thực phẩm cho người dân ở đây.
Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng đề nghị tiếp tục dừng hoạt động cảng cá Thọ Quang, trong đó dừng việc tiếp nhận tất cả tàu các địa phương khác vào; xem xét tiếp nhận tàu cá Đà Nẵng.
Giao quận, huyện, xã, phường phát phiếu điều tra các trường hợp liên quan đến cảng cá Thọ Quang.
Giao cho văn phòng, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông nghiên cứu mẫu đi đường và số hóa mẫu giấy đi đường; xử lýnghiêm những người cấp tùy tiện giấy đi đường không đúng quy định.
Tổng đài 1022 phát huy vai trò trả lời kiến nghị của người dân, phân công người có trách nhiệm giải đáp câu hỏi, theo tinh thần tất cả ý kiến của người dân phải trả lời nhanh nhất...
Huy động tổng lực sẵn sàng cho cuộc hồi hương của hàng nghìn người Hơn 10.000 lao động đăng ký trở về quê tránh dịch, các địa phương ở Nghệ An đang dồn sức để chuẩn bị tốt nhất các điều kiện tiếp nhận, đảm bảo công tác phòng, chống Covid-19. Dòng người Nghệ An từ các tỉnh phía Nam đổ về quê bằng phương tiện cá nhân. Họ đã phải vượt qua hơn 1.000 cây số...