“Tăng lương giáo viên phải là chuyện đương nhiên, không bàn cãi”
Việc tăng lương giáo viên nên là yếu tố tiên quyết trong quá trình cải cách giáo dục. Song đến nay, đề xuất này của Bộ GD-ĐT lại đang bị phản đối.
GS Đào Trọng Thi. Ảnh: Vietnamnet.
Trong dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục được Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ thay mặt Chính phủ trình Uỷ ban thường vụ Quốc hội mới đây, không có đề xuất tăng lương giáo viên và miễn học phí cấp THCS như trước đó đã đưa.
Trao đổi với PV về vấn đề này, GS Đào Trọng Thi, Nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội cho rằng việc tăng hạng lương giáo viên là cần thiết: “Tôi cho rằng, nếu thực hiện được chính sách này, sẽ là một bước tiến lớn của ngành giáo dục. Nội dung xếp lương giáo viên cao nhất trong bảng lương hành chính sự nghiệp không phải mới có trong Nghị quyết 29, mà đã có trên 20 năm. Lần đầu tiên nội dung này được nhắc đến trong Nghị quyết Trung ương 2 khóa VIII năm 1996. Suốt hơn 20 năm qua, Trung ương đã luôn kiên trì và nhất quán việc xếp lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp. Bây giờ chính là thời điểm để thể chế hóa trong luật giáo dục nhằm đảm bảo sự ổn định cũng như tính pháp lý để cả nước quyết tâm thực hiện.
Đương nhiên, chúng ta có thể hiểu, Nghị quyết Trung ương chỉ là định hướng, có thể có những độ trễ về thời gian, nhưng vì nội dung này đã có hơn 20 năm, nên không thể nói là không có tính khả thi, bởi lẽ khi Trung ương thông qua nghị quyết cũng đã phải cân nhắc đến tính khả thi và hoàn cảnh thực tiễn rồi.
Chuyện thể chế hóa một nội dung trong Nghị quyết Trung ương là vấn đề không cần bàn cãi nữa. Quan trọng là cần xây dựng lộ trình để thực hiện tăng lương phù hợp với hoàn cảnh của Việt Nam hiện tại”.
Theo GS Đào Trọng Thi, giải thích của Bộ Nội vụ rằng nhà giáo hiện đang được hưởng các chế độ phụ cấp lương đối với viên chức trên cùng địa bàn làm việc và hưởng phụ cấp ưu đãi theo nghề mức cao nhất đến 70% và phụ cấp thâm niên nghề là sự ưu đãi đặc biệt của Nhà nước là không hoàn toàn hợp lý.
GS Thi chỉ rõ, đến nay, tất cả các ngành đều có phụ cấp thì đây không còn là ưu tiên riêng với ngành giáo dục. Hơn nữa, phụ cấp của giáo viên không mang tính ổn định, theo quy định, các khoản phụ cấp này không được dùng để đóng bảo hiểm xã hội, không có giá trị khi giáo viên về hưu. Ngoài ra, những khoản này, chỉ áp dụng với những giáo viên đứng lớp, trong trường hợp giáo viên không đủ thời gian đứng lớp, sẽ không được nhận. Không phải tất cả các giáo viên các cấp đều được hưởng mức trợ cấp cao nhất 70%, đơn cử như giảng viên đại học, mức trợ cấp chỉ đạt 25%.
“Trong văn bản, rõ ràng chúng ta đang đề cập tới việc xét lương cao nhất, chứ không nói xét phụ cấp hay thu nhập, do đó, các Bộ liên quan nói điều này là không thỏa đáng, không thuyết phục được”, GS Thi cho hay.
GS Đào Trọng Thi cho rằng việc Bộ Tài chính băn khoăn về nguồn lực tài chính là có cơ sở. “Song vấn đề này được đặt ra trong Nghị quyết Trung ương hơn 20 năm, đến nay vẫn chưa thực hiện được, vậy thì các cơ quan có nhiệm vụ chuẩn bị điều kiện thực hiện nghị quyết cũng phải có trách nhiệm xem lại trách nhiệm của mình”?
Theo GS Đào Trọng Thi, vấn đề này cần được đưa ra bàn thảo một cách cẩn trọng, Chính phủ nên trình ra Quốc hội để thảo luận lại một cách kỹ lưỡng, không nên gạt khỏi chương trình nghị sự.
Không tăng lương giáo viên thì đừng nghĩ tới cải cách giáo dục
Video đang HOT
Từng có nhiều năm nghiên cứu về giáo dục Việt Nam và Nhật Bản, từng là giáo viên THPT, giảng viên Đại học, nghiên cứu sinh tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương, Đại học Kanazawa, Nhật Bản cho rằng, việc cải cách giáo dục nếu như không đảm bảo tiền lương cho giáo viên sẽ là bất khả thi.
