Tăng hay không tăng học phí đại học?

Theo dõi VGT trên

(TBKTSG Online) – Nhiều người phản đối việc tăng học phí do lo ngại sẽ làm giảm khả năng tiếp cận giáo dục bậc cao của người thu nhập thấp, còn quan điểm của Nhóm Đối thoại giáo dục cho rằng chủ trương giữ học phí thấp để người nghèo có thể theo học là một cách tiếp cận sai lầm. Cần nhìn nhận về vấn đề này ra sao?

Tăng hay không tăng học phí đại học? - Hình 1

Làm sao để tăng chất lượng giáo dục đại học, đồng thời bào đảm công bằng trong cơ hội tiếp cận giáo dục và sử dụng ngân sách nhà nước? Ảnh: giaoduc.net.vn

Bất bình đẳng là có thật

Quan điểm của Nhóm Đối thoại Giáo dục (VED) cho rằng chủ trương giữ học phí thấp để người nghèo có thể theo học là một cách tiếp cận sai lầm vì học phí thấp làm cho các trường không có đủ nguồn thu để cấp học bổng cho sinh viên nghèo; đồng thời đa số nguồn lực của trường phải dựa vào ngân sách nhà nước. Vì vậy, chỉ sinh viên từ gia đình khá giả mới đi học đại học được, và chi phí đào tạo các sinh viên này lại được nhà nước bao cấp là chủ yếu. Nói cách khác, như GS. Phạm Phụ đã nói, giữ học phí thấp là lấy tiền của người nghèo để nuôi người giàu.

Có thể đặt ra một số câu hỏi như sau: Vì sao học phí thấp thì chỉ sinh viên từ gia đình khá giả mới đi học được? Hiện nay số sinh viên thuộc nhóm thu nhập thấp đang chiếm tỉ lệ như thế nào trong toàn hệ thống, và nếu tăng học phí, và tăng đến mức độ nào, thì có bao nhiêu sinh viên có thể được hưởng lợi từ việc tăng học phí này và bao nhiêu sinh viên sẽ mất cơ hội học tập vì học phí gia tăng, và cuối cùng, hệ quả của những điều này là gì? Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến mức độ tiếp cận đại học (ĐH) của người dân, bài này chỉ xem xét yếu tố khả năng tài chính.

Theo kết quả tổng điều tra mức sống hộ gia đình của Tổng cục Thống kê năm 2012, hiện đang có mức khác biệt rất cao trong khả năng tiếp cận ĐH giữa các nhóm thu nhập khác nhau ở Việt Nam: số người có bằng đại học trong độ tuổi 25-34 chỉ chiếm 0,4% trong nhóm thu nhập thấp nhất, trái lại, con số này ở nhóm thu nhập cao nhất là 20,1%. So với hai con số này của năm 2006 là 0,2 và 14,1 ta có thể thấy cả hai nhóm đều tăng, và tuy khoảng cách có được thu hẹp lại, nhưng cũng vẫn còn rất xa.

Video đang HOT

Xét riêng chỉ số công bằng giáo dục (EEI – phản ánh khả năng có được bằng ĐH trong các nhóm dân số khác nhau), thì con số này trong cả nước là 37,76%, kém xa so với các nước phát triển như Hà Lan, Anh, Canada, Mỹ lần lượt là 67%, 64%, 63%, 57% .

Nếu tính số sinh viên hiện nay, thì chỉ có 3% đến từ nhóm 20% dân số nghèo nhất. Xét cụ thể theo các nhóm thu nhập khác nhau ở Việt Nam, với nhóm thu nhập trung bình thấp chỉ số này là 31,61; và với nhóm thu nhập cao nhất là 60,66. Nói cách khác, tình trạng bất bình đẳng về cơ hội học tập ĐH đang rất nghiêm trọng. Đó chính là lý do Nhóm Đối thoại Giáo dục cho rằng hiện nay phần lớn sinh viên không thuộc những gia đình nằm trong tầng lớp thu nhập thấp nhất.

