‘Tăng quyền cho công an xã được tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm là cần thiết’
Các đại biểu Quốc hội đồng tình bổ sung chức năng tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của công an xã tại phiên thảo luận ở tổ vào chiều 20-10 về Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự.
Các đại biểu Quốc hội đồng tình bổ sung chức năng tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm của công an xã – Ảnh minh họa
Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật tố tụng hình sự sửa đổi, được đề xuất bổ sung khoản 3 điều 146, trong đó “Công an xã, phường, thị trấn, đồn công an có trách nhiệm tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, lập biên bản tiếp nhận, tiến hành kiểm tra, xác minh sơ bộ và chuyển ngay tố giác, tin báo về tội phạm kèm theo tài liệu, đồ vật có liên quan cho cơ quan điều tra có thẩm quyền”.
Với nội dung này, các đại biểu Quốc hội đều cho rằng bổ sung chức năng tiếp nhận tố giác, tin báo tội phạm đối với công an xã là cần thiết.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cho rằng bổ sung chức năng xử lý tố giác, tin báo tội phạm cho công an xã rất cần thiết và đáp ứng kịp thời theo quy định của luật. Đồng thời, đây cũng là chỉ tiêu rất quan trọng mà Quốc hội đưa ra, đó là tỉ lệ xử lý tin báo tố giác tội phạm.
“Tình hình an ninh trật tự trong bối cảnh mới, nhất là kinh tế thị trường, có quá nhiều phức tạp, không những thành phố mà ở cả nông thôn, vấn đề trộm cắp, tội phạm, kể cả tội phạm công nghệ cao ở nông thôn phát triển. Vì thế, nhiệm vụ xử lý tin báo tố giác tội phạm thành nhiệm vụ chính trị của công an xã là rất cần thiết. Chúng ta yêu cầu công an xã nâng cao trách nhiệm phục vụ nhân dân, gắn với dân, lo cho dân, chứ không phải cấp gây trở ngại, khó khăn”, Chủ tịch nước nói.
Theo Chủ tịch nước, công an xã là lực lượng trực tiếp biên chế nhà nước, còn dân quân tự vệ là lực lượng trong dân nên việc phối hợp giữa các lực lượng rất quan trọng.
Nói thêm về dự thảo luật này, viện trưởng VKSND tối cao Lê Minh Trí nêu thực tế quy định trước đây chỉ đề cập đến lực lượng công an phường và đồn công an, không nhắc đến công an xã.
Trong khi đó, những năm gần đây, Bộ Công an đã chuyển công an chính quy làm công an xã, cho thấy lực lượng này đã có thay đổi căn bản về chất. Tuy nhiên, tính pháp lý trên thực tế lại không có, vì vậy cần thiết phải bổ sung để lực lượng công an xã được “chính danh”.
Ông Trí phân tích tất cả diễn biến phức tạp về tội phạm ở cơ sở chủ yếu ở cấp xã, làm tốt ngay từ đầu sẽ giảm được áp lực giải quyết ở cả cấp huyện và cấp tỉnh.
Video đang HOT
Còn đại biểu Nguyễn Sỹ Quang – phó giám đốc Công an TP.HCM – cho hay 2 năm qua, công an đã chuyển đổi lực lượng về công an xã rất lớn, hầu hết công an xã đều có cán bộ công an chính quy.
Theo ông Quang, lượng xử lý tin báo, tố giác tội phạm đã có hiệu quả hơn, số lượng tin báo tố giác tội phạm và năng lực xử lý của công an xã được nâng lên, đáp ứng được yêu cầu. Do đó, ông Quang nhận định việc bổ sung thẩm quyền là phù hợp với tình hình hiện nay.
Tuy đa số ý kiến tán thành, song trong báo cáo thẩm tra về dự án luật này, Ủy ban Tư pháp Quốc hội cũng cho hay có ý kiến đề nghị chưa sửa đổi khoản 3 điều 146 trong lần sửa đổi này vì cho rằng việc bổ sung, giao thêm trách nhiệm cho công an xã cần được xem xét, đánh giá kỹ về năng lực đội ngũ cán bộ, điều kiện cơ sở vật chất kỹ thuật để bảo đảm tính khả thi.
Di dời 'cụ đa' 200 tuổi nặng trên 120 tấn
Với quyết tâm 'cứu sống cụ đa', nhiều đơn vị của tỉnh Quảng Ngãi phối hợp di dời thành công "cụ đa" hơn 200 năm tuổi về 'nhà mới' để chăm sóc phục hồi 'biểu tượng' của tỉnh, sau khi "cụ" bị ngã đổ.
Cụ đa hơn 200 tuổi tỏa bóng rợp cả con đường - Ảnh: DƯƠNG THÀNH DANH
Chiều 25-9, sau nỗ lực cắt tỉa, xử lý vết thương, chăm sóc bộ rễ, xe đầu kéo vận chuyển cây đa cổ thụ trên 200 năm tuổi ở đường Nguyễn Văn Linh (tổ dân phố Trường Thọ Tây C, phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi) về núi Thiên Bút để chăm sóc, phục hồi cây đa được xem là biểu tượng của tỉnh Quảng Ngãi này. Trước đó, cây đa biểu tượng này bị bật gốc, ngã đổ.
Theo đó, trong ngày 24-9, Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi dùng xe cẩu lớn và nhiều dụng cụ, nhân lực để cắt tỉa, xử lý vết thương cho cây đa cổ thụ. Công việc này diễn ra tỉ mỉ và đảm bảo bộ rễ có thể được kích thích phát triển trở lại; những vết thương trên vỏ cây, cành, thân cũng được cắt gọn, thoa keo, đảm bảo cây không bị chảy nhựa làm giảm sức sống.