Nghiên cứu sinh tiến sĩ Nguyễn Quốc Vương, Đại học Kanazawa, Nhật Bản.
“Nếu so sánh với nước Nhật thì chúng ra không thể khó khăn bằng họ sau năm 1945. Sau tháng 8/1945, Nhật Bản đã tiến hành cải cách giáo dục trong hoàn cảnh vô cùng khó khăn. Các thành phố lớn bị phá hủy, hai thành phố lớn bị ném bom, hàng triệu người thất nghiệp, ngân sách trống rỗng và xảy ra tình trạng thiếu lương thực. Vô số trường học bị bom thiêu cháy. Trong hoàn cảnh đó, để có thể cải cách giáo dục, yêu cầu khẩn khiết là phải đảm bảo được lương giáo viên. Trong hoàn cảnh đó, Nhật Bản vẫn quyết tâm tiến hành cải cách giáo dục để phục hưng và bước lên vũ đài thế giới như hiện nay. Vậy nếu nói không có tiền để thực hiện việc tăng lương cho giáo viên, liệu Việt Nam có khó khăn như Nhật Bản những năm sau 1945″?
Ông Vương cho rằng, vấn đề cốt yếu là ở chỗ, những nguồn lực hiện tại được chi cho giáo dục như thế nào, có thực sự minh bạch, đúng chỗ, hay vẫn được dùng để chi cho những cái không trực tiếp liên quan đến giáo dục, gây thất thoát ngân sách?
“Vấn đề không phải không có tiền, mà là sử dụng tiền đang có và sẽ có ra sao để minh bạch và không tham nhũng. Hầu hết các dự án đề ra đều không trình bày đến vấn đề này, dẫn đến không sử dụng hết nguồn lực, chứ không phải không có. Để giải quyết bài toán tài chính cho ngành giáo dục, chúng ta không thể tăng thu bằng cách tăng thuế của dân, cũng rất khó để cắt giảm ngân sách từ nơi khác về cho giáo dục. Như vậy, chỉ còn cách cân đối phần trăm ngân sách chi cho giáo dục. Trong nguồn phần trăm đó, phải phân bổ ra sao cho hiệu quả là vấn đề đặt ra. Thứ 2 cần phải tái cơ cấu từ Bộ GD-ĐT cho đến các Sở tại địa phương, các giáo viên trong trường học. Ai xứng đáng thì để lại, ai không xứng đáng thì nên loại bỏ ra khỏi bộ máy. Nếu vẫn dư thừa những người làm việc không hiệu quả, sẽ dẫn đến bội chi ngân sách”, ông Vương phân tích.
Ngoài ra, ông Nguyễn Quốc Vương cũng cho rằng, lý lẽ mà các bộ liên quan đưa ra rằng giáo viên có các khoản trợ cấp khác là không hợp lý. Phụ cấp của giáo viên tùy thuộc vào thâm niên, có các khoản tiền trợ cấp đứng lớp, tiền thừa giờ, tuy nhiên, vẫn chưa đảm bảo đời sống giáo viên.
“Những giáo viên có thu nhập tốt hơn thuộc vào các nhóm như giáo viên có thâm niên trên 15 năm, giáo viên trong biên chế, giáo viên làm quản lý. Những giáo viên không rơi vào nhóm này đều sẽ có đời sống rất khó khăn, đặc biệt là giáo viên trẻ, giáo viên hợp đồng. Ngay cả những gia đình có 2 vợ chồng làm giáo viên cũng sẽ khó khăn nếu nuôi 2 con nhỏ.
Chính sách đưa ra phải nhằm vào tất cả các đối tượng, không chỉ nhằm vào đối tượng có thể sống được để lấy lý do. Hơn nữa, khi anh thắt chặt việc dạy thêm học thêm đồng nghĩa với việc phải đảm bảo đời sống cho giáo viên. Nếu không, bản năng sinh tồn sẽ khiến họ phải có mẹo nào đó để lách luật”, ông Vương cho hay
Theo VOV
Dự kiến lương giáo viên cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính?
Một trong những thay đổi lớn trong dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi mà Bộ GD&ĐT đang soạn thảo và trình Chính phủ là lương của nhà giáo được xếp cao nhất trong hệ thống thang bậc lương hành chính sự nghiệp.
Tăng lương giáo viên- có giải quyết hết bất cập? (Ảnh minh họa)
Tăng lương giáo viên, miễn học phí THCS?
Có thể nói, 2017 là năm có nhiều biến động và nổi lên với những vụ bạo hành trẻ mầm non, lạm thu tại các trường từ thành phố tới địa phương tới mức phải truy tố - điều chưa từng có tiền lệ.