Tuy nhiên, chúng tôi nghĩ rằng cần cân nhắc nhiều hơn trước khi rút ra một kết luận như trên. Một tài liệu của UNESCO tính toán từ dữ liệu của Tổng cục Thống kê năm 2011 cho biết, 51% tổng số sinh viên hiện nay là từ nhóm 20% dân số giàu nhất. Con số này thoạt nhìn có vẻ khó tin, nhưng nó có thể đúng, nếu ta tính đến một điều là trong 20% dân số được gọi là giàu nhất, chỉ một số ít người thực sự giàu. Với nhóm này, thì con cái đã đi học ở nước ngoài, hoặc ít ra là những trường tư có học phí rất cao trong nước. Do đó việc tăng học phí, nếu diễn ra, sẽ ảnh hưởng lớn đến rất nhiều sinh viên (và rộng ra là rất nhiều gia đình). Nếu chúng ta tính đến một thực tế là, càng nghèo, thì người dân càng tha thiết cho con vào ĐH để mong thoát khỏi cuộc sống lầm than, thì sẽ thấy không ít gia đình đã phải bán nhà cửa, ruộng vườn, vay mượn để con cái theo đuổi việc học.

Vì vậy chúng tôi cho rằng nhận định sau đây của VED cần được xem xét thận trọng hơn: “(1) Học phí thấp làm cho các trường không có đủ nguồn thu để cấp học bổng cho sinh viên nghèo; (2) Học phí thấp dẫn đến đa số nguồn lực của trường phải dựa vào ngân sách nhà nước; (3) Vì hai lý do này, chỉ sinh viên từ gia đình khá giả mới đi học đại học được”. Chúng tôi cho rằng tuy cả hai nhận định (1) và (2) đều đúng, nhưng nó không nhất thiết dẫn đến cái kết luận (3) tiếp theo như trên.

Có một thực tế là khả năng chi trả của người dân rất có giới hạn. Về mặt tài chính, có hai lý do trực tiếp dẫn đến hiện trạng khả năng theo đuổi ĐH rất thấp trong nhóm thu nhập thấp. Một là chi phí theo học ĐH trường công hiện chiếm 96,89% tổng thu nhập của một gia đình thu nhập thấp (dưới 5 triệu đồng/tháng), còn nếu học trường tư thì chiếm đến 122,12%. Trong lúc đó, với gia đình thu nhập trên 10 triệu đồng/tháng thì chi phí học trường công chỉ chiếm 23,51% và trường tư là 32,67%. Nếu tính riêng học phí, thì học phí trường công chiếm 16,77% tổng thu nhập của gia đình thu nhập thấp, trường tư chiếm 40,70%.

Khuyến nghị chính sách

Ở các nước, có ba chiến lược chính đối với học phí ĐH: (i) học phí cao, mức hỗ trợ cao cho sinh viên; (ii) học phí trung bình, hỗ trợ trung bình; (iii) học phí thấp, mức hỗ trợ thấp . Cách thứ nhất có nhược điểm là, nó để lại một gánh nặng nợ nần cho sinh viên, và nếu như triển vọng việc làm không mấy sáng sủa, số người theo học ĐH sẽ giảm làm suy giảm chất lượng của nguồn nhân lực và năng lực cạnh tranh của quốc gia. Nếu ngân sách nhà nước phải bù quá nhiều cho khoản không thu hồi được thì thực chất cũng chẳng khác nào bao cấp, nhưng điều này lại kích thích thái độ thiếu trách nhiệm của người học.

