Tảng đá màu xanh biếc khiến các nhà khoa học đau đầu
Các nhà khoa học gần như đi vào bế tắc trong việc giải mã tảng đá xanh biếc này trong nhiều năm.
Ở hồ nước Plescheevo, gần thành phố Pereslavl-Zaleski, Nga, một tảng đá kỳ lạ khiến các nhà khoa học nước này đau đầu. Điểm khác thường của tảng đá là mùa đông không bao giờ bị tuyết phủ kín, khi trời mưa, viên đá sẽ chuyển sang màu xanh biếc hệt như hồ nước.
Không ai biết tảng đá này lai lịch ra sao, có rất nhiều lời đồn đại về nguồn gốc của nó.
Cảnh tượng xung quanh hồ nước Plescheevo, gần thành phố Pereslavl-Zaleski, Nga. (Ảnh: Sputnik)
Theo truyền thuyết của địa phương, tảng đá này được đặt tên là Tảng đá xanh biếc. Nó từng nằm trên đỉnh một ngọn núi không xa hồ Plescheevo. Trên ngọn núi này, có một bộ tộc dị giáo cư ngụ. Tảng đá này là nơi các thầy cúng đặt đàn tế lễ, hiến tế thần linh.
Vào một ngày nọ, tảng đá xanh biếc bị đẩy từ trên đỉnh núi xuống bờ hồ Plescheevo. Người dân địa phương cho rằng tảng đá có khả năng chữa cho họ lành bệnh và bắt đầu tổ chức lễ hội, nhảy múa quanh tảng đá để cầu phúc.
Sau này tảng đá bị các nhà tu hành ở tu viện gần đó chôn vào lòng đất vào cuối thế kỷ XVII. Nhưng 12 năm sau, chẳng rõ làm thế nào mà tảng đá bí ẩn lại hiện lên trên mặt đất.
Năm 1788, nhà chức trách quyết định đặt tảng đá nặng 12 tấn này làm móng cho nhà thờ. Đội công nhân dùng xe trượt tuyết để vận chuyển qua hồ Pleshcheevo, nhưng mặt hồ đóng băng giữa mùa đông bỗng nứt toác và chiếc xe chìm nghỉm cùng tảng đá.
Video đang HOT
Các ngư dân địa phương phát hiện tảng đá xanh biếc đang chậm chạp di chuyển dọc theo đáy hồ. (Ảnh: Sputnik)
Chẳng bao lâu, các ngư dân địa phương phát hiện tảng đá xanh biếc đang chậm chạp di chuyển dọc theo đáy hồ. Mỗi năm nó lại tiến gần hơn vào bờ. Năm 1858, “kẻ bị chìm” đã đứng trên bờ cách chỗ bị mang đi khoảng 300 m. Từ đấy, không còn ai dám động vào tảng đá.
Về phần các nhà khoa học, họ đã vật lộn với việc giải mã tảng đá xanh biếc này trong nhiều năm trời và đã đặt ra nhiều giả thuyết. Có ý kiến cho rằng tảng đá nổi lên bờ do thủy lưu mạnh của con sông chảy vào hồ.
Những người khác lập luận rằng tảng đá bị đóng vào băng mỗi mùa đông và di chuyển dòng băng tan lúc xuân đến. Nhưng làm thế nào băng hay thủy lưu có thể lay chuyển khối đá 12 tấn và kéo nó vào bờ vẫn là câu hỏi chưa có lời giải.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng tảng đá chứa đựng năng lượng bí ẩn mạnh mẽ, bản thân nó là một phần của hệ sinh thái chưa được biết tới.
Sự thật về vòng tròn 'trên trời rơi xuống' ở Namibia khiến các nhà khoa học đau đầu suốt 5 thập kỷ
Trên những mảnh đất trống ở sa mạc Namibia, phía Nam châu Phi từ lâu đã xuất hiện rất nhiều vòng tròn kỳ lạ rộng tới vài mét. Nguyên nhân gây ra hiện tượng này đã khiến các nhà khoa học đau đầu suốt nhiều thập kỷ.
