Tăng đột biến trẻ mắc virus hô hấp hợp bào nhập viện
Trung tâm Hô hấp (Bệnh viện Nhi T.Ư) có 155 giường bệnh nhưng cả tháng nay luôn chật kín. Mỗi ngày các bác sĩ phải luân chuyển 25-30 trẻ đỡ bệnh về tuyến dưới điều trị để tiếp nhận thêm chừng đó bệnh nhi nặng nhập viện. Phần lớn trẻ mắc virus hợp bào hô hấp rất nguy hiểm.
Điều dưỡng chăm sóc bé 3 tháng tuổi nhiễm virus hợp bào hô hấp phải thở oxy. Ảnh: Th. Hà
Từ thời điểm giao mùa khoảng 1 tháng trở lại đây gần như không lúc nào Trung tâm có giường bệnh bỏ trống, trong khi trước đó chỉ có khoảng 100 bệnh nhi điều trị. Tại phòng hồi sức, những em bé chỉ từ 1 đến vài tháng tuổi, mắt nhắm nghiền, cơ thể gắn chặt với máy thở oxy, trên cổ tay là kim truyền dịch.
Có tới 60 bệnh nhi phải thở oxy, dao động 3-5 trẻ phải thở máy không xâm nhập nên khối lượng công việc của các bác sĩ và điều dưỡng ở đây rất nặng nề. Họ liên tục phải để mắt đến những biểu hiện của trẻ nhằm đề phòng những biến chứng có thể xảy ra bất cứ lúc nào.
Góc phòng hồi sức, cậu bé H.M.T (Ba Vì, Hà Nội) mới 3 tháng tuổi nằm im lìm, hai má đỏ hồng vì cơn sốt chưa hạ, mặt nạ thở oxy che nửa khuôn mặt nhỏ xíu, vẻ mệt mỏi hiện rõ trong từng nhịp thở nặng nề. Chị Nguyễn Thị P, mẹ bệnh nhi cho biết con đã phải thở máy 3 tuần vì bị viêm phổi nặng, mới chuyển sang thở oxy được 1 tuần nay. Trước đó, khi ở nhà bé bị chướng bụng, có dấu hiệu ngừng thở nên gia đình cho đến Bệnh viện Nhi T.Ư khám.
Ở phòng bên cạnh, cô bé 9 tuổi H.Th.Tr (Kim Bảng, Hà Nam) bị sốt cao hơn 1 tuần, bị ho nặng, khó thở phải nhập viện cấp cứu. Thân hình gày gò, da xanh mét, Tr. không chịu ăn uống vì quá mệt.
PGS.TS Lê Thị Hồng Hanh, Giám đốc Trung tâm Hô hấp cho biết, phần lớn bệnh nhân tại đây đều rơi vào tình trạng như 2 bệnh nhi nói trên. Hầu hết các trường hợp bị viêm tiểu phế quản, viêm phổi, viêm thanh quản. Còn lại là những bệnh lý chuyên sâu hơn như viêm phổi, tràn dịch màng phổi, dị dạng đường thở…
Bệnh tập trung vào lứa tuổi từ 1 tháng tuổi đến 15 tuổi. Trong đó đáng chú ý, viêm phổi nặng có suy hô hấp hầu hết là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Nhất là những trẻ có bệnh nền nặng như tim bẩm sinh, loạn sản phổi, đẻ non, não bẩm sinh, suy dinh dưỡng… có yếu tố nguy cơ làm bệnh nặng, nằm viện lâu.
Virus hợp bào hô hấp tấn công trẻ nhỏ
Theo bác sĩ Hanh, có rất nhiều căn nguyên gây viêm đường hô hấp, do vi khuẩn hoặc virus. Tuy nhiên giai đoạn giao mùa là khoảng thời gian không khí chuyển lạnh, ẩm hơn, ánh sáng mặt trời ít hơn làm cho virus sinh sôi nảy nở trong môi trường mạnh hơn. Đặc biệt là virus hợp bào hô hấp gây bệnh lý hô hấp cho trẻ, nhất là trẻ dưới 2 tuổi. Đây là virus thường xuyên gặp ở trẻ gây viêm phổi, viêm tiểu phế quản, dễ gây suy hấp ở trẻ nhỏ, nhất là trẻ dưới 6 tháng tuổi. Tại Trung tâm hiện có khoảng 50 bệnh nhi nhiễm virus hợp bào hô hấp.
Video đang HOT
Hiện có 154/155 giường có trẻ điều trị do có 1 bệnh nhân mới chuyển sang khoa khác. Nhiều năm nay bệnh viện không còn tình trạng nằm ghép. Tuy nhiên trường hợp có thêm bệnh nhân nặng Trung tâm sẽ kê thêm 2 cũi di động vào 1 phòng để đảm bảo không trẻ nào phải nằm ghép, tránh lây chéo các bệnh. Đặc biệt những bệnh nhân nhiễm virus hợp bào hô hấp được nằm cách ly riêng một khu để không lây sang những cháu nhẹ hơn.