Cách thứ ba, học phí thấp và hỗ trợ sinh viên thấp giúp làm tăng cơ hội vào ĐH, tăng số người được học ĐH. Tất nhiên nguồn thu của các trường sẽ giảm, nghĩa là hoặc ngân sách công phải tài trợ trực tiếp cho các trường, hoặc các trường phải tìm được những nguồn thu khác từ hiến tặng và dịch vụ phục vụ cộng đồng. Đây là cách Việt Nam đang làm, và “những nguồn thu khác” của các trường trong những năm qua chủ yếu là đào tạo tại chức, từ xa, một hình thức hủy hoại các tiêu chuẩn học thuật trong thực tế và làm cho bằng cấp trở nên mất giá như ngày nay.

Mặt khác, khoản thu học phí thấp đang được bù đắp bằng ngân sách nhà nước cấp trực tiếp cho các trường, có nghĩa là Nhà nước đang gián tiếp tài trợ cho 51% sinh viên trong nhóm 20% dân số có thu nhập cao nhất bằng tiền thuế của toàn dân trong đó có người nghèo. Điều này làm cho gánh nặng ngân sách tăng lên, nghĩa là phải tăng thuế, và những khoản tài trợ trực tiếp cho sinh viên thuộc nhóm thu nhập thấp phải giảm đi.

Trong khi đó, chiến lược thứ hai tìm cách cân bằng giữa nhu cầu của các trường, khả năng tài trợ của ngân sách địa phương, và khả năng chi trả của người dân, để ba bên cùng chia sẻ gánh nặng, thay vì trút gánh nặng từ bên này sang bên khác.

Trong trường hợp Việt Nam, có ba điểm cụ thể cần tính đến khi xác định chính sách học phí: một là khả năng của ngân sách và hiệu quả sử dụng nguồn tài chính công ; hai là khả năng chi trả của người dân và hiện trạng trong vấn đề bình đẳng cơ hội ; và ba là bức tranh thực tế về chất lượng đào tạo của các trường, về tình trạng thất nghiệp , về sự tham gia cạnh tranh của các nhà cung cấp dịch vụ giáo dục quốc tế cũng như của nguồn nhân lực từ các nước trong khu vực khi hội nhập cộng đồng kinh tế ASEAN.

Ngân sách nhà nước tài trợ trực tiếp cho các trường hiện nay khó lòng tăng vì vậy cần tập trung vào việc cải thiện hiệu quả sử dụng nguồn ngân sách công thông qua xây dựng một cơ chế đánh giá chất lượng hoạt động của các trường thay vì chỉ dựa trên đầu vào.

Học phí sẽ phải tăng để đảm bảo chất lượng ở mức chấp nhận được, kèm theo mức hỗ trợ tương ứng bao gồm miễn giảm học phí, tín dụng và học bổng, nhưng điều cần lưu ý là chính sách học bổng phải được xây dựng một cách linh hoạt và khôn ngoan, bao gồm học bổng dựa trên thành tích lẫn học bổng theo nhu cầu cần được hỗ trợ. Nhà nước có chính sách hỗ trợ học phí, từng phần hoặc toàn bộ, cho những ngành học cần thiết cho sự phát triển bền vững của quốc gia nhưng thị trường không có động lực để đáp ứng nhằm khuyến khích người học và cân bằng nhu cầu về nguồn lực. Cùng với cơ chế này là chính sách bắt buộc tất cả các trường công cũng như tư dành ra một tỉ lệ nhất định trong tổng thu học phí để làm học bổng bao gồm nhiều loại khác nhau phù hợp với những đối tượng khác nhau.

Khuyến nghị thứ hai là chính sách tăng học phí phải gắn chặt với quá trình tăng cường trách nhiệm giải trình của các trường và công khai thông tin về mọi hoạt động của nhà trường, bao gồm những kế hoạch cải cách quản trị để mọi quyết định của nhà trường bao hàm được tiếng nói của các bên liên quan khác nhau. Làm sao các trường có thể thuyết phục được xã hội, nếu họ không có đủ năng lực biện minh cho những quyết định, hành động và kết quả công việc của mình?