Sự xuất hiện của những vòng tròn bí ẩn
Trong suốt nhiều năm, ốc đảo cách bờ biển ở sa mạc Namibia khoảng 80 - 140 km xuất hiện hàng triệu vòng tròn kỳ lạ. (Ảnh: CNN)
Trong suốt nhiều năm, ốc đảo cách bờ biển ở sa mạc Namibia khoảng 80 - 140 km xuất hiện hàng triệu vòng tròn kỳ lạ. Đáng chú ý, xung quanh những vòng tròn này cỏ cây vẫn mọc tươi tốt. Họ đã đặt ra rất nhiều giả thuyết khác nhau về quá trình hình thành của các vòng tròn này.
Những vòng tròn thần tiên chính là những mảng đất hình tròn với bán kính dao động từ 2m đến 15m được bao quanh bởi cỏ khô và kéo dài lên đến gần 1.800 km trên hoang mạc Namibia. Những vòng tròn này ban đầu chỉ xuất hiện dọc theo sa mạc Namibia. Không lâu sau đó, những vòng tròn thần tiên tương tự đã được phát hiện ở gần thị trấn khai tác mỏ Newman tại Tây Úc.
Những vòng tròn là những mảng đất hình tròn với bán kính dao động từ 2m đến 15m được bao quanh bởi cỏ khô. (Ảnh: CNN)
Người dân ở Namibia cho rằng, yêu tinh đã tạo nên những vòng tròn này. Nhiều người còn không dám bước vào những vòng tròn bí ẩn này. Họ đã đặt tên cho chúng là những "vòng tròn thần tiên" hoặc vòng tròn "từ trên trời rơi xuống". Số lượng vòng tròn ngày một tăng lên. Được biết, những "vòng tròn thần tiên" nhỏ có tuổi thọ trung bình khoảng 24 năm trong khi các vòng tròn lớn hơn có thể tồn tại tới 75 năm. Mặc dù những hình tròn xuất hiện giữa đồng cỏ, song cỏ không tồn tại bên trong chúng.
Nhiều nhà khoa học đã tìm tới tận nơi để nghiên cứu chúng kể từ những năm 1970. Và họ đã đưa ra những giả thuyết như sau.
Giải mã bí ẩn
Các nhà khoa học đã đặt ra rất nhiều giả thuyết xung quanh sự hình thành của các vòng tròn thần tiên này. (Ảnh: CNN)
Vào tháng 3/2013, nhà sinh học Norbert Juergens của Đại học Hamburg (Đức) đã đưa ra giả thuyết cho rằng "kẻ" gây ra những vòng tròn thần tiên chính là loài mối Psammotermes allocerus thường sống ở khu vực sa mạc. Theo đó, những con mối cát đã làm hỏng bộ rễ của cỏ mọc ở bên trong vòng tròn, khiến cho cây cối ở đây bị chết héo. Giả thuyết cũng cho rằng, những đàn mối này đã xâm nhập và xâm chiếm lẫn nhau; trong khi đó, những đàn mối có kích thước tương tự khi gặp nhau, chúng sẽ không thể tiêu diệt lẫn nhau, thế nên chúng đã tạo ra những vùng đệm "quốc tế" ở giữa chúng.
Thế nhưng, một nghiên cứu tại Úc vào năm 2016 đã không tìm thấy mối liên hệ rõ ràng nào giữa những con mối cùng với hiện tượng này. Cụ thể, nhóm nghiên cứu này đã đào tổng cộng 154 cái hố trải dài đến 12km. Kết quả cho thấy, trên nền đất có tỷ lệ đất sét tương tự với đất ở bên trong vòng tròn. Đồng thời, họ cũng không tìm thấy con đường mối đào. Như vậy, có thể hiểu, loài mối dường như không phải là nguyên nhân dẫn đến những vòng tròn này.