Cùng với đó, ngay trong tháng 11, tháng có ngày Nhà giáo, trường hợp cô giáo Trương Thị Lan ở Hà Tĩnh, sau 37 năm đi dạy, khi về hưu chỉ nhận lương 1,3 triệu đồng/tháng đã cho thấy phần nào bức tranh toàn cảnh đời sống khó khăn của giáo viên, khó lòng yên tâm sống với nghề, nếu không có sự hỗ trợ của gia đình hoặc làm nghề phụ. Và cũng bởi lương giáo viên thấp nên kéo theo nhiều hệ lụy tiêu cực khác như dạy thêm, học thêm, lạm thu...
Và cũng trong năm học này, lần đầu tiên ý kiến về việc bỏ Ban đại diện cha mẹ học sinh, bỏ Phòng Giáo dục và bỏ chế độ miễn học phí cho sinh viên Sư phạm được đưa ra...
Mặc dù đây chỉ là những ý kiến đề xuất mang tính chất cá nhân nhưng qua đó để thấy nhiều chính sách và cơ chế đã bất cập...
Bao giờ hết nền giáo dục ứng thí?
Trao đổi tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về việc sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục do Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức, PGS.TS Trần Kiều, nguyên Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam nhấn mạnh: Có một điều tuy không được sửa đổi trong Luật Giáo dục nhưng nếu xem xét được sẽ rất tốt, đó là về tính chất và bản chất của nền giáo dục nước ta. Nền giáo dục của chúng ta cho đến nay vẫn chưa vượt qua được nền giáo dục ứng thí. Trong khi đó, Nghị quyết 29 đã nêu rất rõ việc chuyển hướng giáo dục nước ta trong bối cảnh đổi mới tư duy thành một nền giáo dục thực học và thực tiễn.
Tuy nhiên, một trong những đổi mới và tiếp thu của Bộ GD-ĐT đó là những đề xuất dự thảo Luật Giáo dục sửa đổi.
Bà Lê Thị Kim Dung - Vụ trưởng Vụ Pháp chế Bộ GD-DT cho biết, dự thảo đã sửa đổi, bổ sung hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, linh hoạt, liên thông giữa các cấp học và trình độ đào tạo. "Hiện còn một số vấn đề còn có ý kiến khác nhau, như về chính sách đối với nhà giáo; vấn đề nâng chuẩn trình độ đào tạo giáo viên tiểu học; vấn đề chính sách phổ cập liên quan đến học phí".
Thực tế, tại địa phương khó khăn như Lào Cai, ông Trần Quang Vượng, đại biểu của Sở GD-ĐT cho rằng: "Đối với chính sách giáo viên cần thay đổi, nâng lương là cần thiết vì trong năm nay có tới 26 giáo viên xin thôi việc. Trong khi đó, năm 2005 chỉ có 6 giáo viên thôi việc. Con số này có tính đột biến, có nhiều nguyên nhân nhưng trong đó có việc sức hút tiền lương đối với giáo viên thấp. Hiện, càng về cuối năm đơn thư xin thôi việc càng nhiều nên chính sách giáo viên cần thay đổi".
Ở góc độ khác, PGS. TS Lê Hữu Lập - nguyên Phó Giám đốc Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông - cho rằng, bậc lương cao nhất hay không thì phải kèm theo việc dùng người bởi lên cao mà đồng đều cũng không phải là hay, mà phải là chính sách khuyến khích người giỏi, người được tôn vinh.
PGS Lập cho rằng, theo dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành sẽ miễn học phí cấp THCS. Đây là đúng xu thế của các nước phát triển trên thế giới. Ví dụ, đến cấp THCS miễn học phí, một số nước đến cả THPT, nhưng số lượng vào THPT phải được chọn lọc tức là số lượng lớn đã được phân hóa sang học nghề. Có như vậy Nhà nước mới bao cấp được. Còn nhìn chung anh muốn học lên cao anh phải bỏ tiền, còn học đại học phải đóng tiền. Anh học giỏi thì được hưởng các học bổng, giỏi đến đâu học bổng đến đó. Và để thực hiện được những chế độ trên, theo PGS Lập, ngân sách phải bố trí cụ thể cho những việc gì, hạn chế những dự án không hiệu quả, thậm chí thất bại.
Còn GS. Phạm Thị Trân Châu rất cảm ơn Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã đưa ra đề xuất tăng lương cho giáo viên, nhưng bà cho rằng cần đặt giáo viên trong một tổng thể đội ngũ cán bộ viên chức.