Khuyến nghị thứ ba là tăng cường cạnh tranh thông qua mở rộng tự chủ trong việc xác định mức học phí tùy theo năng lực và uy tín của từng trường. Liệu Nhà nước có nên quy định mức trần học phí ở trường công hay không, là một câu hỏi khó trả lời, vì cả những lý lẽ ủng hộ lẫn phản bác đều mạnh mẽ. Chúng tôi cho rằng việc giao tự chủ xác định mức học phí cho nhà trường cần gắn chặt với một cơ chế hữu hiệu về trách nhiệm giải trình và công khai thông tin về nhà trường, như khuyến nghị của VED về đảm bảo chất lượng đã nêu ra. Nhà nước cần đặt các trường công cũng như tư vào một bối cảnh cạnh tranh, không chỉ cạnh tranh về uy tín, mà còn về chất lượng và giá cả, vì đó là động lực để cải thiện hiệu quả. Tất cả những việc nhà nước cần làm là đặt ra luật chơi để bảo đảm cạnh tranh lành mạnh và công bằng.

Một vài kinh nghiệm quốc tế về xây dựng chính sách học phí

a) Học phí gắn với cơ chế khích lệ: Có chế độ miễn giảm đối với những sinh viên cam kết đạt được những mục tiêu nhất định và đạt được trong thực tế, ví dụ tốt nghiệp đúng hạn, không thi lại, v.v.

b) Học phí linh hoạt khác nhau cho các khóa cơ bản và nâng cao, các môn có tín chỉ và không tín chỉ, các lớp trực tiếp và trên mạng, các môn trong chuyên ngành và ngoài chuyên ngành, môn tối thiểu và môn tự chọn, v.v.

c) Học phí khác nhau cho từng khóa, nhưng giữ nguyên từ lúc sinh viên vào trường cho đến khi sinh viên tốt nghiệp. Điều này giúp sinh viên có thể lên kế hoạch chính xác cho chi phí học ĐH của mình, đồng thời nhà trường cũng có một mức độ linh hoạt cần thiết để đáp ứng nhu cầu và bù đắp giữa các ngành và các khóa.

Theo TBKTSG Online

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không
Xem nhiều
Bé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩyBé trai khóc thét khi rơi thẳng từ mái nhà xuống đất: Đoạn camera khiến gia chủ run rẩy00:47Người mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúmNgười mẹ run rẩy, gào thét khi thấy con sốt cao, co giật vì cúm A: Lời cảnh báo sức khỏe trước tình hình dịch cúm00:59Clip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lănClip em bé thất thần khi nộp tiền lì xì cho mẹ khiến dân mạng cười lăn00:14Clip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú YênClip kinh hoàng: Khoảnh khắc chiếc xe khách lật đổ trên đường vào nửa đêm khiến 29 người thương vong tại Phú Yên00:16Bất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòngBất lực nhìn bóng mẹ rời xa, tiếng khóc xé lòng trong đêm cùng câu nói của bé gái khiến ai cũng nhói lòng00:17Đoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiệnĐoạn video vỏn vẹn 20 giây từ camera của một gia đình lúc 4 giờ sáng khiến ai cũng phải bật khóc: Nhân vật chính lại là người không hề xuất hiện00:211 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ1 nhân vật nổi tiếng đang livestream thì người yêu nhờ lấy khăn tắm, sợ lộ bí mật nên ra tín hiệu ngay: 12s ngượng ngùng thấy rõ00:23Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"Thấy con dâu đi làm xa vừa về đến cổng, mẹ chồng có phản ứng khiến ai cũng "đứng hình"00:21Nam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nàoNam xe ôm công nghệ làm hành động lạ rồi vái lạy 3 cái giữa đêm, gia chủ check camera xong thì không biết nên làm thế nào00:39Clip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạClip: Khoảnh khắc "đứng tim" khi xe khách bất ngờ lấn làn suýt lao thẳng vào xe con ở Nam Định, chỉ còn 1 giây là gây thảm hoạ02:02Mỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốcMỹ nhân dao kéo nổi tiếng đưa người yêu mới về ra mắt gia đình sau 1 tháng chia tay: Cuối clip khui ra "sít rịt" gây sốc00:32

