Tăng học phí đại học – làm sao để sinh viên và phụ huynh đồng thuận
Sau khi được tự chủ, nhiều trường đại học sẽ quyết định tăng học phí. Việc tăng học phí thế nào, lộ trình ra sao. Các trường đại học có thu vượt, thu sai quy định, thu các khoản thu ngoài quy định hay không?
Sinh viên Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Đây là những nội dung được đặt ra tại buổi tọa đàm “Tự chủ Đại học: Nâng cao chất lượng đào tạo” được tổ chức ngày 9/9 tại Cổng Thông tin điện tử Chính phủ.
Tăng học phí sẽ theo lộ trình
Ông Hoàng Minh Sơn- Hiệu trưởng Trường Đại học Bách khoa Hà Nội chia sẻ: Luật GD Đại học sửa đổi đã nói rõ các trường ĐH tự chủ được quyết định học phí. Tuy nhiên, học phí là yếu tố rất quan trọng, vừa bảo đảm nâng cao chất lượng đào tạo nhưng cũng bảo đảm hướng tiếp cận học đại học của người học.
Từ trước đến nay, chính sách học phí của Đại học Bách khoa Hà Nội cơ bản ổn định. Khi Nhà nước không cấp chi thường xuyên nữa thì việc nâng học phí là không tránh khỏi. Tuy nhiên, tăng học phí phải có lộ trình và phù hợp với khả năng chi trả, tiếp cận của người học ở các vùng quê khác nhau. Đối với hầu hết sinh viên, các em đều có khả năng lựa chọn các chương trình học khác nhau, bên cạnh đó còn có học bổng hỗ trợ.
Cùng câu chuyện về học phí, ông Phạm Hồng Chương- Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân cho biết: Hiện nay, nhà trường thực hiện mức học phí theo đúng tinh thần Nghị định 86/2015 của Chính phủ.
Mức thu học phí được nhà trường công bố công khai, minh bạch cho toàn khóa học. Ví dụ, năm nay chương trình ĐH chính quy có mức học phí 15 – 18,5 triệu đồng/1 năm. Nhà trường cam kết mức tăng không quá 10% nhưng năm nay chỉ nâng khoảng 5%.
Trường Đại học Kinh tế quốc dân cũng cam kết với người học có hoàn cảnh khó khăn, nhưng có tài năng, học giỏi và khao khát học được tạo điều kiện thực hiện ước mơ bằng chính sách học bổng. Những sinh viên thực sự khó khăn được cấp học bổng tài năng cho cả khóa, mỗi năm 40 – 50 triệu đồng đủ chi trả học phí và sinh hoạt phí.
Thực tế, khi tự chủ, các trường ĐH sẽ có những định hướng phát triển chất lượng, đầu tư các trang thiết bị hiện đại, cơ sở vật chất… Nhiều lo ngại rằng tất cả việc này sẽ đổ dồn vào học phí, đẩy học phí tăng cao.
Trước vấn đề này, ông Hoàng Minh Sơn cho biết: Các trường công lập trước kia đã được đầu tư cơ sở vật chất rất tốt, hiện tại không phải các trường tự chủ là không được Nhà nước cấp kinh phí nữa mà sẽ được cấp theo một hình thức khác.
Video đang HOT
“Chúng ta phải làm sao để sinh viên thấy rõ được rằng việc đóng góp của mình được đầu tư trực tiếp vào việc nâng cao chất lượng cơ sở vật chất đào tạo, chắc chắn chúng ta sẽ nhận được sự đồng thuận của sinh viên và phụ huynh.”
Ông Hoàng Minh Sơn
Sinh viên khi học ở những trường danh tiếng thì cơ hội việc làm sẽ tốt và khả năng chi trả thực tế sau đại học ở mức thấp hơn so với khu vực và thế giới, học phí các em đóng vào chưa phải là 100% chi phí đào tạo mà mới là một phần, một phần đầu tư vào cơ sở vật chất.
Còn ông Phạm Hồng Chương chia sẻ: Đại học Kinh tế Quốc dân được Nhà nước đầu tư khá nhiều trong quá khứ và sắp tới sẽ được đầu tư khoảng 10 triệu USD. Như vậy, lượng đầu tư từ Nhà nước, ngân sách vẫn chiếm vị trí quan trọng. Hiện nay, nhà trường đang hoàn thiện cơ sở vật chất, tạo điều kiện tối đa để thầy và trò có môi trường học tập tốt nhất.
Quang cảnh buổi tọa đàm
Kiểm soát chặt chẽ các trường ‘lạm thu’
Việc các trường đại học công lập thực hiện tự chủ tài chính bị áp lực tăng thu do ngân sách giảm cấp kinh phí. Điều này có thể dẫn đến tình trạng có một số trường đại học công lập thu vượt, thu sai quy định, lạm thu các khoản thu ngoài quy định.