Giả thuyết đầu tiên họ cho rằng những vòng tròn này do loài mối sa mạc gây ra. (Ảnh: CNN)
Để chắc chắn hơn, nhóm các nhà khoa học này đã sử dụng drone để đánh dấu vị trí của từng khu vực trên bản đồ, xem những nơi nào mà thảm thực vật sẽ bị mối tấn công một cách rõ ràng nhất. Họ đã phát hiện ra một số chi tiết bất ngờ, ví dụ như ngưỡng quy mô của những vòng tròn bí ẩn này. Thông qua việc sử dụng những hình ảnh từ Google Earth, họ thấy rằng, những vòng tròn tại Úc dù kích cỡ không bằng, nhưng lại có cấu tạo tương đồng. Từ đây, họ đã đưa ra giả thuyết thứ hai.
Các nhà khoa học Úc cho rằng, những vòng tròn thần tiên này là kết quả của sự cạnh tranh đến từ các loài thực vật trước tình trạng nguồn nước tại Namibia vô cùng khan hiếm. Do đất ở sa mạc nghèo dinh dưỡng và thiếu mưa nên nó đã tạo ra sự cạnh tranh giữa các loài cây trong sa mạc. Cụ thể, các loại cây mạnh mẽ hơn ở bên ngoài vòng tròn đã hấp thụ tất cả các chất dinh dưỡng và khiến cho nhiều loài cây con, cây non trong vòng héo khô, úa tàn và không thể phát triển được nữa.
Sau khi đào vòng tròn lên, các nhà khoa học thấy rằng các loại cây cỏ ở đây có sự cạnh tranh khốc liệt. (Ảnh: CNN)
Các nhà khoa học của đại học Gttingen, Đức cũng có kết quả nghiên cứu tương tự. Họ đã đo độ ẩm đất liên tục chứng minh rằng cỏ xung quanh làm cạn kiệt nước trong vòng tròn, từ đó có thể làm chết cỏ bên trong. Nhóm chuyên gia lắp đặt nhiều cảm biến độ ẩm của đất trong và xung quanh các vòng tròn thần tiên để đo hàm lượng nước từ mùa khô năm 2020 đến cuối mùa mưa 2022. Dữ liệu cho thấy khoảng 10 ngày sau khi mưa, cỏ trong các vòng tròn bắt đầu chết và hầu hết khu vực bên trong vòng tròn hoàn toàn không có cỏ nảy mầm. 20 ngày sau khi mưa, cỏ trong vòng tròn chết hẳn và chuyển màu vàng úa trong khi những đám cỏ xung quanh vẫn xanh tươi.
Cuối cùng, sự xuất hiện bí ẩn của những vòng tròn "từ trên trời rơi xuống" đã được giải đáp. (Ảnh: CNN)
Khi kiểm tra rễ của cỏ trong vòng tròn và so sánh với cỏ xanh bên ngoài, nhóm nghiên cứu nhận thấy rễ của cỏ trong vòng tròn dài bằng hoặc thậm chí dài hơn rễ bên ngoài. Điều này cho thấy cỏ đang nỗ lực phát triển rễ để tìm kiếm nước, nhưng vẫn không thể nào cạnh tranh được với cây ở ngoài vòng.
Các nhà khoa học cũng đưa ra nhận định rằng, đây chính là bằng chứng cho hiện tượng "tối ưu bầy đàn" - trong khi các loài động thực vật đơn lẻ kết hợp lại thành một tập thể để phát triển.
Loài côn trùng rất giống mối, lười biếng và láu cá nhất hành tinh Trong một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí Zootaxa, các nhà khoa học Australia vừa phát hiện ra một loài côn trùng hoàn toàn mới, một sinh vật thậm chí còn lười biếng hơn cả nhện. Phân tích DNA cho thấy loài động vật này thuộc họ bọ cánh cứng Staphylinidae chứ không phải mối. Chúng có quan hệ gần gũi với...