Tin đang nóng

Mạng xã hội rúng động chuyện chàng trai làm 2 đám cưới vì 2 người yêu cùng mang bầuMạng xã hội rúng động chuyện chàng trai làm 2 đám cưới vì 2 người yêu cùng mang bầu
17:16:23 10/02/2025
Tro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sauTro cốt Từ Hy Viên được chôn cất cực khó hiểu, netizen phản đối gay gắt khi lộ sự thật gây sốc phía sau
20:20:56 10/02/2025
Tìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn QuốcTìm kiếm công dân Việt Nam gặp nạn trong vụ chìm tàu tại Hàn Quốc
20:16:03 10/02/2025
Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?Vụ chàng trai Quảng Nam trong 3 tuần cưới 2 vợ vì cùng có bầu: Người trong cuộc nói gì?
20:32:55 10/02/2025
Người mẹ khóc nức nở trước Bệnh viện Nhi Đồng 2 vì bị kẻ gian lấy mất 9,5 triệu đồngNgười mẹ khóc nức nở trước Bệnh viện Nhi Đồng 2 vì bị kẻ gian lấy mất 9,5 triệu đồng
17:13:49 10/02/2025
Đã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chếtĐã tìm ra lý do chồng cũ và mẹ chồng cũ quyết "hút máu" Từ Hy Viên đến lúc chết
20:42:59 10/02/2025
"Vũ trụ diễn viên VTV" tụ họp quậy banh nóc dịp đầu năm, lộ cơ ngơi như resort cao cấp của Mạnh Trường"Vũ trụ diễn viên VTV" tụ họp quậy banh nóc dịp đầu năm, lộ cơ ngơi như resort cao cấp của Mạnh Trường
20:28:59 10/02/2025
Bắt tại trận 1 Anh Trai hát "chui" Dù Cho Tận Thế, Erik ra lệnh "phong sát" luônBắt tại trận 1 Anh Trai hát "chui" Dù Cho Tận Thế, Erik ra lệnh "phong sát" luôn
17:15:59 10/02/2025

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này
Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...
Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)
Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ
Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm
Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...
Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...
Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...
Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023
Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy
Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế
Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém tiền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Sau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửa

Sau luật cấm thịt chó, hàng trăm trang trại nuôi thịt ở Hàn Quốc đóng cửa

Thế giới

22:34:25 10/02/2025
Hàng trăm trang trại chó thịt ở Hàn Quốc đã đóng cửa kể từ tháng 8.2024, sau luật cấm thịt chó cùng chính sách hỗ trợ các trang trại đóng cửa, với mức hỗ trợ lên đến 600.000 won (10,5 triệu đồng)/con.
Đô vật Belarus được ví như 'Thần Sấm' tại hội làng ở Hà Nội

Đô vật Belarus được ví như 'Thần Sấm' tại hội làng ở Hà Nội

Netizen

22:28:52 10/02/2025
Các clip Zakhar Dzmitrychenka nhấc bổng, dễ dàng hạ gục đối thủ tại Hội vật làng Triều Khúc lan truyền nhanh chóng trên các nền tảng mạng xã hội.
Nhan sắc hiện tại của cô con gái nhà Vương Phi, mối quan hệ cùng mẹ kế gây chú ý

Nhan sắc hiện tại của cô con gái nhà Vương Phi, mối quan hệ cùng mẹ kế gây chú ý

Sao châu á

22:27:27 10/02/2025
Ở tuổi 18, Lý Yên đã trưởng thành và có vẻ ngoài nổi bật. Dù sinh ra với dị tật hở hàm ếch, nhưng sau nhiều lần phẫu thuật, cô đã hoàn toàn tự tin với ngoại hình của mình.
Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa

Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa

Sao thể thao

22:24:41 10/02/2025
Marcus Rashford gửi tin nhắn cảm xúc tới Aston Villa sau khi anh lần đầu tiên ra sân kể từ tháng 12 năm ngoái trong chiến thắng trước Tottenham ở FA Cup.
Việt Hương đích thị đại gia ngầm Vbiz: Sống trong biệt thự 300 tỷ, khối tài sản thực tế khủng cỡ nào?

