Tăng học phí đại học, nỗi lo của sinh viên nghèo
Tính đến thời điểm hiện tại, Thủ tướng đã quyết định cho phép 23 trường đại học (ĐH) công lập trực thuộc các Bộ, ngành trung ương thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo hướng tự chủ.
Theo đó, các trường tự chủ sẽ được thu học phí cao hơn so với quy định hiện hành và được tăng theo lộ trình hàng năm. Tuy vậy, mức học phí quá cao sẽ là một trong những rào cản đối với những người có nhu cầu học ĐH nhưng không có điều kiện kinh tế. Do vậy, ngoài chính sách tín dụng của Nhà nước, các trường ĐH cũng cần phải có thêm những chính sách hỗ trợ để học sinh nghèo không bị “bỏ lại phía sau”.
Học phí các trường ĐH tự chủ có thể tăng gần gấp 3 lần
Theo Nghị định 86 của Chính phủ ban hành ngày 2-10-2015, mức trần học phí đối với các chương trình đào tạo đại trà trình độ ĐH tại các cơ sở giáo dục công lập tự đảm bảo kinh phí chi thường xuyên và chi đầu tư áp dụng theo các khối ngành, chuyên ngành đào tạo từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021 sẽ tăng dần theo lộ trình.
Cụ thể, mức trần học phí với các ngành thuộc các trường ĐH tự chủ tài chính như sau: Ngành Y dược có học phí cao nhất, học phí năm học 2016-2017 là 4,4 triệu đồng/tháng/sinh viên, từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020 là 4,6 triệu đồng/tháng/sinh viên và năm học 2020-2021 là 5,05 triệu đồng/tháng/sinh viên. Khối ngành Khoa học xã hội, Kinh tế, Luật, Nông, Lâm, Thủy sản, học phí năm học 2016-2017 tối đa là 1,75 triệu đồng/tháng/sinh viên, từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020 là 1,85 triệu đồng; năm học 2020-2021 là 2,05 triệu đồng. Nhóm ngành Khoa học tự nhiên, Kỹ thuật, Công nghệ, Thể dục thể thao, Nghệ thuật, Khách sạn, Du lịch, học phí năm học 2016-2017 tối đa là 2,05 triệu đồng/tháng/sinh viên, từ năm học 2018-2019 đến năm học 2019-2020 là 2,2 triệu đồng/tháng/sinh viên và năm học 2020-2021 là 2,4 triệu đồng/tháng/sinh viên. Như vậy, theo khung học phí được Chính phủ quy định, mức học phí của các trường ĐH thực hiện tự chủ có thể sẽ tăng gấp đôi và gần gấp 3 so với trước.
Học phí tăng luôn là nỗi lo đối với các gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn. (Ảnh minh họa)
Danh sách các trường ĐH thực hiện tự chủ và thí điểm tự chủ tài chính gồm: ĐH Kinh tế TP Hồ Chí Minh, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội, ĐH Tài chính – Marketing, ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Mở TP Hồ Chí Minh, ĐH Công nghiệp TP Hồ Chí Minh, ĐH Công nghiệp thực phẩm TP Hồ Chí Minh, ĐH Điện lực, ĐH Công nghiệp dệt may Hà Nội, ĐH Thương mại, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế (Đại học Đà Nẵng), ĐH Y Dược Cần Thơ, ĐH Trà Vinh, ĐH Kinh tế – kỹ thuật công nghiệp, ĐH Luật TP Hồ Chí Minh, ĐH Sư phạm kỹ thuật TP Hồ Chí Minh, ĐH Công nghiệp Hà Nội; Học viên Nông nghiệp Việt Nam, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông, Viện Đại học Mở Hà Nội.
Học sinh nghèo có mất cơ hội học tập khi học phí tăng?
