Tăng lực mùa mưa
Mùa mưa nhiệt độ thấp, gió lạnh… vì thế dễ làm cho cơ thể cảm thấy mỏi mệt, ho, đau nhức… xương. Khi cảm thấy “long thể” bất an, điều cần làm ngay là tìm đến những món nóng dễ tiêu hóa.
Món cháo nổi tiếng là món cháo hành, chỉ có gạo và hành. Ngày nay, kinh tế khá giả, món cháo biến tấu với nhiều nguyên liệu: lươn, mực, ếch, nghêu, bồ câu… Nhưng để hết cơn ớn lạnh báo hiệu cảm, cúm đang tới thì cháo phải cho thêm các gia vị có công dụng “đuổi” phong hàn, hỗ trợ tiêu hóa như: gừng, hành, tiêu. Trong trường hợp nhà có sẵn rau cải cúc thì chỉ cần nấu cháo nhúng cải cúc ăn cũng có công dụng đuổi khí lạnh.
Việt Nam nổi tiếng có món phở (được cả thế giới biết đến và đứng trong top 50 món ăn được yêu thích nhất). Chúng ta ăn phở bất kỳ thời điểm nào cũng thích hợp, nhưng ít ai biết, phở là món giải cảm tuyệt vời. Phở có công dụng ngừa cảm cúm từ xa nhờ trong gia vị nấu phở có: quế, hồi, gừng, thảo quả, đinh hương, hạt mùi… Theo Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam của GS Đỗ Tất Lợi, các vị nêu trên có cùng công dụng làm ấm cơ thể, giải độc… Vì thế, khi đang sụt sùi nước mũi, chỉ cần ăn một tô phở nóng với tiêu và nhiều rau nêm (hành tây, hành lá xắt mỏng) là xuất mồ hôi, nước mũi chảy nhiều hơn nhưng sau đó sẽ ngưng. Tuy nhiên, để thực sự “diệt” được cơn “ngây ngấy” người, cần ăn phở ở nơi kín gió (không phải trong phòng lạnh) để mồ hôi xuất tống hết độc chất ra ngoài.
Rau ăn kèm với phở có húng quế. Loại rau này từ lâu được sử dụng như môt vị thuôc. DS Nguyễn Bá Huy Cường hướng dẫn cách dùng: “Cho một nhúm lá húng quế ngâm vào nước sôi khoảng 10 phút, bỏ thêm mật ong vào để tạo vị, uống nước này sẽ giúp thèm ăn và xua tan mệt mỏi”.
Mật ong ngọt ngào còn có công dụng “triệt” ho do nhiễm lạnh sau dầm mưa. Đây là vị thuốc dân gian mà các bà mẹ thường dùng cho trẻ em vào mùa lạnh, để không lạm dụng kháng sinh. Chỉ cần khi thời tiết sắp thay đổi, cho bé dùng mỗi sáng một muỗng mật ong, nhờ công dụng sát khuẩn nên chúng không cho vi trùng có cơ hội trỗi dậy. Khi lớn hơn, nếu bị ho, cho bé ăn tắc chưng đường phèn. Cắt hai trái tắc làm đôi, bỏ hạt, cho vào chén nhỏ, hấp chín cùng mật ong. Trong trường hợp không phải mùa tắc thì dùng rau cải cúc cắt nhỏ hấp với mật ong hoặc đường phèn rồi uống nước. Rau tần dày lá nổi tiếng nhờ công dụng trị dứt những cơn ho mới bén. Vì thế, ở một số nơi, người ta dùng rau này để nêm canh chua hoặc ăn sống với các món thịt nướng, cá nướng, heo tộc nướng… Cháo gạo lức nấu nhừ cho thêm một-hai muỗng mật ong cũng có công dụng buộc cơn ho ra đi.
Trường hợp sau khi dùng những vị thuốc ngon lành nêu trên nhưng ho không dứt, ho nhiều hơn, tiếng ho không thanh và có âm vang, chứng tỏ vi trùng đã vào “vùng sâu vùng xa” của bộ phận hô hấp, nên đi khám bênh để dùng kháng sinh. Hẹ cũng có tác dụng diệt khuẩn và trị ho. Vì vậy, khi trong nhà có người ho khúc khắc, nên nấu canh hẹ với thịt nạc, hẹ xào tỏi, bánh hẹ… Có điều, hẹ cân nấu chín tới, nhai kỹ.