Việt Hương đích thị đại gia ngầm Vbiz: Sống trong biệt thự 300 tỷ, khối tài sản thực tế khủng cỡ nào?

Sao việt

22:21:27 10/02/2025
Nghệ sĩ Việt Hương hoạt động nghệ thuật với vai trò là diễn viên, đạo diễn phim... Bên cạnh đó, cô còn lấn sân sang kinh doanh. Sau thời gian chăm chỉ làm việc, diễn viên Việt Hương đã tích lũy tài sản đáng nể.
Doanh thu 'Bộ tứ báo thủ' khó vượt qua 'Mai'?

Doanh thu 'Bộ tứ báo thủ' khó vượt qua 'Mai'?

Hậu trường phim

22:01:05 10/02/2025
Theo thống kê của Box Office Vietnam (đơn vị quan sát phòng vé độc lập), tính đến chiều 10.2, phim tết Bộ tứ báo thủ của Trấn Thành đạt xấp xỉ 300 tỉ đồng.
Thị trường âm nhạc sôi động ngay từ đầu năm

Thị trường âm nhạc sôi động ngay từ đầu năm

Nhạc việt

21:58:53 10/02/2025
Ngay từ đầu năm, hàng loạt ca sĩ đã tung ra sản phẩm mới khiến thị trường nhạc Việt sôi động hơn, với hy vọng mở ra một năm thành công.
Cuộc sống của Phương Trinh Jolie - Lý Bình xáo trộn từ khi có con thứ 3

Cuộc sống của Phương Trinh Jolie - Lý Bình xáo trộn từ khi có con thứ 3

Tv show

21:51:36 10/02/2025
Không chỉ Phương Trinh Jolie phải hoãn lại lịch trình biểu diễn ở các sân khấu mà Lý Bình cũng không thể trở lại đóng phim vì gia đình đón thêm một thành viên mới.
Xác suất địa cầu trúng tiểu hành tinh trong năm 2032 vừa tăng gấp đôi

Xác suất địa cầu trúng tiểu hành tinh trong năm 2032 vừa tăng gấp đôi

Lạ vui

21:33:00 10/02/2025
Theo tính toán mới nhất, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) đã nâng gấp đôi xác suất trái đất va chạm với một tiểu hành tinh vào năm 2032.
Diễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sex

Diễn biến vụ Bình 'Kiểm' tổ chức bắt cóc ca sĩ, người mẫu để sản xuất clip sex

Pháp luật

21:16:00 10/02/2025
Đại ca giang hồ Bình Kiểm huy động đàn em thực hiện kế hoạch bắt cóc người mẫu, ca sĩ để cưỡng ép quay clip sex, đăng tải trên các trang web khiêu dâm.
Sau Tết, nữ sinh ở Bạc Liêu "mất tích" bí ẩn nhiều ngày

Sau Tết, nữ sinh ở Bạc Liêu "mất tích" bí ẩn nhiều ngày

Tin nổi bật

21:10:59 10/02/2025
Ngày 9-2, ông Trần Văn Quấn (36 tuổi; ngụ xã Ninh Quới A, huyện Hồng Dân, tỉnh Bạc Liêu) cho biết đã trình báo lên các cơ quan chức năng để nhờ tìm kiếm cháu gái của ông là T.T.T (17 tuổi, học sinh lớp 8) đã mất tích từ nhiều ngày nay.