Theo kết quả khảo sát của PGS-TS Đặng Thị Lệ Xuân, khoa Kế hoạch và phát triển, Trường ĐH Kinh tế quốc dân được tiến hành trên 1.000 hộ dân ở 11 tỉnh, thành, có tới 28% sinh viên đứng trước nguy cơ phải bỏ học khi học phí tăng. 50% số hộ gia đình được hỏi cho biết con của họ buộc phải đi làm thêm do học phí cao, nhóm hộ nghèo có tới 79% có con đi làm thêm khi học ĐH.
Cũng theo điều tra này, trên thực tế có 51% sinh viên đang phải đi làm thêm để chi trả học phí. Tới 33 – 41% sinh viên đi làm thêm cho rằng việc này ảnh hưởng tới kết quả học tập của họ. Nhiều sinh viên đang phải chật vật đi làm thêm để có tiền trả học phí cũng cho biết, vừa học vừa làm rất mệt mỏi, hơn nữa thời gian phân tán, khó có thể tập trung học tốt.
Video đang HOT
Cũng theo PGS Đặng Thị Lệ Xuân, nguồn thu học phí là điều kiện để nâng cao hiệu quả hoạt động của giáo dục ĐH. Tuy nhiên, việc học phí cao quá khả năng chi trả của nhiều gia đình vô hình chung lại gạt đi những học sinh không đủ khả năng tài chính.
Vì vậy, bên cạnh những chính sách học phí, cần phải có các phương án tài chính khác bổ trợ để giảm thiểu tối đa sự bất công trong việc tiếp cận, thụ hưởng giáo dục ĐH do học phí gây ra. Đó có thể là học bổng cho sinh viên nghèo, đối tượng chính sách và đặc biệt là chính sách tín dụng sinh viên một cách hiệu quả.
Thực tế cho thấy, để tăng cơ hội học ĐH cho học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn, từ năm 2007 đến nay, Chính phủ đã có chính sách hỗ trợ vay vốn để trang trải học tập đối với học sinh, sinh viên nghèo.
Mức vay vốn cũng được điều chỉnh từ 1,2 triệu/tháng lên 1,5 triệu/tháng với lãi suất thấp 0,65%/tháng, phương thức trả nợ linh hoạt đã giúp hàng triệu học sinh, sinh viên nghèo trên khắp cả nước được vay vốn để trang trải học tập.
Tuy vậy, quy mô của chương trình này còn hạn hẹp vì nguồn vốn có hạn, đối tượng được thụ hưởng chỉ dừng ở học sinh, sinh viên nghèo, có hoàn cảnh khó khăn và mức vay chưa sát với nhu cầu sinh hoạt tối thiểu tại các thành phố lớn nên chưa thể đảm bảo hoàn toàn để người học an tâm theo học.
Mở rộng đối tượng được hỗ trợ và cấp học bổng
Tại Hội nghị về tự chủ ĐH do Bộ GD&ĐT phối hợp với Trường ĐH Kinh tế quốc dân tổ chức, GS Trần Thọ Đạt, Hiệu trưởng Trường ĐH Kinh tế quốc dân Hà Nội cho biết: Với chủ trương tự chủ nhưng phải đảm bảo không làm giảm cơ hội tiếp cận giáo dục ĐH của sinh viên nghèo, sinh viên là đối tượng chính sách, nhà trường đã ban hành Quy chế cấp học bổng cho sinh viên chính quy.
Ngoài quỹ học bổng hỗ trợ học sinh nghèo học tập tại trường, nhà trường còn hỗ trợ cho sinh viên có hoàn cảnh khó khăn được ưu tiên bố trí nơi ở, miễn giảm tiền thuê ký túc xá. Đặc biệt, nếu như trong các năm trước đây, việc xét học bổng của trường cũng như các quỹ có liên kết với trường đều căn cứ vào kết quả học tập loại giỏi hoặc xuất sắc thì trong năm học tới, trường sẽ thành lập quỹ học bổng mới, dành cho những sinh viên có hoàn cảnh khó khăn, ngay cả khi các em không phải là những sinh viên xuất sắc để các em có thể theo đuổi ước mơ của mình.