PGS.TS Trần Minh Điển, Phó Giám đốc Bệnh viện Nhi T.Ư cho biết, virus hợp bào hô hấp lây lan qua không khí, qua tiếp xúc với vật bị nhiễm virus, với các triệu chứng gồm sổ mũi, thở khò khè, thở nhanh, khó thở, ho và sốt. Những biến chứng của viêm tiểu phế quản do virus hợp bào hô hấp có thể kể đến là khoảng 20% trẻ sơ sinh bị viêm tai giữa và khoảng 30% trẻ bị hen suyễn sau khi bị viêm tiểu phế quản.
Phòng bệnh
Để phòng bệnh hô hấp lúc chuyển mùa, không nên cho trẻ ăn uống các loại thức ăn đã nguội, lạnh, nhất là uống nước lạnh. Khi thời tiết lạnh cần mặc ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà. Nên tắm nước ấm cho trẻ trong phòng kín gió, tắm xong cần lau người và mặc quần áo thật nhanh.
Mùa cúm lại bắt đầu, bác sĩ Collin khuyến cáo bố mẹ làm điều này để phòng tránh nhiễm cúm cho con
Đến hẹn lại lên, cứ vào thời điểm giao mùa, dịch cúm lại xuất hiện, gây ra biết bao nỗi lo cho các bậc phụ huynh.
Ho và nghẹt mũi là những dấu hiệu dễ thấy ở trẻ nhỏ khi bị cúm mùa. Khi dịch cúm vào mùa, cha mẹ càng không thể coi thường vì bé yêu của bạn có thể là "nạn nhân" kế tiếp của dịch bệnh này. Trẻ em đặc biệt dễ bị virus cúm tấn công nhất do hệ miễn dịch của các em còn yếu. Vì cúm là một căn bệnh rất dễ lây nên chỉ cần trẻ bị cúm là những người xung quanh cũng có thể dễ dàng bị lây bệnh. Bên cạnh các dấu hiệu như ho, sốt, cơ thể đau nhức, trẻ mắc bệnh cúm còn có thể gặp phải một số triệu chứng như đau bụng, đau tai và thậm chí co giật.
Dưới đây là 6 điều các bậc cha mẹ cần lưu ý để giúp con mình vượt qua mùa cúm khỏe mạnh:
1. Chủ động tiêm vắc xin ngừa cúm mùa hàng năm
Tiêm vắc xin đầy đủ là cách tốt nhất để bảo vệ con bạn khỏi nguy cơ mắc virus cúm. Vắc xin phòng cúm mùa có hiệu quả bảo vệ lên tới 90% đối với trẻ khỏe mạnh. Theo khuyến cáo của Trung tâm Phòng ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), trẻ 6 tháng tuổi trở lên nên được tiêm phòng vắc xin ngừa cúm.
Nếu trẻ em dưới 9 tuổi mà chưa tiêm vắc xin lần nào thì phải tiêm liều thứ hai cách liều thứ nhất 4 tuần.
Do trẻ dưới 6 tháng tuổi chưa thể tiêm phòng cúm, cha mẹ nên chủ động đi tiêm vắc xin ngừa bệnh để có thể bảo vệ con mình tốt nhất.
Vì các chủng virus cúm luôn thay đổi theo từng năm nên loại vắc xin đã được dùng năm ngoái có thể không bảo vệ tốt cơ thể bạn khỏi sự tấn công của virus cúm lưu hành năm nay.
Tiêm vắc xin hàng năm sẽ giúp trẻ phòng tránh bệnh cúm (Ảnh minh họa).
Vắc xin ngừa cúm mùa mới 2020 - 2021 có chứa chủng A/Guangdong-Maonan/SWL1536/2019 CNIC-1909 (H1N1) pdm09 , chủng A/Hong Kong/2671/2019 IVR-208 (H3N2), chủng B/Washington/02/2019 (B/Victoria lieage)
2. Dạy con bạn thực hành tốt vệ sinh cá nhân
Rửa tay sạch và thường xuyên giúp loại bỏ và ngăn ngừa sự lây lan của vi trùng. Trẻ cần được cha mẹ hướng dẫn và chỉ dạy phải rửa tay đúng cách trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và mỗi khi tay bé lấm bẩn với thời gian tối thiểu cho mỗi lần rửa tay là 20 giây.
Sử dụng dung dịch sát khuẩn có thể giúp loại bỏ vi khuẩn hiệu quả nhưng cha mẹ cần đặc biệt theo dõi mỗi khi trẻ rửa tay để đảm bảo tay trẻ đã được rửa sạch hoàn toàn và tránh việc trẻ nuốt phải chất cồn hoặc các chất khác khi cho tay vào miệng.
3. Vệ sinh nhà ở sạch sẽ
Virus cúm mùa có thể tồn tại tới 8 giờ sau khi bám vào bề mặt các đồ vật như đồ chơi, tay cầm, quầy, bàn, điện thoại, điều khiển TV... Vì vậy cha mẹ hãy cố gắng loại bỏ vi trùng bám trên bề mặt vật dụng chung bằng cách sử dụng nước xà phòng ấm hoặc dung dịch làm sạch.
