Tăng cường vai trò của Mặt trận trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền
Tham gia xây dựng Đảng và chính quyền là một trong những nhiệm vụ rất quan trọng của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp, đã được khẳng định trong các nghị quyết của Đảng cũng như Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước.
Trong những năm qua, việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp đã đạt được nhiều kết quả tích cực, ngày càng đổi mới, có nhiều sáng tạo về phương thức, cách thức triển khai, đi vào chiều sâu với chất lượng cao hơn.
Nhân dịp Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 – 2024, TTXVN đã có cuộc trao đổi với ông Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam về những đóng góp trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận các cấp và phương hướng công tác trong nhiệm kỳ mới.
Phó Chủ tịch – Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Hầu A Lềnh trình bày Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa VIII, chiều 18/9/2019. Ảnh: TTXVN
Thưa ông, nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong 5 năm qua đã đạt được những thành tựu như thế nào?
Nhiệm vụ xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã được quy định trong Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, được nêu trong Cương lĩnh xây dựng, phát triển đất nước năm 2011 và được cụ thể hóa trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam năm 2015. Trên tinh thần của các văn bản trên, Ban Chấp hành Trung ương đã ra hai quyết định, Quyết định 217-QĐ/TW về việc Ban hành Quy chế giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị – xã hội và Quyết định 218-QĐ/TW về ban hành quy định về việc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các đoàn thể chính trị – xã hội và nhân dân tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền.
Mặt trận Tổ quốc đã chỉ đạo cụ thể hóa hai quyết định này bằng 12 chương trình giám sát trong nhiệm kỳ 2014 – 2019; đồng thời ban hành các hướng dẫn về phản biện xã hội để hướng dẫn toàn bộ hệ thống Mặt trận gồm: Cơ quan Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, hệ thống Mặt trận các địa phương và các tổ chức chính trị – xã hội là các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
Trong nhiệm kỳ qua, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã triển khai rất tích cực hai nhiệm vụ về giám sát, phản biện xã hội và tham gia xây dựng Đảng, chính quyền. Cụ thể, trong công tác xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động đối thoại của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền với người dân. Tham gia xây dựng chính sách, pháp luật ở cấp Trung ương và các chính sách ở các địa phương thông qua thể chế Hội đồng nhân dân các cấp.
Video đang HOT
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam đã tiến hành lắng nghe ý kiến của nhân dân để thường xuyên phản ánh đến cấp ủy, phối hợp với chính quyền để giải quyết tâm tư, nguyện vọng của người dân. Có thể nói trong nhiệm kỳ qua, công tác xây dựng Đảng, chính quyền của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên đã đạt được những kết quả hết sức quan trọng. Vị thế, vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cũng như các tổ chức thành viên đã được nâng lên và được xã hội, người dân đánh giá cao.
Hoạt động làm cầu nối giữa Đảng với nhân dân trong các cuộc đối thoại giữa cấp ủy, chính quyền với nhân dân, thậm chí ở nhiều nơi là chính Mặt trận Tổ quốc đứng ra đối thoại với nhân dân, tham gia giám sát các vấn đề bức xúc trong xã hội là một trong những mặt công tác tích cực nhiệm kỳ qua. Xin ông cho biết trong những sự kiện đó, vai trò của Mặt trận đã được thể hiện rõ nét như thế nào?
Chúng tôi cho rằng, kết quả rõ nét nhất trước hết là công tác phản biện xã hội. Mặt trận đã tập trung vào phản biện những vấn đề chính sách lớn. Ở cấp Trung ương, Mặt trận tham gia phản biện các dự luật trước khi trình ra Quốc hội. Thông thường, Mặt trận sẽ có các hội nghị phản biện chuyên đề, mời các cơ quan soạn thảo và các chuyên gia, nhà khoa học cũng như các tổ chức thành viên tham gia phản biện, đồng thời cũng có ý kiến để gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chính phủ và các cơ quan soạn thảo văn bản. Từ đó, chất lượng của các dự luật được trình ra Quốc hội ngày càng được nâng lên.
Đối với công tác giám sát, các vụ việc giám sát đã được Mặt trận lựa chọn một cách hết sức kỹ lưỡng trên cơ sở các ý kiến của người dân. Mặt trận đã lựa chọn những vụ việc có sự quan tâm rất lớn của người dân để tập trung giám sát. Cách làm được chúng tôi ngày càng hoàn thiện về mặt quy trình. Về quy trình giám sát, Mặt trận giám sát một cách độc lập. Và thông qua quy trình này, chủ yếu Mặt trận lấy ý kiến của người dân – người chịu tác động ảnh hưởng chính của mỗi sự việc, trên cơ sở đó tiến hành đối chiếu với các quy định của pháp luật và có tham vấn các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan pháp luật để kiến nghị với các cơ quan, chính quyền để giải quyết, xử lý triệt để các vấn đề. Chúng tôi cho rằng, cách làm này đã từng bước cụ thể hóa quy trình của mình được chặt chẽ hơn. Nhưng điều quan trọng hơn là chất lượng, hiệu quả của các cuộc giám sát ngày càng được nâng lên.