Phần rễ của cụ đa có đường kính hơn 6m, đường kính thân 4m và dài 20m sau khi cắt tỉa cành - Ảnh: TRẦN MAI
Hội Sinh vật cảnh tỉnh Quảng Ngãi xử lý vết thương, bôi keo để cây không chảy mủ, ảnh hưởng đến sức sống - Ảnh: TRẦN MAI
Cụ Anh (74 tuổi), bần thần khi cây đa gắn bó bao đời của dòng tộc ngay trước nhà bỗng dưng ngã đổ - Ảnh: TRẦN MAI
Đến sáng 25-9, Quảng Ngãi cử một lực lượng lớn gồm công an, dân quân tự vệ, Hội Sinh vật cảnh, Công ty Môi trường đô thị, điện lực, nhà mạng đến hiện trường di dời cây.
Sau nghi thức cúng bái theo tín ngưỡng của người dân địa phương đối với những cây đa gắn bó với làng qua nhiều đời, tỉnh Quảng Ngãi sử dụng 3 xe cẩu loại lớn nâng "cụ đa" lên khỏi mặt đất và đưa lên xe đầu kéo.
Dù phương án chuẩn bị từ trước, nhưng thân cụ đa có trọng lượng lên tới 120 tấn, đường kính hơn 4m và dài gần 20m nên 3 xe cẩu hạng nặng lần lượt là 120 tấn, 60 tấn và 50 tấn được huy động nâng, đưa "cụ đa" lên xe đầu kéo.
Ba xe cẩu 120 tấn, 60 tấn và 50 tấn hợp sức lại mới có thể nâng được cụ đa lên khỏi mặt đất - Ảnh: TRẦN MAI
Cụ đa quá to, không thể đi vào trung tâm TP Quảng Ngãi. Vì vậy xe đầu kéo phải đi ngược khoảng 1km di chuyển ra đường tránh quốc lộ 1 để di chuyển vào núi Thiên Bút - Ảnh: TRẦN MAI
Việc vận chuyển cũng khó khăn, lực lượng môi trường đô thị, điện lực và nhà mạng phải liên tục đều xe nâng và nhân lực di chuyển dây điện, dây mạng chắn ngang đường.
Mất khoảng 3 tiếng, xe đầu kéo mới chuyển cụ đa vượt quãng đường khoảng 5km từ phường Trương Quang Trọng về núi Thiên Bút ở phường Nghĩa Chánh, TP Quảng Ngãi.
Công nhân công ty môi trường tháo cả trụ đèn tín hiệu giao thông để di chuyển cụ đa - Ảnh: TRẦN MAI
Ông Lê Thế Tào, giám đốc Công ty T-T-T đảm nhiệm cẩu, kéo cụ đa, cho biết: "Để đảm bảo an toàn cho cây, chúng tôi dùng đến 3 chiếc xe cẩu trọng lượng lớn, 1 chiếc được đặt ở phía ngọn cây, 2 chiếc còn lại có nhiệm vụ nhấc cây lên, di chuyển và hạ xuống xe đầu kéo, cố định vị trí bằng dây xích".
"Vấn đề lớn là cụ đa nặng hơn so với dự tính ban đầu là 80 tấn. Thêm vào đó không gian quá chật chội, việc cố định xe cẩu rất khó khăn trong quá trình nâng đỡ. Kể cả việc di chuyển, xe đầu kéo cũng phải đi lùi khoảng 1km mới có thể ra đường tránh quốc lộ 1. Chúng tôi rất mừng khi nỗ lực hết mình trong một ngày đã di chuyển được cụ đa về "nhà mới" an toàn", ông Tào nói.
Cảnh sát chốt chặn ngay cửa ngõ phía bắc TP Quảng Ngãi không cho xe cộ lưu thông trong lúc xe chở cụ đa di chuyển - Ảnh: TRẦN MAI
Ông Hà Hoàng Việt Phương, chủ tịch UBND TP Quảng Ngãi, cho biết: "Bằng nỗ lực cứu cây hết mình, chúng tôi đã giữ lại cây đa biểu tượng cho người dân tỉnh Quảng Ngãi. Đây là trách nhiệm của tỉnh đối với tiền nhân và thế hệ mai sau".
"Trong ngày mai, chúng tôi sẽ gọi xe đầu kéo siêu trọng hạ cây và tiến hành trồng, chăm sóc. Việc trồng và chăm sóc cây được giao cho Hội Sinh vật cảnh và công ty môi trường tỉnh Quảng Ngãi đảm nhiệm", ông Phương nói.
Trước đó, sáng 21-9, cây đa có tuổi đời hơn 200 năm trên đường Nguyễn Văn Linh, phường Trương Quang Trọng, TP Quảng Ngãi ngã đổ, đè chết một người phụ nữ đi ngang qua.
Người dân trong khu vực và toàn tỉnh rất tiếc nuối khi cây ngã đổ. Khi chính quyền hỏi nguyện vọng bà con, người dân chỉ có hai mong ước là cứu cây giữ lại cho mai sau và thực hiện các nghi thức cúng bái chứng nhân của làng theo nghi thức tín ngưỡng bao đời. Chính quyền tỉnh đã chấp nhận hai nguyện vọng trên của bà con.
'Pháo đài' chống dịch: Không phân biệt lính, sếp, xắn tay áo cùng chống dịch Trong những ngày chống dịch, tại chính quyền cơ sở, lính cũng như sếp. Toàn bộ cán bộ, lãnh đạo đều tạm ngưng các công tác chuyên môn, cùng xắn tay áo thực hiện công tác phòng chống dịch Covid-19 và lo cho đời sống người dân. Trời đã khuya nhưng đèn trụ sở phường vẫn sáng, mục đích phục vụ cho những...