Tặng phong bì: Nặng nghĩa vụ, nhẹ tri ân!
Việc tặng quà bằng phong bì cho giáo viên dịp 20/11 đang được “phổ thông hóa”. Nhanh, gọn, tiện như lý lẽ của nhiều thì việc tặng phong bì cho nhà giáo khó tránh tâm lý nặng nghĩa vụ, nhẹ tri ân.
Áp lực tặng phong bì
Nhà có hai con cách nhau đến 10 tuổi, chị Trần Ngọc Nương, ở Q.3, TPHCM có những trải nghiệm hoàn toàn khác nhau trong việc tặng quà cho thầy cô giáo của hai con.
Đối với cô con gái đầu nay đã ra trường đi làm, lúc cháu đi học thường tặng quà cho giáo viên (GV). Mọi việc rất nhẹ nhàng, khi là bình hoa, khi thỏi son, hộp phấn hoặc các món quà quê như mật ong, cam, bưởi… Đó là những món quà thông thường nên chị cũng không băn khoăn việc cô có thích, có dùng đến hay không.
Cả người tặng quà lẫn người nhận quà sẽ chỉ hạnh phúc khi món quà xuất phát từ tấm lòng (Ảnh minh họa: Cô trò Trường THPT Nguyễn Thị Minh Khai, TPHCM trong dịp 20/11)
Nhưng đến cậu em, giờ đang học tiểu học thì không biết từ lúc chị cũng đã bị nhiễm “ văn hóa phong bao”. Mọi ngày lễ, quà tặng cho giáo viên đã được chị đổi thành phong bì, quà tặng kèm chỉ là “vật ngụy trang”.
“Ai cũng nói tặng phong bì cho tiện, gọn nhưng xét về mặt tình cảm, ý nghĩa tôi thấy tặng quà và phong bì không giống nhau. Hành động tặng phong bì mang nặng tính nghĩa vụ, như là việc phải làm chứ không phải ở tâm thế hạnh phúc, phấn khởi vì sự quan tâm, hay được tặng quà cho người khác”, người mẹ phân tích.
Nói đến việc tặng phong bì nhanh, tiện hơn so với tặng quà, chị Dương Thanh Trang, ở Thủ Đức cũng không đồng tình. Tặng quà mang giá trị tri ân, cảm ơn, quan tâm nhiều hơn còn phong bì mang ý nghĩa trách nhiệm và cả sự mua chuộc. Nó cũng không tiện hơn vì quà tặng thì không thể đong đếm, có khi món quà vài chục cũng có ý nghĩa, người tặng quà không phải nặng nề cân đối như tặng phong bì.
Khi đó, theo chị Trang việc tặng quà đã trở thành lo toan, gánh nặng từ phía người tặng và chắc chắc cả phía người nhận thì không thể nói đến ý nghĩa, tri ân gì ở đây.
Người tặng, người nhận có hạnh phúc không?
Trong tọa đàm về người thầy mới đây, cô Lê Mỹ Trang, giáo viên dạy Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Q.12 thẳng thắn nói, rất nhiều phụ huynh đến ngày 20/11 là tặng phong bì cho thầy cô với mong muốn con mình được “đảm bảo” ở trường học về sự quan tâm, về điểm số.
Video đang HOT
“Đây có phải là hành động tri ân không? Dù rằng giáo viên lương thấp, như tôi phải làm thêm nhiều việc để nuôi sống mình nhưng việc tri ân như vậy, thầy cô có thật sự hạnh phúc với điều này hay không?” – Cô đặt câu hỏi đau nhói.
Việc quà tặng được quy đổi thành phong bì dù muốn hay không thì đều làm cả hai phía cho và nhận dễ nảy sinh những suy nghĩ thiếu tích cực, thiện chí về nhau.