"Tôi là một nhà giáo. Do đó, tôi quan tâm đến tính khả thi của đề xuất này. Ở tầm vĩ mô Nhà nước phải cân bằng ngân sách và các lực lượng của đất nước, không thể nói bộ phận nào quan trọng hơn. Vấn đề lương cần được quan tâm tôi rất ủng hộ. Nhưng nói gì cũng phải có tính khả thi. Tính khả thi của đề xuất này hơi ít". Chính vì vậy, bà đề xuất trong bối cảnh đất nước hiện nay, trước mắt nên chú ý đến bộ phận giáo viên đang hưởng bậc lương thấp nhất, như thế khả thi và nhân văn hơn.
Miễn học phí, lo phát sinh lạm thu?
Liên quan đến việc miễn học phí, đại diện Sở GD-ĐT Thanh Hóa cho rằng: "Về miễn phí học phí cho bậc trung học cơ sở là chính sách tốt. Tuy nhiên, chúng tôi băn khoăn hiện ngân sách hoạt động cho giáo dục thấp. Mặc dù quy định các địa phương phải đảm bảo 20% chi ngân sách hàng năm cho giáo dục nhưng thực tế nhiều địa phương chỉ có 10% -15%, thậm chí chi dưới 10%. Chính vì vậy cần nghiên cứu thêm".
Đồng tình quan điểm trên, đại biểu của Sở GD-ĐT Nam Định cũng bày tỏ: "Rất đồng tình với chính sách miễn học phí đối với bậc THCS. Tuy nhiên, thực tế đã phát sinh, không thu học phí bậc tiểu học đã dẫn tới lạm thu ở bậc học này. Vậy, không thu học phí ở bậc THCS có dẫn tới lạm thu ở bậc học này hay không?".
Bà Lê Thị Kim Ánh - Trường THCS Lê Quý Đôn, quận Cầu Giấy đưa quan điểm: Hà Nội thu mức học phí học sinh THCS 110.000 đồng/tháng/học sinh. Hiện ngân sách thường xuyên UBND quận Cầu Giấy (Hà Nội) chi cho giáo dục từ 25%-30%. Tuy nhiên, khi thực hiện miễn học phí cho học sinh THCS cần xem xét đến các vùng miền khác nhau. Bởi có những trường ngân sách chi cho giáo dục không đủ sẽ không có kinh phí để chi cho các hoạt động giáo dục trong nhà trường hoặc sẽ dẫn đến lạm thu.
Ngoài ra, trong số ý kiến đóng góp cho dự thảo Luật Giáo dục, nhiều chuyên gia đề xuất miễn học phí cho học sinh trường ngoài công lập. TS Nguyễn Sĩ Dũng cho biết, nên phân biệt rạch ròi Nhà nước chi hay tư nhân chi, trường công Nhà nước chi còn trường tư do tư nhân chi. Tuy nhiên, hiện tại có hai loại hình trường tư, đó là trường tư dịch vụ tư, trường này dành cho giới nhà giàu. Thứ hai là trường tư dịch vụ công.
Về điều này, ông Nguyễn Hoàng Quân, Phó Trưởng phòng Chính trị tư tưởng, Sở GD-ĐT Quảng Ninh cho hay, ông đồng ý với việc miễn học phí cho cấp THCS. Tuy nhiên, đề xuất chính sách ưu tiên học phí cho học sinh các trường ngoài công lập để đảm bảo tính công bằng của người học.
GS Đào Trọng Thi, nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội:
Cần có bảng lương riêng cho thầy cô
Lương giáo viên cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp đã có tại Nghị quyết T.Ư 8 khóa 2 năm 1996 nhưng 20 năm qua chúng ta vẫn chưa thực hiện được. Bên cạnh việc lương giáo viên phải cao nhất trong thang bảng lương hành chính sự nghiệp thì cần có thang bảng riêng cho ngành này bởi công việc của người giáo viên là đào tạo ra con người, có ảnh hưởng lớn đến tương lai đất nước, chịu nhiều áp lực nhưng thu nhập hiện chưa xứng đáng với vị trí và trách nhiệm được giao. Việc tăng lương cho nhà giáo là cuộc cách mạng, bởi đây là ý chí của Đảng và của nhân dân, khi Quốc hội đưa vào luật thì Chính phủ sẽ thực hiện.
Theo Baophapluat.vn
3 điểm nhấn quan trọng trong Dự thảo sửa đổi Luật Giáo dục Năm 2017 đánh dấu mốc quan trọng bởi trong những ngày cuối năm, Bộ GD&ĐT trình Chính phủ Dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục hiện hành. Trong đó, có một số thay đổi đáng chú ý như miễn học phí tới cấp THCS, xếp lương nhà giáo cao nhất trong hệ thống thang bảng lương hành...