Các trường tự chủ được tự quyết học phí trước hết đã tuân theo đề án thí điểm tự chủ đại học được Chính phủ phê duyệt. Trong thời gian tới, khi các trường tự xác định mức học phí, để hài hòa giữa nhà trường và sinh viên đồng thời không gây sức ép quá lớn về tài chính cho các trường thì Nhà nước cần sớm ban hành quy định về định mức kinh tế kỹ thuật theo lộ trình. – bà Nguyễn Thị Thu Thủy
Để kiểm soát được điều này, bà Nguyễn Thị Thu Thủy- Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục Đại học (Bộ GD&ĐT) cho rằng: Mức thu học phí, thu dịch vụ tuyển sinh, các khoản thu dịch vụ khác đã được quy định tại Nghị định 86/2015 của Chính phủ.
Đối với các cơ sở thí điểm tự chủ thì thực hiện theo quyết định phê duyệt thí điểm tự chủ cho mỗi trường hiện nay. Khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH và sắp tới là Nghị định hướng dẫn luật có hiệu lực thì đối với các cơ sở GDĐH công lập sẽ thực hiện theo điều 65 của Bộ Luật này và theo đó thì các cơ sở GDĐH đáp ứng những quy định của khoản 2 điều 32 của Luật này đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên của mình thì được tự chủ xác định mức thu học phí.
Khi Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật GDĐH và sắp tới là Nghị định hướng dẫn luật có hiệu lực thì đối với các cơ sở GDĐH công lập sẽ thực hiện theo điều 65 của Bộ Luật này và theo đó thì các cơ sở GDĐH đáp ứng những quy định của khoản 2 điều 32 của Luật này đồng thời tự bảo đảm được kinh phí chi thường xuyên của mình thì được tự chủ xác định mức thu học phí.
Tuy nhiên, việc xác định mức thu như vậy phải căn cứ vào định mức mức thu kỹ thuật theo lộ trình tính đúng, tính đủ chi phí đào tạo. Ngoài ra, các trường cũng phải thực hiện chế độ về quản lý tài chính về kế toàn, kiểm toán, công khai minh bạch thông tin.
Việc tính đúng tính đủ chi phí giáo dục đào tạo sẽ làm căn cứ để các trường ra được quyết định đồng thời các cơ quan quản lý Nhà nước và xã hội có căn cứ để giám sát việc thực hiện của các trường về vấn đề này.
Vân Anh
Theo GDTĐ
Việc làm và học phí là ưu tiên hàng đầu khi chọn trường
Phần đông phụ huynh và thí sinh đều quan tâm tới tỉ lệ việc làm sau khi tốt nghiệp và mức học phí khi đăng ký xét tuyển và các trường CĐ, ĐH tới đây.
Cac thi sinh va gia đinh rât quan tâm tơi mưc hoc phi va tỉ lê viêc lam khi tham dư tư vân tuyên sinh, hương nghiêp.
Lựa chọn trường có tỉ lệ việc làm từ 80% trở lên
Tai Ngay hôi tư vân tuyên sinh-hương nghiêp 2019, em Nguyễn Minh Ha (Nam Đinh) chia sẻ: "Em dự kiến đăng ký vào khoa tiếng Đức hoặc tiếng Pháp nhưng em vẫn băn khoăn là việc học tiếng Đức có khó hơn tiếng Anh hay không? Nên đăng ký trường nào để có cơ hội việc làm sau khi học ra trường nhanh nhất?".
Sau khi được tư vấn của giao viên ĐH Hà Nội và ĐH Quốc gia Hà Nội, hoc sinh đa đươc biết, cac ngoai ngư ma em muôn hoc đêu là nhưng ngoại ngữ quan trọng, co cơ hội việc làm đa dạng như biên dịch, phiên dịch, giáo viên ngoại ngữ hoặc làm cho các doanh nghiệp nước ngoài.
Tuy nhiên, hoc sinh cân rât cân nhăc, bơi tiếng Đức và Pháp là ngành có điểm thuộc hàng cao nhất, điểm trúng tuyển năm 2018 là 29 đến 35 điểm của tổ hợp môn Toán-Ngữ văn-Tiếng Anh (nhân đôi hệ số) cơ hội cạnh tranh giữa các thí sinh là rất lớn.
Bên canh đo, năm 2019 dự kiến số thí sinh dự thi nhiều hơn năm trước, kiến thức gộp cả lớp 11 và lớp 12 nên mức độ cạnh tranh sẽ khốc liệt. Dù là học sinh chuyên ban D nhưng Nguyên Minh Ha khiêm tốn cho rằng, mình chi tự tin khoảng 50% để chinh phục khoa tiếng Pháp của một trong hai trường đào tạo ngoại ngữ lớn ở Hà Nội.
Em Lê Hoang Minh (Thai Nguyên) sau khi dạo một vòng qua các gian hàng của Ngay hôi tư vân tuyên sinh-hương nghiêp 2019 cho biết se quyết định chọn ngành Công nghệ thông tin Việt-Nhật của ĐH Bách khoa Hà Nội.