GS.TS Nguyễn Đông Phong, Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh cũng chia sẻ: Để tăng cơ hội cho sinh viên nghèo, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có điều kiện học tập khi học phí tăng, nhà trường đã ban hành chính sách giảm học phí cho những sinh viên nghèo.
Trong trường hợp dù giảm rồi mà các em vẫn quá khó khăn, trường sẽ xem xét cấp một khoản học bổng để hỗ trợ thêm. Hoặc một số em qua thực tế thấy quá khó khăn mà theo các quy định hiện hành, các em không xếp được vào diện nào, trường vẫn xem xét để cấp học bổng.
Bên cạnh đó, nhà trường cũng đã đẩy mạnh chương trình “Tín dụng học tập dành cho sinh viên ĐH chính quy”, tăng cường phối hợp với các ngân hàng thương mại cổ phần trên địa bàn triển khai chương trình tín dụng học tập dành cho sinh viên, bảo lãnh nợ gốc để người học được vay với lãi suất thấp.
PGS.TS Hoàng Minh Sơn, Hiệu trưởng Trường ĐH Bách Khoa Hà Nội cũng cho rằng: Với các trường thực hiện tự chủ, việc mở rộng đối tượng cấp học bổng là điều hoàn toàn có thể thực hiện được nhưng với các trường ĐH chưa thực hiện cơ chế tự chủ, dù muốn làm cũng rất khó. Do đó, ông Sơn đề nghị Bộ GD&ĐT nên chỉnh sửa quy định về cấp học bổng cho sinh viên.
Theo đó, quỹ học bổng cần hướng tới hỗ trợ các đối tượng học sinh nghèo, học sinh có điều kiện kinh tế khó khăn nhưng không nằm trong diện được miễn giảm học phí hoặc được hưởng học bổng. Khoản hỗ trợ này cũng cần được nâng lên so với mức hiện hành vì đã là hỗ trợ thì phải đủ để người học đóng học phí và sinh hoạt phí giống như các trường ĐH nước ngoài vẫn đang làm.
Huyền Thanh
Theo cand
Học phí công chất lượng cao tăng 42 lần, bố mẹ "cân não" tìm trường cho con
Năm học 2019-2020, mức thu học phí cơ sở giáo dục công lập chất lượng cao (CLC) hơn gấp vài chục lần so với trường đại trà. Điều khiến phụ huynh băn khoăn, lo lắng khi tăng học phí liệu chất lượng đào tạo có được nâng lên hay không?
Nhiều phụ huynh đang "cân não" tìm trường cho con vào lớp 6. Ảnh minh hoạ: Hải Nguyễn
Ngày 8.6, nhiều trường công lập CLC sẽ tổ chức thi đánh giá năng lực để tuyển sinh lớp 6, nhưng đến thời điểm này vẫn có phụ huynh lăn tăn có cho con dự thi hay không bởi học phí dự kiến sẽ tăng cao.
Anh Phạm Mạnh Hùng (Mỗ Lao, Hà Đông) tự tin là con sẽ đỗ khi xét tuyển vào lớp 6 Trường THCS Lê Lợi. Điều duy nhất khiến anh Hùng đắn đo là năm nay trường được công nhận là CLC nên học phí dự kiến sẽ tăng lên 3 triệu đồng/tháng, trong khi năm học vừa rồi chỉ 70.000 đồng/tháng, tức tăng hơn 42 lần.
"Chỉ riêng học phí đã là 3 triệu đồng, cộng thêm các khoản khác như cơ sở vật chất, bán trú, sinh hoạt câu lạc bộ, tính sơ sơ ít nhất mỗi tháng đã là 5 triệu đồng/tháng. Trong khi 2 vợ chồng đều lương công chức, nuôi 2 đứa ăn học, sợ rằng mình khó kham nổi" - anh Hùng chia sẻ.
Chưa kể, theo phụ huynh, trường được công nhận CLC, nhưng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên cơ bản chưa có sự khác biệt rõ ràng. So với trước, điểm có thể nhận thấy chỉ là tăng thêm một số tiết học tiếng Anh với người nước ngoài, lắp thêm điều hòa (hiện trường vẫn chưa có điều hòa), sĩ số lớp giảm hơn. Việc tăng học phí khủng nhưng điều kiện chưa thay đổi nhiều khiến nhiều người cảm thấy "sốc".
