Tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong lựa chọn sách giáo khoa
Cử tri TP Hồ Chí Minh kiến nghị cần quan tâm, chấn chỉnh trong việc biên soạn sách giáo khoa (SGK); bên cạnh đó, tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong việc lựa chọn SGK để tránh các hiện tượng tiêu cực.
Ảnh minh họa/INT
Về nội dung này, Bộ GD&ĐT cho biết: Theo Nghị quyết số 88/2014/QH13 về đổi mới Chương trình, SGK giáo dục phổ thông, Luật số 43/2019/QH14 về Luật Giáo dục (Luật Giáo dục năm 2019), quy định: SGK triển khai chương trình giáo dục phổ thông, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh; định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục; nội dung và hình thức SGK không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội.
Để thực hiện chương trình, quản lý và kiểm soát chất lượng SGK, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 33/2017/TT-BGD&ĐT ngày 22/12/2017 quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn, tổ chức cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK.
Theo đó, các SGK được biên soạn, thẩm định và phê duyệt phải bảo đảm các yêu cầu cần đạt theo chương trình với từng môn học, lớp học.
Hội đồng quốc gia thẩm định SGK được thành lập theo từng môn học, hoạt động giáo dục gồm các nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan để thẩm định SGK với quy trình độc lập, khoa học, chặt chẽ trước khi trình Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt cho phép sử dụng trong các trường học.
Để hướng dẫn các địa phương, nhà trường thực hiện lựa chọn SGK theo đúng quy định, bảo đảm tính minh bạch, Bộ GD&ĐT đã ban hành Thông tư số 01/2020/TT-BGD&ĐT ngày 30/1/2020 và Thông tư số 25/2020/TT-BGD&ĐT ngày 26/8/2020 hướng dẫn việc lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông trong đó quy định rõ nguyên tắc, tiêu chí lựa chọn SGK, tổ chức và hoạt động của hội đồng lựa chọn SGK, tổ chức lựa chọn SGK; trách nhiệm của Ủy ban nhân các cấp, cơ sở giáo dục phổ thông để địa phương tổ chức thực hiện lựa chọn SGK phù hợp.
Video đang HOT
Biên soạn SGK lớp 2: Cẩn trọng không thừa
Từ 15/11 - 30/11/2020, Bộ GDĐT nhận hồ sơ đề nghị thẩm định đợt 2 sách giáo khoa (SGK) lớp 2. Đợt thẩm định lần 1 đã diễn ra từ giữa tháng 8 và đến nay đã xong vòng 1, các tác giả cũng đã chỉnh sửa và Bộ đã bắt đầu thu sách để chuẩn bị triển khai thẩm định vòng 2.
Quá trình biên soạn SGK tới đây, Bộ GDĐT yêu cầu các thành viên Hội đồng Thẩm định tập trung vào việc trao đổi và tăng cường thảo luận.
Tăng cường tranh luận
Theo ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học - Bộ GDĐT, ở vòng 2, Bộ yêu cầu các thành viên Hội đồng Thẩm định tập trung vào việc trao đổi và tăng cường thảo luận, thậm chí có thể tranh luận giữa các tác giả với Hội đồng thẩm định.
Đối với SGK lớp 2 ở vòng thẩm định đầu tiên, Bộ GDĐT đã nhận được hồ sơ đề nghị thẩm định của 4 NXB với 33 bản mẫu SGK của 9 môn học, hoạt động giáo dục lớp 2.
Trong đó, môn Toán có 4 bản mẫu; các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội, Giáo dục thể chất, Âm nhạc, Mỹ thuật, Hoạt động trải nghiệm, mỗi môn có 3 bản mẫu; môn Tiếng Anh có 8 bản. Trong đó, NXB Giáo Dục Việt Nam đăng ký thẩm định 2 bộ SGK lớp 2 đầy đủ dù trước đó, NXB và các đơn vị thành viên đã tiến hành biên soạn SGK lớp 2 theo hướng 4 bộ độc lập.
Như vậy, đây là 2 bộ chọn lọc được trình thẩm định trước và 2 bộ còn lại, liệu có tham gia nộp hồ sơ thẩm định trong đợt 2 này? Câu trả lời sẽ có trong vài ngày nữa song điều dư luận mong mỏi là mỗi bộ SGK khi đến tay học sinh, thầy cô giáo và phụ huynh là một sản phẩm hoàn chỉnh, không còn sạn, còn lỗi.
Để làm được điều đó, trước hết trách nhiệm thuộc về tác giả cần cẩn trọng trong quá trình biên soạn. Sau đó là vai trò phản biện của Hội đồng Thẩm định quốc gia.
Tại buổi khai mạc Hội đồng quốc gia Thẩm định SGK lớp 2 hồi giữa tháng 8, Thứ trưởng Bộ GDĐT Nguyễn Hữu Độ lưu ý, do chương trình thiết kế theo hướng mở nên đề nghị các thành viên Hội đồng Thẩm định cần vận dụng linh hoạt các tiêu chí để đánh giá khách quan, chính xác, nhưng tôn trọng các ý tưởng sáng tạo và triết lý của mỗi bản mẫu SGK.
Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là làm thế nào để phân định đâu là các lỗi sai cần sửa và không phải lỗi?
Đây cũng là băn khoăn của đại biểu Phạm Thị Minh Hiền (Đoàn Phú Yên) khi cho rằng lỗi trong SGK thì chỉ có sai hoặc đúng chứ không có lỗi "nội dung chưa phù hợp".
