Tăng hiệu quả thư viện trường học
Cô giáo Phi Thị Thu Hòa – Trường THCS Xuân Giang (Hà Nội) đưa sáng kiến thành lập tổ mạng lưới cộng tác viên thư viện nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động đọc sách trong thư viện trường.
Tổ mạng lưới bao gồm đại diện học sinh của các khối lớp và một số giáo viên chủ nhiệm. Tổ mạng lưới thư viện giúp cán bộ thư viện trong nhiều hoạt động của thư viện mà đặc biệt là trong công tác tuyên truyền, giới thiệu sách.
Những thành viên trong tổ mạng lưới là những người tích cực, nhiệt tình, bởi các thành viên này thành phần là những học sinh giỏi, uy tín với bạn, siêng đọc sách và có điều kiện thời gian tiếp cận với bạn nhiều nên những nội dung hay, nội dung cần của sách sẽ đến với bạn đọc một cách nhanh nhất và rộng rãi khắp trường.
Thời gian phục vụ là thời gian cho phép trong các buổi học (giờ truy bài đầu buổi học, giờ sinh hoạt, giờ giải lao, giờ trống không có tiết học…). Nhờ vậy, thư viện trường đã sử dụng phòng học như phòng đọc sách tập thể, giải quyết được tình trạng thiếu chỗ ngồi trong thư viện và qua đó bạn đọc có thể tiếp cận với sách:
Thứ nhất, các cộng tác viên có thể lựa chọn bất kỳ tài liệu nào mình thích để giới thiệu đến cả lớp bằng cách đọc to, tóm tắt nội dung. Thời gian có thể vào giờ sinh hoạt mỗi tuần.
Qua đó, giáo viên chủ nhiệm và học sinh có thể trình bày ý kiến, cảm nghĩ của mình khi nghe xong tóm tắt tài liệu, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho mình. Như vậy thư viện trường đã giải quyết được tình trạng thiếu tài liệu để phục vụ cùng lúc nhiều bạn đọc (vì chỉ cần một bản tài liệu có thể phục vụ được cả lớp, cả tổ, cả nhóm có cùng nhu cầu đọc ).
Thứ hai, giải quyết được nhiệm vụ tuyên truyền đến bạn đọc các tài liệu mới theo chủ đề, chuyên đề mà nhà trường đang thực hiện; tránh được tình trạng thư viện có tài liệu hay nhưng không có người đọc gây ra lãng phí.
Thứ ba, tạo được vòng quay lớn cho tài liệu (vì cùng một thời gian, số lượng bạn đọc cùng một tài liệu nhiều gấp mấy chục lần so với việc đọc tại chỗ hoặc cho mượn về); làm tăng nhanh số lượt bạn đọc góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng hoạt động của thư viện.
Video đang HOT
Thheo GDTĐ
Cận cảnh thư viện thiếu nhi hiện đại tại TP.HCM
Sáng nay, 24.2, thư viện dành cho học sinh tiểu học, được đánh giá là mô hình thư viện tiên tiến, xuất sắc nhất của TP.HCM, đã khánh thành tại Trường tiểu học Lạc Long Quân, quận 11, TP.HCM.
Quang cảnh một góc thư viện. Học sinh có thể trao đổi, diễn kịch, vẽ tranh...
Thư viện trong Trường tiểu học Lạc Long Quân nằm trong dự án Thư viện - trái tim nhà trường nhằm xây dựng thư viện đạt chuẩn do Sở GD-ĐT TP.HCM, Quỹ Hỗ trợ và phát triển giáo dục (EDF) và Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) phối hợp thực hiện.
Dự án thư viện mẫu ở Trường tiểu học Lạc Long Quân được khởi công từ ngày 20.12.2013 với tổng diện tích 232,19 m2, kinh phí thực hiện toàn bộ công trình hơn 1,8 tỉ đồng, chứa hơn 4.000 đầu sách giáo khoa và tham khảo.
Theo ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Tiểu học, Sở GD-ĐT TP.HCM, thư viện mẫu ở Trường Lạc Long Quân là thư viện hiện đại đầu tiên của TP.HCM với nhiều chức năng: Sau khi đọc sách, học sinh có thể vẽ tranh theo trí tưởng tượng, đóng kịch, diễn hoạt cảnh ngay tại sân khấu của thư viện; hay vào phòng học tiếng Anh để xem phim, sinh hoạt...
"Nội dung các đầu sách đặc biệt được hướng đến các loại sách dành cho thiếu nhi như lịch sử, khoa học, truyện tranh... để thu hút các em đến với thư viện thường xuyên", ông Vinh cho biết.
Những góc học sinh có thể thoải mái đọc truyện, tham khảo sách,...
Được biết, thư viện sẽ được mở cửa cả thứ 7, chủ nhật để phục vụ nhu cầu của thiếu nhi tại phường 8, quận 11 và mở cửa trong hè.
Bà Nguyễn Thế Thanh, đại diện Quỹ Phát triển Hỗ trợ và phát triển giáo dục (EDF), cho biết một nhược điểm của thư viện này là các đầu sách dành cho trẻ em vẫn còn thiếu và cần sự đóng góp của nhiều người dân.
Hiện nay, TP.HCM có 430 thư viện trong các trường tiểu học, chiếm tỷ lệ 86,1% trong tổng số 497 trường tiểu học. Trong số đó có 170 thư viện tiên tiến và 116 thư viện xuất sắc. Riêng thư viện tại Trường tiểu học Lạc Long Quân là mô hình tiêu biểu của châu Âu mang tính chất hiện đại, gần gũi với học sinh.
Dưới đây là những hình ảnh về thư viện hiện đại vừa được khánh thành sáng nay:
Một em nhỏ giới thiệu về thư viện cho các thầy cô giáo đến tham quan
Khu vực học và chơi đàn dành cho học sinh
Các kệ sách được đặt xen kẽ với hình con thú, nhằm tạo sự hứng thú cho học sinh
Phòng học tiếng Anh kèm chức năng xem phim với nhiều không gian để học sinh thư giãn, vui chơi
Nơi học sinh có thể vẽ, cắt dán, hóa trang để diễn kịch, thể hiện trí tưởng tượng sau khi đọc sách
Khu vực máy tính được dán hình ảnh các câu chuyện lịch sử trên tường
Theo TNO
Thư viện thắp sáng ý tưởng trẻ thơ Ngày 21.11, thư viên thư 8 đa đên vơi hoc sinh tai Cao Băng. Tre em dân tôc miên nui thich thu vơi thư viên mới - Anh: Trân Nguyên Như Minh Đây là chương trình được thực hiện bởi quy tư thiên 'Y tương tre thơ' (tô chưc bơi Honda Viêt Nam va Vu Giao duc tiêu hoc, Bô GD-ĐT) Trươc đo,...