Cùng chung nỗi niềm, chị Nguyễn Kiều Lan (Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy) bày tỏ: "Nếu như năm học vừa qua, học phí CLC Trường THCS Cầu Giấy là 1,8 triệu/tháng, thì năm nay tăng thêm 700.000 đồng, thành 2,5 triệu/tháng. So với gia đình có điều kiện, số tiền đó không lớn, nhưng đối với những người kinh tế bình thường, có 2 con ăn học, tăng thêm đồng nào là gia đình phải chắt chiu đồng ấy".
Riêng anh Nguyễn Xuân Trung (Láng Hạ, Đống Đa) cho rằng, việc tăng học phí là cần thiết, góp phần đảm bảo chất lượng cho việc dạy và học. Tuy nhiên, điều khiến phụ huynh băn khoăn, đó là chất lượng giáo dục có được tăng theo tương xứng với học phí hay không.
Học phí chất lượng cao gấp vài chục lần đại trà
Chia sẻ về Đề án tăng học phí ở trường CLC, bà Phạm Thị Lệ Hằng - Trưởng Phòng GDĐT quận Hà Đông cho biết mức học phí dự kiến thu 3 triệu đồng/tháng/học sinh, chưa bao gồm tiền ăn bán trú và phí các dịch vụ khác như xe đưa đón, đồng phục, xây dựng trường.
Trường công lập chất lượng cao là mô hình mới đang được triển khai trên địa bàn Hà Nội với mức học phí khá cao. Ảnh minh họa: Hải Nguyễn
Trước thông tin, nhiều phụ huynh lo ngại không kham nổi khoản tiền đóng hàng tháng, sẽ phải chuyển trường cho con, bà Hằng yêu cầu nhà trường trực tiếp làm việc với cha mẹ học sinh để họ đăng ký cho con em tiếp tục theo học tại truờng khi trường chuyển sang loại hình CLC. Nhà trường sẽ tạo mọi điều kiện cho học sinh không có nhu cầu tiếp tục theo học được chuyển về đúng tuyến tuyển sinh theo nguyện vọng.
Còn tại quận Thanh Xuân, Trường THCS Thanh Xuân cũng đã thông báo lộ trình tăng học phí trong 3 năm tới khi trường đạt CLC. Dự kiến, năm học 2019 - 2020 có mức học phí là 2.200.000 đồng; Năm học 2020 - 2021 là 2.500.000 đồng và năm học 2021 - 2022 là 3.000.000 đồng.
Riêng đối với hệ song bằng Cambridge, năm học 2019 - 2020 sẽ có mức học phí 6.270.000 đồng/tháng (thu tiền từ học kỳ II); học phí năm học 2020 - 2021 là 6.330.000 đồng/tháng; học phí năm học 2021 - 2022 là 6.430.000 đồng/tháng.
Không nên chỉ dành cho "con nhà giàu"
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT cho rằng, khi đã lập ra mô hình đào tạo chất lượng cao thì cũng phải xét phù hợp với hoàn cảnh xã hội, để bất kể gia đình, học sinh nào có nhu cầu cũng có thể tham gia chứ không thể chỉ dành cho một số ít đối tượng con nhà có điều kiện mới được theo học.
LƯU LY - HUYÊN NGUYỄN
Theo laodong
Bến Tre thực hiện thu học phí không dùng tiền mặt UBND tỉnh Bến Tre giao cho ngành Giáo dục thực hiện thu học phí bằng phương thức thanh toán không dùng tiền mặt, lộ trình đến cuối tháng 11/2019, tất cả các cơ sở giáo dục công lập 100% chấp nhận thanh toán học phí không dùng tiền mặt. Ảnh minh họa/internet Thực hiện chỉ đạo của UBND tỉnh, Sở GD&ĐT yêu cầu...