Tăng hạn mức bảo hiểm để bảo vệ người gửi tiền tốt hơn
Hạn mức dự kiến là 125 triệu đồng đã được Phó Thống đốc thường trực Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) Đào Minh Tú thông tin với báo chí theo nội dung Dự thảo Quyết định của Thủ tướng về hạn mức bảo hiểm tiền gửi công bố mới đây.
Ảnh Internet
Tăng hạn mức Bảo hiểm tiền gửi là tất yếu
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm tiền gửi, hạn mức trả tiền bảo hiểm là số tiền tối đa mà tổ chức Bảo hiểm tiền gửi trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm của một người tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi khi phát sinh nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm.
Mặc dù đã trải qua hai lần điều chỉnh vào năm 2005 và 2017, nhưng nhiều ý kiến cho rằng, mức bảo hiểm tiền gửi 75 triệu đồng hiện nay vẫn còn thấp và không còn phù hợp với tình hình phát triển kinh tế – xã hội, quy mô của hệ thống các tổ chức tín dụng cũng như nguyện vọng của người dân.
Theo Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú, việc điều chỉnh tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi là cần thiết để bảo vệ tốt hơn cho người gửi tiền theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế, qua đó góp phần củng cố niềm tin của người dân đối với hệ thống các tổ chức tín dụng, từ đó tạo điều kiện cho các tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả hơn trong bối cảnh hiện nay.
Hiệp hội Bảo hiểm tiền gửi Quốc tế (IADI) khuyến nghị, hạn mức bảo hiểm tiền gửi nên có giới hạn, đáng tin cậy và bảo vệ được 90 – 95% người gửi tiền. Tuy nhiên, tỷ lệ này ở Việt Nam đang là 87,72%, thấp hơn so với mức khuyến nghị của IADI.
“Hạn mức 75 triệu đồng hiện nay chỉ bằng 1,25 lần GDP bình quân đầu người năm 2019, thấp hơn nhiều so với mức 2 lần theo thông lệ quốc tế. Do đó, nếu nâng mức bảo hiểm tiền gửi lên 125 triệu đồng, gấp 2 lần GDP bình quân đầu người thì tỷ lệ này mới tăng lên mức 90,94%, nằm trong khoảng khuyến nghị của IADI” – Phó Thống đốc Đào Minh Tú nhấn mạnh.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, năng lực tài chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam cũng gia tang đáng kể. Từ nguồn vốn ban đầu được cấp 1.000 tỷ đồng, nhờ tích lũy, quản lý và đầu tư bài bản, đến nay, tổng tài sản của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đã đạt hơn 64.000 tỷ đồng, trong đó quỹ dự phòng nghiệp vụ đạt 58.000 tỷ đồng.
Đây là nguồn lực tài chính đáng kể, giúp Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam luôn sẵn sàng chi trả khi cần thiết và là tiền đề để Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam tham gia có hiệu quả vào quá trình tái cơ cấu hệ thống các tổ chức tín dụng thông qua hoạt động hỗ trợ tài chính.
“Với triển vọng tăng trưởng tích cực trong trung hạn của Việt Nam và sự gia tăng đáng kể về năng lực tài chính Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam, việc điều chỉnh tăng hạn mức bảo hiểm tiền gửi là hoàn toàn khả thi và cần thiết”, ông Tú nêu rõ.
Hạn mức 125 triệu đồng là phù hợp
Phó Thống đốc Đào Minh Tú cho biết, triển khai Đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015 và 2016-2020, thời gian qua, NHNN và các cấp, các ngành đã tập trung chỉ đạo quyết liệt công tác tái cơ cấu, xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng.
Nhờ đó, hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng đã từng bước được củng cố, chấn chỉnh và hoạt động an toàn, hiệu quả, trong đó các ngân hàng thương mại có xu hướng tăng trưởng và phát triển ổn định hơn.
Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan, hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân vẫn còn nhiều khó khăn và tồn tại, hạn chế. Thực trạng này đặt ra yêu cầu cấp bách về tăng cường hiệu quả quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật của các cơ quan quản lý nhà nước, chính quyền địa phương; cũng như nâng cao hơn nữa vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam trong việc bảo vệ người gửi tiền tại các quỹ tín dụng nhân dân – đối tượng dễ bị tổn thương khi xảy ra sự cố tại các Quỹ.
Theo Phó Thống đốc Đào Minh Tú, nếu nâng hạn mức bảo hiểm tiền gửi lên mức 125 triệu đồng, tương đương 2 lần GDP bình quân đầu người thì quỹ dự phòng nghiệp vụ của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam có đủ khả năng để đảm bảo chi trả tiền gửi cho 100% quỹ tín dụng nhân dân.