"Theo tìm hiểu, năm 2018 ngành này lấy điểm chuẩn đầu vào là 25,35 tổ hợp các môn khối A và A1. Em đăng ký tổ hợp môn khối A1 gồm Toán-Vật lý-Tiếng Anh. Điều mà em rất tâm đắc chính là cơ hội việc làm sau khi học xong ra trường. Nếu mình học và thực hành tốt, sẽ có các công ty đến tận trường để nhận và đặt hàng sinh viên về làm. Còn không thì mình cũng sẽ nhờ sự giới thiệu của nhà trường để tìm cho mình doanh nghiệp làm việc phù hợp với năng lực của sinh viên. Em cũng hoàn toàn yên tâm vì thấy tỉ lệ việc làm của sinh viên sau tốt nghiệp một năm thường là từ 95% trở lên", Minh chia se.
Cân đối bài toán học phí
Em Hoang Ngoc Anh (Ninh Binh) đa cùng cả lớp thuê ô tô để lên Hà Nội tham gia Ngay hôi tư vân tuyên sinh-hương nghiêp 2019, đê được trực tiếp lắng nghe các thầy cô giáo đại học tư vấn, định hướng.
"Em học khối A, muốn xét vào các ngành về kinh tế, viễn thông, máy tính... nhưng hầu hết các ngành này đều có mức học phí khá là cao và chi phí cho học tập cũng rất lớn. Trong khi gia đình em không mấy khá giả, bố mẹ phải nuôi 3 anh em ăn học nên vấn đề học phí được đặt lên hàng đầu với em lúc này", Ngoc Anh cho biêt.
Khi đến các gian tư vấn, Ngoc Anh va cac ban luôn quan tâm đến mức học phí trước, dù nguyện vọng muốn được theo học những trường đại học tôp đầu, có danh tiếng trong đào tạo nhưng nêu mức đóng góp cho học tập quá cao thi cung rât kho khăn cho gia đinh cac em.
Do đó, cac em hương sư lựa chọn đến với các trường có mức học phí trung bình từ 4-6 triệu/học kỳ đủ để gia đình em trang trải và yên tâm theo học như ĐH Thương mại, ĐH Thủ đô...
Dù gia đình không ơ mưc khó khăn, nhưng chị Nguyên Phương Anh (Hà Nội) cho biêt khi cùng con tìm hiểu về chương trình học của các trường, chi luôn hỏi rõ học phí và khoản đóng góp của con trong cả 4 năm học Đại học đê con biêt bô me co thê đâu tư cho con ơ mưc đô nao.
"Qua tìm hiểu, tôi thấy nhiều trường có chương trình học đào tạo chất lượng cao, hoàn toàn bằng tiếng Anh và đưa sinh viên đi thực tập ở nước ngoài với mức tiền không quá lớn 80-100 triệu/năm học. Tôi biết hiện nay nhiều trường ĐH có mức học phí rất cao như ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Kinh tế Quốc dân, ĐH Ngoại thương; ĐH Quốc gia Hà Nội... Nhưng nhìn vào số lượng chương trình, kiến thức, hoạt động và nhất là tỉ lệ xin việc ngay sau khi tốt nghiệp thì tôi lại hoàn toàn yên tâm khi chịu mức học phí lớn nhưng đổi lại cho con có được một tương lai và tấm bằng đại học đảm bảo sau này. Ngoài ra, nếu so với việc cho con em mình đi du học ở nước ngoài thì lựa chọn này sẽ tiết kiệm hơn và vẫn sẽ thành công không kém gì các bạn du học sinh.", chị Nguyên Phương Anh chia sẻ.
PGS.TS Phạm Mạnh Hà, Đại học Giáo dục (ĐH Quốc gia Hà Nội) khuyên các thí sinh va gia đinh nên chọn ngành phù hợp với bản thân thi sinh thay vì chọn ngành học "hot". Không ít trường hợp sinh viên năm thư 2, thư 3 phải thôi học vì không đủ điều kiện kinh tế tiếp tục duy trì học tập. Khi chọn ngành cần cân nhắc đến yếu tố học phí có thể chi trả và cơ hội việc làm sau khi ra trường. Đây là những kiến thức nằm lòng mà bất kể thí sinh đều phải nắm chắc và suy nghĩ kĩ lưỡng trước khi đăng ký xét tuyển tới đây.
Nhât Nam
Theo baochinhphu
Tự chủ đại học không tránh khỏi việc tăng học phí Tự chủ đại học là mỗi trường phải có chiến lược đổi mới theo năng lực và điều kiện cụ thể. Khi tự chủ đại học cần phải cân nhắc học phí đồng thời vừa phải đảm bảo chất lượng đào tạo, vừa đảm bảo tiếp cận của người học. Tự chủ không tránh khỏi việc tăng học phí Tự chủ đại học...