Tăng phụ cấp cho người trực tiếp chống dịch ở vùng có nhiều ca mắc Covid
Tại các địa phương có số người nhiễm Covid-19 cao, người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người bệnh…
được hưởng chế độ phụ cấp với mức 450.000 đồng/ngày.
Trước tình hình dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, đe dọa đến sức khỏe, tính mạng nhân dân, ngày 19/11, Chính phủ ban hành Nghị quyết 145 quyết nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch.
Tại các địa phương có số người mắc Covid-19 cao, người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người mắc Covid-19, nghi mắc Covid-19 tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 (trừ trường hợp người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế…) được hưởng chế độ phụ cấp với mức 450.000 đồng/ngày.
Người làm công việc kiểm soát nhiễm khuẩn; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, người mắc Covid-19; người thu gom chất thải, đồ vải, vỏ chai, lọ, hộp hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế; người làm nhiệm vụ bảo vệ… được hưởng phụ cấp 300.000 đồng/ngày.
Video đang HOT
Tại các địa phương có số người nhiễm Covid-19 cao, lực lượng trực tiếp khám, điều trị người nhiễm bệnh được hưởng chế độ phụ cấp với mức 450.000 đồng/ngày.
Đối với người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người mắc Covid-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn (bao gồm cả các trạm, tổ y tế lưu động); người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2… được hưởng phụ cấp 300.000 đồng/ngày.
Chế độ phụ cấp chống dịch mức 225.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với các đối tượng làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 (bao gồm cán bộ, chiến sỹ lực lượng quân đội nhân dân, công an nhân dân được tăng cường cho các tỉnh, thành phố) nhưng không thuộc một trong các đối tượng quy định nêu trên.
Học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân sách được huy động hoặc tình nguyện tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị người bệnh Covid-19, được hưởng một trong các mức phụ cấp như đối với cán bộ y tế khi thực hiện nhiệm vụ quy định nêu trên; được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày; mức chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày 40.000 đồng/người/ngày.
Chế độ quy định trên được áp dụng đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19 tại các cơ sở thu dung, điều trị Covid-19 tại TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 1/8 – 31/10. Trường hợp đối tượng đã được nhận kinh phí hỗ trợ, nhưng với mức hỗ trợ thấp hơn mức hỗ trợ được quy định tại Nghị quyết này thì được truy lĩnh phần chênh lệch.
Các đối tượng khác tiếp tục hưởng chế độ theo quy định tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 và Khoản 1 Nghị quyết số 58/NQ-CP ngày 8/6/2021 phiên họp của Chính phủ thường kỳ tháng 5/2021.
Nghị quyết cũng sửa đổi, bổ sung một số chế độ đối với người tham gia phòng, chống dịch Covid-19. Cụ thể, cán bộ, chiến sĩ lực lượng quân đội, công an; học sinh, học viên các trường thuộc lực lượng quân đội, công an được tăng cường cho các tỉnh, thành phố để làm các nhiệm vụ phòng, chống dịch Covid-19 chưa được quy định cụ thể tại Nghị quyết số 16/NQ-CP ngày 8/2/2021 của Chính phủ về chi phí cách ly y tế, khám, chữa bệnh và một số chế độ đặc thù trong phòng, chống dịch Covid-19 được hưởng phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày và theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo quyết định của cấp có thẩm quyền.
Người mắc Covid-19 đang điều trị tại các khoa hồi sức tích cực, các khoa có giường hồi sức tích cực, các trung tâm hồi sức tích cực khi có chỉ định chế độ ăn điều trị phù hợp bệnh lý, ăn qua sonde, ăn qua tĩnh mạch được ngân sách Nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế, nhưng không quá 250.000 đồng/người/ngày.
Chế độ phụ cấp đặc thù cho cả kíp tiêm là 12.000 đồng/mũi tiêm (tối đa không quá 240.000 đồng/người/ngày) khi thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 trong chương trình tiêm chủng miễn phí. Chế độ này được áp dụng đối với TPHCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An từ ngày 1/8 – 31/10.
Bệnh viện Chợ Rẫy cử tổ công tác hỗ trợ Bạc Liêu chống dịch
Trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp và số ca nhiễm tăng cao tại Bạc Liêu, Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) cử tổ công tác hỗ trợ tỉnh này chống dịch.
Bí thư Tỉnh ủy Bạc Liêu Lữ Văn Hùng (người đứng) cảm ơn đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy hỗ trợ tỉnh - Ảnh: SONG HẢO
Ngày 1-11, đoàn công tác của Bệnh viện Chợ Rẫy (TP.HCM) đã có buổi làm việc với UBND tỉnh Bạc Liêu về các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng chống dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi làm việc, tiến sĩ - bác sĩ Nguyễn Trí Thức, giám đốc Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết đơn vị sẽ cử tổ công tác của bệnh viện ở lại hỗ trợ tỉnh Bạc Liêu đến khi nào tình hình dịch bệnh COVID-19 trên địa bàn tỉnh ổn định.
Trước mắt, tổ công tác này sẽ hỗ trợ tỉnh khảo sát hệ thống oxy lỏng của các bệnh viện; quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn, năng lực xét nghiệm, chuẩn bị nguồn máu; thành lập nhóm hỗ trợ về chuyên môn với các cơ sở y tế trong tỉnh.
Về tình hình điều trị COVID-19, đoàn công tác của bệnh viện cho rằng việc phân loại bệnh nhân (tiêm 2 mũi vắc xin, chưa tiêm hoặc bệnh nhân nào không triệu chứng, bệnh nhân nào trên 65 tuổi) là rất quan trọng bởi sẽ có cách thăm khám riêng.
Cũng tại buổi làm việc, đoàn công tác đã hướng dẫn tỉnh Bạc Liêu việc sử dụng túi thuốc điều trị F0 tại nhà, nhưng lưu ý việc điều trị này quan trọng nhất phải có đội cấp cứu lưu động và đội điều trị F0 tại nhà.
Ông Lữ Văn Hùng, bí thư Tỉnh ủy, trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Bạc Liêu, cảm ơn Bệnh viện Chợ Rẫy đã quan tâm, hỗ trợ tỉnh. Theo ông Hùng, những kiến thức, kinh nghiệm về điều trị F0 và phòng chống dịch do các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy chia sẻ là rất quan trọng, là cơ sở để tỉnh triển khai thực hiện các giải pháp nhằm sớm khống chế dịch bệnh trên địa bàn tỉnh.
Ông Hùng yêu cầu ngành y tế thành lập ngay các trạm y tế lưu động; các tổ, đội phòng, chống dịch bệnh COVID-19. Đặc biệt, ngành y tế khẩn trương tổ chức tiêm phòng COVID-19 cho người dân 2 địa phương có số ca nhiễm tăng cao là thị xã Giá Rai và thành phố Bạc Liêu.
Cần Thơ áp dụng phòng, chống dịch theo cấp độ 2 từ ngày 1-11 Cần Thơ ra văn bản mới cập nhật cấp độ dịch ở TP này là cấp 2, áp dụng từ ngày 1-11-2021. Trong đó toàn TP áp dụng cấp 2; một quận cấp 1, tám quận, huyện còn lại cấp 2. Ngày 30-10, UBND TP Cần Thơ ban hành Công văn số 5568 về việc cập nhật đánh giá cấp độ dịch COVID-19...