Mọi người “vote” cho cuộc bình chọn “Giáo viên bộ môn nào để lại nhiều ấn tượng” cho bạn nhất được được thực hiện Đường sách TPHCM
Phía phụ huynh tặng phong bì cho thầy cô, ai dám nói mình không có ý muốn gửi gắm để cô không “đì” con mình hay quan tâm, ưu ái con hơn. Suy nghĩ “giáo viên nào mà chả thích tiền” có trong rất nhiều người. Phía giáo viên, làm sao tránh được suy nghĩ, phụ huynh đã “nhắn nhủ” mong muốn của mình vào những đồng tiền. Và ai có thể nhẹ nhõm, thanh thản khi “quà biếu” của cha mẹ học sinh là những tờ polymer.
Chị Nguyễn Nhung – một phụ huynh ở TPHCM phản đối lịch liệt tặng phong bì cho nhà giáo – cho rằng việc tặng phong bì cho giáo viên “tiếp tay” cho việc biến văn hóa phong bì thành phổ biến, đảo lộn những giá trị tốt đẹp và gieo vào đầu óc con trẻ suy nghĩ thực dụng, coi nhẹ đạo lý trong cuộc sống. Cả hai bên đều không thoải mái, vậy tại sao lại không mạnh dạn bỏ điều này.
“Thay vì ngồi tính toán đi thầy cô nào, đi bao nhiêu, phụ huynh nên ngồi xuống cùng con thảo luận, chia sẻ xem mình sẽ tri ân thầy cô bằng món quà nào với dự trù kinh phí ra sao. Hãy cùng con viết thiệp chúc mừng thầy cô giáo, dạy cho con cách tặng quà, nó vừa mang ý nghĩa tri ân thật sự trong dịp 20/11 và cũng gieo cho con những hạt mầm của tình yêu và sự biết ơn”, người mẹ nói.
Đồng tiền quan trọng nhưng trong cuộc sống, có nhiều thứ đáng giá và ý nghĩa, mang lại hạnh phúc, cảm xúc thật sự hơn chiếc phong bì. Tặng cái gì mà trước hết người tặng cần phải thấy nhẹ lòng, không phải đặt lo toan và toan tính gửi vào món quà.
“Văn hóa phong bì” là một thứ văn hóa không bao giờ nên khuyến khích trong bất cứ hoàn cảnh, môi trường nào, nhất là trong môi trường giáo dục.
Hoài Nam
Theo Dân trí
Vinh danh 183 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2018
GD&TĐ - Sáng nay (18/11) tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, Bộ GD&ĐT và Công đoàn giáo dục Việt Nam tổ chức lễ dâng hương, trao Bằng khen của Bộ Trưởng Bộ GD&ĐT cho các nhà giáo tiêu biểu nhân dịp ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11/2018.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ tặng Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho nhà giáo tiêu biểu
Buổi lễ nằm trong chuỗi hoạt động ý nghĩa chào mừng kỷ niệm 36 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam, nhân dịp đoàn cán bộ quản lý, giáo viên tiêu biểu xuất sắc năm 2018 về Thủ đô tham dự các hoạt động của chương trình Tri ân, tôn vinh cán bộ quản lý, giáo viên tiêu biểu của ngành Giáo dục năm 2018.
Các đại biểu và nhà giáo tiêu biểu dâng hương tại Văn miếu Quốc Tử Giám.
Đến dự hoạt động ý nghĩa này có Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức, Tổng Biên tập báo Giáo dục và Thời đại Triệu Ngọc Lâm cùng 183 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc - những tấm gương tiêu biểu nhất năm 2018 trong vượt qua khó khăn, nêu cao tinh thần trách nhiệm, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao.
Gửi lời chúc mừng tốt đẹp nhất đến các nhà giáo, phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh: Hơn 70 năm qua, nền giáo dục cách mạng luôn được Đảng, Nhà nước và nhân dân quan tâm, chăm lo; sự nghiệp giáo dục và đào tạo từng bước đạt được nhiều thành tựu rất đáng tự hào, góp phần quan trọng trong quá trình phát triển của đất nước. Trong đó, đội ngũ nhà giáo ngày càng phát huy được phẩm chất tốt đẹp, sáng tạo, đổi mới, tâm huyết với nghề.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại buổi lễ
Biết bao tấm gương nhà giáo đã vượt khó vươn lên, bám trường, bám lớp, tình nguyện công tác ở những vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, biên giới, hải đảo, hy sinh cả tuổi thanh xuân, hết lòng vì học sinh thân yêu, mang hết tâm sức, trí tuệ của mình để cống hiến cho sự nghiệp trồng người cao cả.
