Tăng cường thêm 55 đoàn tàu từ Hà Nội và TP.HCM đi các tỉnh miền Trung dịp 30/4 và 1/5
Đường sắt Việt Nam cho biết, nhằm phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, ngành đường sắt sẽ tổ chức chạy thêm 55 đoàn tàu từ Hà Nội và TP. HCM đi các tỉnh miền Trung dịp 30/4 – 1/5.
Cụ thể, ở khu vực phía Bắc tổ chức chạy thêm 32 đoàn tàu trên các tuyến Hà Nội – Thanh Hóa, Hà Nội – Vinh, Hà Nội – Đồng Hới, Hà Nội – Huế, Hà Nội – Đà Nẵng, Hà Nội – Hải Phòng, Hà Nội – Yên Bái – Lào Cai.
Khu vực phía Nam, VNR tổ chức chạy thêm 23 đoàn tàu từ TP.HCM đến các tỉnh: Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Quy Nhơn, Nha Trang, Phan Thiết.
Trong dịp 30/4 – 1/5 tới, ngành đường sắt sẽ tăng cường thêm 55 đoàn tàu.
Trong đó, tuyến Sài Gòn – Đà Nẵng tổ chức chạy thêm đôi tàu SE27/28, SE29/30. Tuyến Sài Gòn – Quảng Ngãi tổ chức chạy thêm đôi tàu SE25/26. Tuyến Sài Gòn – Quy Nhơn tổ chức chạy thêm hai đôi tàu SQN1/SQN2, SQN3/SQN4. Tuyến Sài Gòn – Nha Trang tổ chức chạy thêm các tàu SNT4, SNT6, SNT8, SNT10, SNT12, SNT14, SNT3, SNT5, SNT7, SNT9, SNT1. Tuyến Sài Gòn – Phan Thiết, chạy thêm đôi tàu SPT4/SPT5… Ngoài số lượng tàu trên, ngành sẽ căn cứ vào nhu cầu đi lại thực tế của hành khách để tiếp tục tổ chức chạy tàu tăng cường trên các tuyến.
Trong dịp này, ngành đường sắt vẫn duy trì áp dụng chính sách giảm giá vé khứ hồi lượt về từ 5% – 10% và giảm giá cho các đối tượng chính sách xã hội như Mẹ Việt Nam anh hùng, thương binh, người cao tuổi, học sinh, sinh viên…
Video đang HOT
2.800 tỷ đồng không thể giải ngân, ngành đường sắt nguy cơ phá sản
Trước những vướng mắc về kinh phí bảo trì kết cấu hạ tầng không được tháo gỡ, ngành đường sắt Việt Nam đang đối diện phá sản, gần 25.000 lao động nguy cơ mất việc.
Khoản tiền vốn bảo trì đường sắt hàng nghìn tỷ đồng đã có nhưng chưa thể giải ngân vì những quan điểm trái chiều đang có nguy cơ đẩy VNR vào cảnh phá sản.
Cụ thể, theo định kỳ những năm trước đây, Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) giao dự toán ngân sách bảo trì đường sắt cho Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) để chi trả tới các đơn vị hạ tầng (khoảng 2.800 tỷ đồng cho năm 2021). Tuy nhiên, năm nay đã sang tháng 4 nhưng VNR vẫn chưa được Bộ GTVT giao dự toán ngân sách nên không thể ký hợp đồng với các đơn vị liên quan.
Vì sao không thể giải ngân?
Từ 2019, VNR chuyển sang Ủy ban quản lý vốn nhà nước, không còn là đơn vị trực thuộc Bộ GTVT. Tuy nhiên, khi chuyển về "siêu ủy ban", chỉ chuyển phần doanh nghiệp, còn kết cấu hạ tầng đường sắt vẫn do Bộ GTVT quản lý chuyên ngành. Hàng năm, nguồn ngân sách bảo trì đường sắt vẫn do Bộ GTVT phụ trách tiếp nhận, giao vốn và thanh quyết toán, chứ không được chuyển về Ủy ban quản lý vốn nhà nước.
Đường sắt Việt Nam vẫn loay hoay tìm hướng đi.
Bộ GTVT lại không thể giao nguồn ngân sách bảo trì đường sắt giao cho VNR quản lý, vì như vậy là giao cho doanh nghiệp ngoài ngành, không phù hợp với quy định Luật Ngân sách nhà nước.
Nhằm tháo gỡ vấn đề, tại Đề án quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia do Bộ GTVT trình Chính phủ, Bộ đề xuất giao dự toán kinh phí bảo trì cho Cục Đường sắt Việt Nam (cơ quan tham mưu trực thuộc Bộ). Cục Đường sắt sẽ ký hợp đồng với các đơn vị để duy tu, bảo trì đường sắt.