Để tiếp tục phát huy và nâng cao hiệu quả công tác xây dựng Đảng, chính quyền, trong thời gian tới, Mặt trận Tổ quốc xác định sẽ tiến hành khắc phục những mặt hạn chế nào, thưa ông?
Bên cạnh những kết quả đạt được, chúng tôi nhận thức rất rõ việc còn một số hạn chế cần khắc phục. Trước hết, việc triển khai, thực hiện các thể chế, quy định về công tác giám sát, phản biện xã hội, nhất là ở các địa phương cũng còn những điểm lúng túng. Thứ hai là về mặt quy trình. Quy trình đã có hướng dẫn, thông tri của Mặt trận Trung ương, tại địa phương cũng đã triển khai khá tích cực, tuy nhiên cũng có nơi, nhất là cấp huyện, cấp xã, cá biệt có một số tỉnh cũng thực hiện quy trình đó chưa thực sự chặt chẽ, gây ảnh hưởng đến chất lượng của công tác giám sát và công tác phản biện xã hội.
Thứ ba là chất lượng đội ngũ cán bộ. Để nắm chắc được các quy định của Đảng, Nhà nước và nắm chắc các quy định về xử lý mỗi một vụ việc khi xảy ra, đòi hỏi cán bộ phụ trách phải nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng. Đây là điểm cũng còn những tồn tại nên sẽ cần tiếp tục khắc phục trong thời gian tới. Thứ tư là công tác phối hợp. Vì thực hiện giám sát và phản biện xã hội cần phải có sự phối hợp rất chặt chẽ, không chỉ đơn phương Mặt trận làm mà cần phải có sự phối hợp với các tổ chức thành viên, phối hợp với các cơ quan có chức năng để hỗ trợ về mặt công cụ, phương pháp, thậm chí cả về lực lượng, Mặt trận mới thực hiện được những nhiệm vụ của mình. Tôi cho rằng đó là những vấn đề cần được làm tốt hơn trong giai đoạn tới. Từ đó, tôi tin rằng công tác giám sát và phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam sẽ thực chất hơn và sẽ có kết quả.
Theo ông, nguyên nhân của những hạn chế, tồn tại đó là do yếu tố nào?
Tôi cho rằng những tồn tại, hạn chế, yếu kém là do những nguyên nhân khách quan và chủ quan. Về nguyên nhân khách quan, hệ thống văn bản của Đảng, Nhà nước, hệ thống cơ chế đã có rất đầy đủ, tuy nhiên việc hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc của cấp trên đối với cấp dưới chưa thực sự thường xuyên. Thứ hai là đội ngũ cán bộ trực tiếp được giao thực hiện nhiệm vụ có những biến động. Do công tác này cần có đội ngũ cán bộ hết sức chuyên tâm, tâm huyết và nắm chắc kiến thức nên đòi hỏi cán bộ phải có thời gian hoạt động nhất định. Vì vậy, với những đồng chí mới nhận nhiệm vụ, việc cập nhật kiến thức vẫn chưa kịp thời, gây ảnh hưởng đến chất lượng của việc giám sát hoặc phản biện xã hội.
Thứ ba, về vấn đề quy trình, hiện Mặt trận vẫn đang thực hiện vừa rút kinh nghiệm, vừa hoàn thiện hệ thống quy trình giám sát và phản biện xã hội, vì thế cũng còn điểm hạn chế. Vấn đề thứ tư là ở cấp cơ sở. Trong công tác giám sát, việc lựa chọn những vụ việc, nội dung mà người dân quan tâm để tổ chức giám sát không khó, nhưng riêng phản biện xã hội là một quy trình, nội dung khó, khó nhất cho địa phương hiện nay ở hai điểm. Một là, nội dung phản biện ở cấp cơ sở thường ít, nhất là ở cấp huyện hầu như không có hoặc ít có nội dung để phản biện, vì cấp huyện là cấp triển khai chính sách, không phải cấp xây dựng chính sách.