Buổi lễ dâng hương tại Văn Miếu Quốc Tử Giám hôm nay thể hiện sự trân trọng ghi nhận, đồng thời tin tưởng và mong đợi các nhà giáo tiếp tục phát huy tinh thần sáng tạo, ý chí vượt lên mọi khó khăn trong công cuộc đổi mới giáo dục và đào tạo, hết lòng vì học sinh thân yêu.
Quang cảnh lễ tri ân, tôn vinh nhà giáo tiêu biểu năm 2018 tại Văn miếu Quốc Tử Giám
Thay mặt Lãnh đạo Bộ GD&ĐT, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ đề nghị các thầy cô giáo, nhà trường tiếp tục phát huy phẩm chất tốt đẹp của nhà giáo Việt Nam, lan tỏa những tấm gương sáng tới toàn ngành và xã hội; đồng thời quan tâm chú trọng ứng xử văn hóa trong trường học theo Đề án "Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học" mà Thủ tướng đã phê duyệt, góp phần thực hiện thành công đổi mới GD&ĐT.
Xúc động thay mặt 183 nhà giáo được vinh danh tại Văn Miếu Quốc Tử Giám, cô giáo Lê Thị Lợi - Giáo viên Trường THCS Ngô Sỹ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) - chia sẻ: Tất cả giáo viên, trong đó có tôi, khi đứng trên bục giảng, trước những thế hệ học sinh thân yêu đều tâm niệm trách nhiệm và niềm tự hào về nghề mà mình đã chọn - nghề giáo.
Cô giáo Lê Thị Lợi - Giáo viên Trường THCS Ngô Sỹ Liên (Hoàn Kiếm, Hà Nội) phát biểu
Bởi vậy, chúng tôi luôn luôn tận tâm, tìm tòi, nghiên cứu và đổi mới phương pháp, tiếp cận kiến thức mới, cố gắng hết mình để truyền thụ tri thức, quan tâm chăm lo, giáo dục đạo đức, nhân cách cho học sinh phát triển toàn diện, để học sinh trở thành công dân tốt, đóng góp vào công cuộc phát triển của đất nước.
Niềm vui nhà giáo trong lễ tri ân.
Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho các nhà giáo tiêu biểu
Tâm huyết, giỏi chuyên môn, nghiệp vụ, trong nhiều năm gắn bó với nghề, cô giáo Lê Thị Lợi đã phụ trách, bồi dưỡng nhiều học sinh giỏi Toán quốc tế, quốc gia, học sinh giỏi cấp quận, thành phố... Các lớp do cô giảng dạy luôn đứng đầu toàn trường nhiều năm liền trong kì thi vào lớp 10 thành phố môn Toán; 100% HS lớp cô chủ nhiệm đỗ vào các trường công lập chất lượng cao với điểm xét tuyển rất cao; 80% học sinh đỗ vào các trường chuyên.
Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho nhà giáo tiêu biểu.
Tại buổi lễ, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam Vũ Minh Đức đã trao bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho 183 nhà giáo tiêu biểu toàn quốc năm 2018.
Theo Giáo dục Thời đại
Không chỉ là hạnh phúc của người thầy Tuần qua, ở khắp các địa phương trên cả nước đã diễn ra nhiều hoạt động kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11. Ảnh minh họa Đặc biệt là việc tri ân các thầy, cô, những người đã dành trọn cuộc đời cho sự nghiệp trồng người. Trên facebook, tràn những hình ảnh các cuộc gặp mặt của những lớp học trò...