Nhưng VNR không đồng tình với đề xuất này, vì cho rằng đề xuất của Bộ GTVT sẽ phá vỡ tính thống nhất giữa các hoạt động quản lý, bảo trì với công tác đảm bảo an toàn chạy tàu và kinh doanh vận tải đường sắt, làm triệt tiêu động lực của ngành; tạo ra nhiều cấp trung gian quản lý, nhiều thủ tục hành chính trong việc quản lý, bảo trì, khai thác tài sản, gia tăng giấy phép con.
Bộ Tư pháp nói gì?
Liên quan đến khoản ngân sách 2.800 tỷ đồng đã được bố trí để bảo trì đường sắt năm 2021, Bộ Tài chính và Bộ GTVT thống nhất quan điểm giao cho Cục Đường sắt để đơn vị này ký hợp đồng đặt hàng bảo trì với 20 công ty quản lý, tín hiệu đường sắt là công ty con của VNR.
Hai bộ này lý giải, phương án này phù hợp với Luật Ngân sách nhà nước là cơ quan nhận được ngân sách phải giao dự toán cho các đơn vị trực thuộc. Trong khi VNR hiện trực thuộc Ủy ban quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Nhưng theo Bộ Tư pháp, việc Bộ GTVT giao dự toán bảo trì cho VNR tổ chức thực hiện là không trái với quy định của pháp luật hiện hành. Đồng thời, không phải giao qua các khâu trung gian không cần thiết, làm chậm tiến độ thực hiện nhiệm vụ, ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn chạy tàu.
Về việc giao quản lý, sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia, Bộ Tư Pháp cho rằng giao cho Cục Đường sắt Việt Nam hoặc VNR đều phù hợp với quy định của Luật Quản lý và sử dụng tài sản công.
Tuy vậy, việc giao cho chủ thể nào quản lý, khai thác và sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia phải đảm bảo quản lý, khai thác, sử dụng hiệu quả và tuân thủ nguyên tắc thống nhất, tập trung theo quy định Luật Đường sắt.
Bộ Tư pháp nhận thấy VNR là doanh nghiệp 100% vốn nhà nước, được nhà nước thành lập và giao nhiệm vụ chính là kinh doanh, quản lý bảo trì, khai thác kết cấu tài sản đường sắt, cung cấp dịch vụ điều hành giao thông đường sắt quốc gia.
VNR cũng là doanh nghiệp có lịch sử phát triển lâu đời, có kinh nghiệm, có nguồn nhân lực, có chuyên môn nghiệp vụ kỹ thuật chuyên ngành đường sắt và có cơ sở vật chất, kỹ thuật duy nhất ở Việt Nam để quản lý, khai thác và sử dụng tài sản kết cấu hạ tầng đường sắt.
Trong khi đó, Cục Đường sắt Việt Nam là tổ chức thuộc Bộ GTVT, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng GTVT quản lý nhà nước và tổ chức thực thi pháp luật đối với chuyên ngành giao thông vận tải đường sắt, thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ GTVT.
"Để quản lý, khai thác, và sử dụng kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia thì cần phải tăng cường bộ máy, biên chế của Cục Đường sắt. Điều này đòi hỏi thêm nhiều thời gian, đồng thời cần tính toán kỹ để đảm bảo phù hợp với chủ trương của Đảng và nhà nước trong việc tin giản bộ máy, tách chức năng kinh doanh ra khỏi các bộ quản lý nhà nước chuyên ngành", công văn của Bộ Tư pháp nêu.
Bộ Tư pháp cũng cho biết, tại cuộc họp của các bộ ngành liên quan trước đó, đại diện tất cả các cơ quan đều thống nhất phương án giao VNR quản lý tài sản đến 2030 nhằm tạo khoảng thời gian hợp lý để doanh nghiệp có thể lập và thực hiện kế hoạch kinh doanh hiệu quả, phù hợp đặc thù kinh doanh ngành đường sắt.
Tuổi trẻ Quân đội với chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2021 Thượng tá Nguyễn Đức Cương, Phó trưởng Ban Thanh niên Quân đội cho biết, trong chiến dịch Thanh niên tình nguyện Hè 2021, tuổi trẻ Quân đội sẽ tập trung đội tổ chức các hoạt động tình nguyện tại chỗ, như xây dựng đơn vị sáng - xanh - sạch - đẹp, tình nguyện thực hiện khâu khó, mặt khó, khâu yếu, mặt...