Hai là, đội ngũ cán bộ cũng như các hội đồng tư vấn, ban tư vấn ở cấp tỉnh, cấp huyện còn hạn chế, ít về mặt số lượng, hạn chế về mặt chất lượng. Do đó, công tác phản biện cũng chưa thực sự đạt được hiệu quả như mong muốn. Đó là những nguyên nhân khách quan. Đối với nguyên nhân chủ quan từ hệ thống Mặt trận, chúng tôi nhận thức rất rõ, mặc dù đã rất cố gắng trong việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động, tuy nhiên những nội dung này còn cần cố gắng nhiều hơn nữa trong giai đoạn tới.
Xin ông chia sẻ một số bài học kinh nghiệm sẽ được Mặt trận Tổ quốc các cấp vận dụng nhằm nâng cao hiệu quả trong quá trình thực hiện công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền thời gian tới?
Chúng tôi cho rằng, muốn xây dựng Đảng, chính quyền vững mạnh theo đúng như chủ trương của Đảng thì trước hết phải nắm chắc về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Hai là phải có một quy trình hết sức chặt chẽ. Ba là Mặt trận phải lắng nghe, tiếp thu đầy đủ các ý kiến, nguyện vọng của nhân dân để lựa chọn những công việc, sự việc mà xã hội quan tâm. Thông qua việc giải quyết các công việc, sự việc đó sẽ góp phần củng cố vị thế của Đảng, vai trò của Nhà nước trong việc định hướng cũng như quản lý đời sống xã hội. Đồng thời, Mặt trận phải có một đội ngũ cán bộ tương đối chuyên nghiệp, hết sức bài bản, được đào tạo, bồi dưỡng cũng như cập nhật các kiến thức thường xuyên. Một điều hết sức quan trọng nữa là phải giải quyết đến cùng của sự việc, khi có kết quả thì thông báo lại cho đối tượng bị ảnh hưởng. Chúng tôi cho rằng đó là những bài học kinh nghiệm, những thành công trong thời gian vừa qua.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Hiền Hạnh (Thực hiện)
Theo Tintuc
Sáng nay, khai mạc ại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX
Sáng nay (19/9), Lễ khai mạc chính thức Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019-2024 sẽ diễn ra. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng; Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân sẽ tham dự Đại hội.
Bên cạnh đó còn có sự tham dự của các lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Quốc hội.
Dự kiến, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn đọc diễn văn khai mạc Hội nghị. Sau đó, các đại biểu sẽ nghe ông Hầu A Lềnh, Phó Chủ tịch - Tổng Thư ký Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam trình bày tóm tắt Báo cáo của Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam khoá VIII.
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng sẽ có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Đại hội MTTQ Việt Nam lần thứ IX. Sau bài phát biểu của Tổng Bí thư là phần thảo luận tại 5 Trung tâm thảo luận của Đại hội do các Phó Chủ tịch Uỷ ban Trung ương MTTQ Việt Nam là ông Hầu A Lềnh, bà Trương Thị Ngọc Ánh, ông Ngô Sách Thực, ông Phùng Khánh Tài và ông Nguyễn Hữu Dũng chủ trì.
Với chủ đề "Đoàn kết - Dân chủ - Đổi mới - Phát triển", Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024, có nhiệm vụ đánh giá toàn diện tình hình, kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2014 - 2019, rút ra những bài học thực tiễn sâu sắc, đề ra các chương trình hành động thiết thực, hiệu quả trong nhiệm kỳ mới. Đại hội được kỳ vọng sẽ huy động được sức mạnh đoàn kết toàn dân tộc để thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo quốc phòng- an ninh và xây dựng hệ thống chính trị đất nước.
Trong phiên họp diễn ngày đầu tiên của Đại hội, các đại biểu đã hiệp thương cử Đoàn Chủ tịch và Đoàn Thư ký của Đại hội; thông qua Chương trình và Quy chế làm việc của Đại hội; Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2014 - 2019; Thảo luận Báo cáo kiểm điểm hoạt động của Ủy ban Trung ương, Đoàn Chủ tịch và Ban Thường trực UBTƯ MTTQ Việt Nam khóa VIII, nhiệm kỳ 2014 - 2019.
Trong ngày 18/9, các đại biểu dự ại hội đã tham dự các hoạt động: Lễ đặt hoa viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh và dâng hương tại ài tưởng niệm các Anh hùng, liệt sĩ; lễ khai mạc triển lãm trưng bày hình ảnh khối đại đoàn kết dân tộc và kết quả công tác Mặt trận nhiệm kỳ 2014 - 2019...
An Nhi (t/h)
Theo Thoidai
Phiên họp trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX Chiều 18/9, tại Trung tâm Hội nghị Quốc gia (Hà Nội) diễn ra phiên họp trù bị Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ IX, nhiệm kỳ 2019 - 2024. Đại hội diễn ra trong 3 ngày (18 - 20/9/2019) với sự tham dự của 1.300 đại biểu, trong đó có 999 đại biểu chính thức....