4. Đừng làm tác nhân lây lan cúm mùa
Vi trùng gây bệnh cúm do người bệnh gieo rắc ra xung quanh qua việc ho hoặc hắt hơi có khả năng lây lan ở khoảng cách xa tới gần 2m. Vì vậy, hãy dạy con bạn sử dụng khăn giấy che mũi và miệng mỗi khi hắt hơi và hãy vứt khăn giấy đó đi ngay sau khi sử dụng. Và đừng quên dặn bé rửa sạch tay ngay sau đó!
Trẻ em thường bị lây nhiễm cúm mùa từ cha mẹ. Nếu bạn bị nhiễm virus cúm, bạn có thể vô tình lây truyền vi trùng gây bệnh sang cho con mình trong suốt các hoạt động chăm sóc con như lau mũi, nắm tay, thay tã hay chuẩn bị đồ ăn cho con. Hãy cố gắng làm giảm thiểu nguy cơ gây bệnh bằng việc rửa tay thường xuyên.
Để trẻ ở nhà nếu bé bị ốm và chớ khuyến khích những đứa trẻ bị bệnh đến chơi nhà bạn. Nếu tất cả các thành viên trong nhà đều đang bị ốm thì hãy bảo vệ sức khỏe của những trẻ khỏe mạnh bằng cách để trẻ tránh xa virus cúm.
Nếu cả gia đình bạn đều bị nhiễm cúm nặng, hãy tránh xa những nơi đông người. Hãy hủy hẹn đi chơi, dời lịch tổ chức sinh nhật và tránh đi đến những nơi công cộng như rạp chiếu phim, nhà hàng cho tới khi sức khỏe đã có chuyển biến tốt.
Nếu bé bị ốm hãy để bé ở nhà (Ảnh minh họa).
5. Giữ gìn sức khỏe
Càng giữ gìn sức khỏe tốt thì bạn càng có khả năng chống lại được các loại bệnh, bao gồm cả virus gây cúm mùa. Có một chế độ dinh dưỡng lành mạnh, tập thể dục điều độ (dành một giờ mỗi ngày để tập luyện) và nghỉ ngơi đầy đủ sẽ giúp tối ưu hóa hệ miễn dịch của bạn. Hãy chuẩn bị một chế độ ăn cân bằng, bao gồm rau củ quả, sữa và nước, cho trẻ. Đảm bảo con bạn ngủ đủ giấc (ít nhất 10 tiếng đối với trẻ đang ở độ tuổi đi học và 12 tiếng đối với trẻ đang lẫm chẫm những bước đi đầu tiên).
6. Đối với trẻ bị bệnh cúm, cha mẹ cần theo dõi, điều trị các triệu chứng của trẻ và giữ cho trẻ luôn cảm thấy thoải mái
Các biện pháp điều trị tại nhà cha mẹ có thể áp dụng bao gồm nghỉ ngơi và cho trẻ uống nhiều nước. Sử dụng các loại thuốc như acetaminophen hay ibuprofen cũng là một cách hiệu quả để hạ sốt khi bị cúm. Tuy nhiên, cha mẹ cần tránh sử dụng aspirin để hạ sốt khi bé bị cúm mùa, vì điều này có thể dẫn đến một căn bệnh nghiêm trọng có tên là Hội chứng Reye chủ yếu xuất hiện ở những trẻ mắc bệnh do virus gây ra.
Bác sĩ Phillippe Collin tốt nghiệp chuyên ngành Đa khoa và Nhi Khoa vào năm 1974 và chuyên ngành sơ sinh vào năm 1976 tại ĐH Angers (Pháp). Bên cạnh đó, ông còn theo học chuyên ngành Kháng Sinh Học tại ĐH Nantes, chuyên ngành Thống Kê Sinh Học Và Y Học-ĐH Curie, chuyên ngành Quản Lý Y Tế tại ĐH Paris, và cuối cùng là ngành Cấy Ghép Mô tại ĐH Lyon.
Hiện ông công tác tại một phòng khám Đa khoa Quốc tế tại Hà Nội. Trong giới chuyên môn, bác sĩ Collin được biết tới với những công trình nghiên cứu vi khuẩn kháng thuốc trụ sinh trong các ca nhiễm trùng đường tiết niệu mãn tính.
Bác sĩ Collin là thành viên của Hiệp Hội Bác sĩ Nhi Khoa Pháp, Hiệp Hội Bác Sĩ Chuyên Ngành Nhi Sơ Sinh Hoa Kỳ, và Hiệp Hội Các Học Viện Nghiên Cứu Nhi Khoa Quốc Tế.
Giun lươn "đi lạc" làm ổ ở đùi và màng phổi cụ ông Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng thường xuyên sưng đau đùi trái kéo dài, cơ thể suy nhược. Trên hình ảnh kiểm tra bác sĩ phát hiện tổn thương gây áp xe do bị giun lươn "đi lạc" làm ổ. Tình trạng trên xảy ra với cụ ông 73 tuổi, ngụ tại Long An được các bác sĩ Bệnh viện Chợ Rẫy...