Video đang HOT
Giai đoạn mang thai “rơi” vào những tháng trời trở gió lạnh, mưa dầm dề nên phòng bệnh bằng cách dùng thêm các gia vị: gừng, sả, tỏi, tiêu… Ví dụ như các món: gà kho gừng, gừng muối chua, tàu hủ chiên sả, nghêu hấp sả, rau bó xôi xào tỏi… Ngoài ra, cần chú ý dùng thường xuyên các loại rau có công dụng ngừa cảm ho từ xa như: kinh giới, tía tô, rau húng quế, húng lủi… Các món nên ăn gồm: bún thịt nướng, bún chả giò, cuốn tôm thịt, bì cuốn, bì bún, gỏi hải sản, gỏi tôm thịt trộn rau thơm… Người hay lạnh bụng, tiêu chảy, nên ăn chung các rau này với các món phở, hủ tiếu, miến…
Với người cao tuổi, trời chuyển mùa dễ bị đau nhức khắp nơi. Vì vậy, hãy dùng các loại lá lốt, lá cách nấu canh tôm, thịt nạc, cá lóc, cá trê… Khi nấu cần xắt nhuyễn các loại lá này, ăn cả xác lẫn nước. Món bò cuốn lá lốt, chả lá lốt chay, đậu hủ xào lá lốt… đều có công dụng chữa bệnh. Lá cách được bà con Nam bộ ăn chung với bánh xèo và các món cuốn (cây cách dễ trồng, chỉ cần bẻ cành cắm xiên xuống đất là nẩy chồi).
Song song với các loại “thuốc” chế biến ngon lành nêu trên, cần tăng cường sức đề kháng của cơ thể bằng các loại trái cây chứa nhiều sinh tố A, C, E như: cam, chanh, đu đủ, ổi chín…
Theo PNO
[Chế biến] - Cháo trai
Nguyên liệu:
- Con trai: 1kg
- Gạo nếp: 20gr
- Đậu xanh: 30gr
- Gạo tẻ: 50gr
- Hành, rau răm
- Nước mắm, hạt nêm
Chuẩn bị nguyên liệu
Cách làm:
Bước 1: Trộn chung gạo nếp, gạo tẻ và đậu xanh rồi ngâm với nước trong khoảng 1 giờ
Bước 2: Trong thời gian đợi ngâm gạo các bạn rửa và luộc trai, gỡ riêng phần thịt, nước luộc trai để lắng rồi chắt lấy phần nước trong.
Bước 3: Những con trai to các bạn cắt làm đôi hoặc thái thành những miếng vừa ăn, phi thơm hành rồi trút trai vào xào.
Bước 4: Ban đầu trai sẽ tiết nước, đợi nước xào trai gần cạn các bạn mới rót nước mắm vào xào cho trai săn lại, bí quyết để trai dậy mùi chính là nước mắm đấy các bạn ạ, cũng có thể dùng các loại bột canh hoặc bột nêm thay thế nhưng chắc chắn món cháo sẽ không thơm ngon như khi ta dùng nước mắm.
Bước 5: Gạo sau khi đã ngâm, dùng máy xay xay thô sao cho hạt gạo ở dạng lấm tấm
Bước 6: Hòa nước luộc trai với gạo rồi bắc lên bếp quấy đều tay đến khi cháo sánh lại thì điều chỉnh gia giảm lượng nước, đậy vung lại, vặn mức lửa nhỏ nhất ninh đến khi cháo nhừ. Vì gạo đã được ngâm và xay nhỏ nên thời gian ninh sẽ rất nhanh và cháo khá là sánh, nêm nếm gia vị cho vừa miệng.
Bước 7: Hành, rau răm nhặt rửa sạch, vẩy ráo rồi thái nhỏ. Khi ăn rải một lớp hàng răm lót dưới đáy bát rồi múc cháo thật nóng dội lên trên, xúc thịt trai rắc lên trên, có thể dùng kèm hạt tiêu, ớt bột và quẩy.
Chúc các bạn ngon miệng.
Theo Eva
[Chế biến] - Cháo trứng bắc thảo Nguyên liệu: 1/3 chén gạo, hai quả trứng vịt bắc thảo, 100g bạch quả, một lít nước hầm xương gà hoặc heo, một muỗng cà phê hạt nêm gà, 1/2 muỗng cà phê muối. Thực hiện: - Gạo vo sạch, nấu nhừ cùng với nước và nước hầm. - Trứng bắc thảo luộc chín, bóc vỏ, cắt hạt lựu hoặc múi cau. -...