Trước đó, những hạt sạn trong SGK Tiếng Việt 1 bộ Cánh Diều khiến dư luận bức xúc cũng đã được Hội đồng Thẩm định yêu cầu nhóm tác giả thay ngữ liệu này bằng ngữ liệu khác nhưng sau đó, các tác giả được quyền bảo vệ quan điểm của mình.
Quan điểm này được chấp nhận và các thành viên trong Hội đồng Thẩm định đã đánh giá cuốn sách ở mức độ "đạt".
Như vậy, nếu không phải Hội đồng dễ dãi cho qua thì là vấn đề nhận thức, quan điểm và nhất là quy định về nội dung thẩm định vẫn chưa đủ chặt chẽ, rõ ràng để xác định lỗi cần sửa, nội dung chấp nhận được...
Theo PGS.TS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GDĐT, cần quy định rõ trách nhiệm của Hội đồng trong việc thẩm định. Không để quả bóng trách nhiệm đẩy qua đá lại nếu phát hiện ra sai sót sau này khi dùng sách.
Bởi rút kinh nghiệm từ việc SGK lớp 1 đang được sử dụng trong năm học này, khi đề cập đến trách nhiệm để "sạn" xuất hiện trong SGK, người thì cho rằng nhóm tác giả phải chịu trách nhiệm hoàn toàn về những "hạt sạn" trong cuốn sách đó vì Hội đồng đã khuyến cáo, nhưng nhóm tác giả vẫn giữ quan điểm của mình. Người thì đặt câu hỏi về trách nhiệm của Hội đồng...
Hãy để giáo viên chọn sách
Liên quan đến quy trình chọn SGK sắp tới, ông Nhĩ cũng cho rằng cần thay đổi để tránh lặp lại sai lầm như năm nay. Đó là cần để giáo viên chọn sách họ dạy một cách kỹ lưỡng, đủ thời gian nghiên cứu và có thể thí điểm ở chính nhóm lớp của mình trước khi đưa ra quyết định chính thức.
Như vậy, mới biết có phù hợp hay không. Hơn nữa, chỉ khi bắt tay vào giảng dạy, thiết kế bài học, giáo viên mới nhận ra những hạt sạn để góp ý, chỉnh sửa trước khi chính thức đi vào giảng dạy.
Đồng tình quan điểm này, TS Nguyễn Tùng Lâm- thành viên tổ tư vấn cho Ủy ban quốc gia đổi mới giáo dục cho rằng việc chọn lựa SGK bản chất là của giáo viên và các nhà trường.
Dù là thực hiện theo luật nào, quy trình chọn sách cũng cần bắt đầu từ giáo viên đứng lớp, từ các nhà trường. Sắp tới, việc chọn sách theo quy định sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định liệu có xảy ra những bất ổn hay không nếu không phải là giáo viên trực tiếp đứng lớp chọn sách?
Bên cạnh đó, ông Nhĩ lưu ý nếu để xảy ra lỗi sai trong SGK lớp 2, lớp 6 trong năm học sau, việc yêu cầu giáo viên mạnh dạn thay đổi dữ liệu giảng dạy cho phù hợp là rất khó.
Bởi tư duy SGK là pháp lệnh chưa thể thay đổi ở tất cả các giáo viên. Chưa kể, những ngữ liệu, nội dung đã được thẩm định, phê duyệt qua bao nhiêu cấp còn có sai sót, ai đảm bảo những nội dung giáo viên chọn là đúng, là đảm bảo tính chính xác, khoa học và phù hợp?
Bộ GD&ĐT tiếp tục thẩm định vòng 2 sách giáo khoa lớp 2 Bộ GD&ĐT vừa thông báo việc tổ chức thẩm định đợt 2 sách giáo khoa lớp 2 của các tổ chức, cá nhân biên soạn sách giáo khoa. Ngày 4/11, Bộ GD&ĐT cho biết, Bộ vừa có thông báo việc tổ chức thẩm định đợt 2 sách giáo khoa lớp 2. Thông báo của Bộ GD&ĐT nêu rõ, căn cứ Thông tư số...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Cô gái trẻ sốc phản vệ, nguy cơ hoại tử mũi sau thẩm mỹ
Sức khỏe
05:53:03 16/05/2025
"Cướp biển" đẹp nhất Trung Quốc hiện tại: Vẻ bí ẩn cuốn hút, nhan sắc cỡ này thứ gì chịu nổi!
Hậu trường phim
05:52:33 16/05/2025
Phim ngôn tình dở nhất hiện tại: Nam chính xấu ơi là xấu, nữ chính sao lại khó tả thế này
Phim châu á
05:50:23 16/05/2025
Cháu gái đổ keo dính kín đặc lên đầu con tôi, chị dâu chẳng buồn cứu chữa hay xin lỗi, còn trách thằng bé "vu oan" cho con chị
Góc tâm tình
05:08:05 16/05/2025
Ông Trump tới UAE thúc đẩy tham vọng AI của quốc gia vùng Vịnh
Thế giới
23:54:03 15/05/2025
Phim điện ảnh "Dế Mèn" tung trailer chính thức: Đậm chất Việt, đầy kịch tính
Phim việt
23:30:48 15/05/2025
Wren Evans được bênh vực nhưng lý do nghe lạ lắm!
Nhạc việt
23:24:45 15/05/2025
Hồ Ngọc Hà mặc trang phục lạ mắt, Mạnh Trường quá trẻ so với tuổi 40
Sao việt
23:08:06 15/05/2025
Xét xử nóng: Hwang Jung Eum thừa nhận biển thủ hơn 4,3 tỷ won của công ty để đầu tư tiền ảo
Sao châu á
23:04:07 15/05/2025
Hai học sinh đuối nước tử vong khi tắm suối
Tin nổi bật
22:52:44 15/05/2025