Hạn mức này cũng phù hợp với thông lệ, chuẩn mức quốc tế, điều kiện phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian tới cũng như thực tế hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam.
Kiến nghị giải cứu doanh nghiệp du lịch Đà Nẵng
Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước giảm sâu lãi vay, khoanh nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp.
Ông Cao Trí Dũng, Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, cho biết đơn vị đã gửi văn bản kiến nghị lãnh đạo thành phố và Chính phủ để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp du lịch.
Theo vị này, do ảnh hưởng của 2 đợt dịch Covid-19, lượng khách đến Đà Nẵng tham quan, lưu trú bị giảm mạnh. Theo thống kê, 8 tháng đầu năm 2020, tổng lượt khách do cơ sở lưu trú phục vụ ước đạt hơn 1,9 triệu lượt, giảm gần 56% so với cùng kỳ năm 2019, đạt 26,5% kế hoạch.
Trong đó, khách quốc tế ước đạt 644.000 lượt (khách còn lưu lại từ nhiều tháng trước), giảm 60,3% so với cùng kỳ 2019, khách nội địa ước đạt hơn 1,3 triệu lượt, giảm 53,5% so với cùng kỳ 2019. Doanh thu dịch vụ lưu trú ước đạt gần 2.444 tỷ đồng, giảm 47,8% so với cùng kỳ năm 2019.
Do ảnh hưởng dịch Covid-19, ít khách đến Đà Nẵng tham quan, lưu trú. Ảnh minh họa: Đoàn Nguyên.
Ảnh hưởng của dịch khiến nhiều doanh nghiệp rơi vào tình trạng khó khăn, thậm chí nguy cơ phá sản. Trước tình hình đó, Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng kiến nghị Chính phủ chỉ đạo Ngân hàng Nhà nước giảm sâu lãi vay, khoanh nợ, giãn nợ cho các doanh nghiệp.
"Các ngân hàng cần phải giảm sâu lãi vay chứ như đợt vừa rồi giảm ít quá, 5% trên lãi vay thì không ăn thua; phải giảm 50% lãi vay hoặc không thu lãi vay, mới giúp được doanh nghiệp", ông Dũng nói.
Theo Chủ tịch Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng, bên cạnh việc giảm lãi suất thì các ngân hàng cũng giãn nợ cho các doanh nghiệp.
"Có như vậy thì doanh nghiệp mới sống được. Cách đây mấy ngày, Thủ tướng chủ trì họp Chính phủ, đã giao cho Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu để đưa ra chỉ thị mới thay cho chỉ thị 01. Doanh nghiệp đang trông chờ cái đó", ông Dũng thông tin.
Theo ông Dũng, nhóm giải pháp thứ hai là hiệp hội kiến nghị Chính phủ giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) cho các đơn vị kinh doanh du lịch, dịch vụ.
Đò họa: Nhân Lê
"Ít nhất, trong năm 2020, Chính phủ cho giảm hoặc miễn luôn VAT, còn thuế thu nhập doanh nghiệp thì chả ai có lãi mà nộp. Như công ty chúng tôi, đầu năm nộp VAT khoảng 1 tỷ đồng, nếu được giảm một nửa thì vẫn còn 500 triệu đồng để trang trải tiền lương, bảo hiểm cho nhân viên", ông Dũng đề xuất.
Nhóm giải pháp thứ ba mà Hiệp hội Du lịch TP Đà Nẵng đề xuất là miễn giảm hoặc cho chậm nộp các loại phí như tiền điện, nước, tiền thuê đất, bảo hiểm. Nhóm giải pháp thứ tư là nới điều kiện tiếp cận các gói cứu trợ của Chính phủ.
Ông Dũng cũng nói thêm hiện các đơn vị rất khó tiếp cận gói 62.000 tỷ đồng của Chính phủ. Để tiếp cận gói này, phải đảm bảo điều kiện người lao động bị doanh nghiệp cho nghỉ việc. Doanh nghiệp không phát sinh doanh thu thì người lao động mới tiếp cận được tiền hỗ trợ.
"Rất ít doanh nghiệp đạt được điều kiện này. Doanh nghiệp còn hoạt động đương nhiên phải có vài đồng doanh thu chứ. Với vài đồng phát sinh đó, doanh nghiệp vẫn lỗ. Người lao động vẫn không tiếp cận được gói cứu trợ đó thì không hợp lý", ông Dũng phân tích.
BIDV và Agribank chật vật xử lý 'vận đen' tại Agritour BIDV chật vật xử lý nợ xấu tại Agritour, trong khi Agribank cũng liên tục thoái vốn tại đơn vị này nhưng đều bất thành. BIDV rao bán nợ lần thứ 6 tại Agritour Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa tiếp tục có thông báo về việc bán đấu giá lần 6 khoản nợ của Công ty...