Tăng cường sức khỏe cho não bằng lối sống có mục đích
Nghiên cứu mới cho thấy các đặc điểm tính cách như sự lạc quan và có ý thức về mục đích sống có thể đem đếnsức khỏe cho cơ thể, và giúp kéo dài tuổi thọ.
Hạnh phúc dẫn đến những thói quen lành mạnh tốt cho sức khỏe – Ảnh: Shutterstock
Một nghiên cứu gần đây đã liên kết ý thức về mục đích sống có thể làm giảm tỷ lệ đột quỵ. Hơn 450 người cao tuổi tham gia nghiên cứu, và mỗi năm họ đều trải qua các đánh giá về thể chất, tâm lý cho đến khi chết. Kết quả cho thấy, những người không ý thức mạnh mẽ về mục đích cuộc sống có 44% nguy cơ bị mắc các loại tổn thương mô não, có thể dẫn đến mất trí nhớ liên quan đến tuổi tác. Sự liên kết này tồn tại ngay cả sau khi các nhà khoa học đã điều chỉnh các yếu tố góp phần vào như béo phì, hút thuốc lá, tiểu đường, huyết áp và thiếu tập thể dục, tác giả chính của nghiên cứu Lei Yu (ở Mỹ) nói với Reuters.
Nhóm nghiên cứu đã chỉ ra rằng mục đích sống có tác dụng bảo vệ chống lại những bất lợi của sức khỏe khi về già. Những người lớn tuổi có ý thức hơn về mục đích sống ít có khả năng mắc bệnh, từ đó giúp giảm tỷ lệ tử vong, hạn chế suy giảm chức năng thể chất, bệnh Alzheimer và đột quỵ lâm sàng. Quan trọng hơn, mục đích sống có thể giúp cải thiện những thay đổi trong hành vi ở con người.
Có ý thức về mục đích sống là yếu tố quan trọng góp phần dẫn đến tâm lý lành mạnh và nó cũng liên quan đến việc tìm kiếm ý nghĩa đích thực trong những việc bạn làm, bạn là ai và có đang sống một cuộc sống có mục đích hay không?…
Các nhà nghiên cứu tin rằng, lương tâm ảnh hưởng rất lớn đến các hành vi khác. Ví dụ, những người có lương tâm có xu hướng lựa chọn cuộc sống lành mạnh hơn, chẳng hạn như tránh hút thuốc, chọn công việc và bạn đời theo sở thích… các nhân tố này tác động đáng kể đến mức độ căng thẳng và sự mãn nguyện trong cuộc sống nói chung.
Thái độ tích cực cũng giảm nguy cơ bệnh tim và ảnh hưởng đến gien. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng những suy nghĩ và thái độ tích cực có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, làm giảm các bệnh mạn tính và giảm stress.
Một nghiên cứu khác còn tìm thấy hạnh phúc, lạc quan, sự hài lòng trong cuộc sống và các thuộc tính tâm lý tích cực khác có liên quan đến việc làm giảm nguy cơ bệnh tim. Điều này thậm chí còn được chứng minh một cách khoa học rằng hạnh phúc có thể làm thay đổi gien. Một nhóm các nhà nghiên cứu tại Đại học California (UCLA, Mỹ) tìm thấy những người có ý thức sâu sắc về hạnh phúc thường có nồng độ viêm ở gien thấp hơn.
Video đang HOT
Nếu bạn chưa lạc quan, vui vẻ, hài lòng, và chưa có ý thức về mục đích sống, đừng lo, bởi thực tế là chúng ta đều có thể thay đổi thái độ của mình để cuộc sống trở nên hạnh phúc hơn.
Davidson, tiến sĩ và là tác giả của cuốn The Emotional Life of Your Brain, cho biết một số dây thần kinh trong não sẽ giúp tăng cường sự lạc quan, vui vẻ, khả năng tập trung, thái độ tích cực bằng việc hãy bao quanh mình những hình ảnh hoặc những vật lưu niệm gợi nhớ thời gian hạnh phúc, thường xuyên bày tỏ lòng biết ơn, thêm vào cuộc sống những điều yêu thích, thực hành chánh niệm, mở rộng lòng từ bi…
Bên cạnh những kinh nghiệm sống và các bài tập huấn luyện tinh thần, độ dẻo cho não, não cũng được kiểm soát bởi chế độ ăn và lối sống vận động – Ảnh: Shutterstock
Cho đến gần đây, nhiều người vẫn tin rằng bộ não con người không thể tạo ra các tế bào thần kinh mới một khi các tế bào cũ chết hay bị hỏng. Niềm tin này hoàn toàn không có cơ sở, bởi mới đây các nhà khoa học đã chứng minh não không chỉ có thể tạo ra các tế bào thần kinh mới mà còn có thể tạo ra con đường thần kinh mới. Vì vậy, chúng ta thực sự có quyền kiểm soát bộ não.
Ví dụ, nếu bạn từng ở trong trạng thái lo lắng, con đường thần kinh sẽ hình thành dây lo âu. Nhưng nếu bạn biết cách lấy lại sự bình tĩnh, loại bỏ lo lắng, những con đường lo âu trong não cũng bị loại bỏ theo, vì nó không có cơ hội hoạt động.
Bên cạnh những kinh nghiệm sống và các bài tập huấn luyện tinh thần, độ dẻo cho não, não cũng được kiểm soát bởi chế độ ăn và lối sống vận động.
Các loại thực phẩm mà chúng ta ăn, thói quen tập thể dục, trạng thái cảm xúc, giấc ngủ và mức độ căng thẳng… tất cả những yếu tố này đều ảnh hưởng đến não bộ, các nhà khoa học cho biết. Vì thế, hãy bảo vệ não bằng lối sống lành mạnh nhằm thúc đẩy sức khỏe cho các tế bào thần kinh. Đó là tập thể dục, đặc biệt là tập luyện với cường độ cao, hạn chế tiêu thụ calo, giảm carbohydrate phi thực vật, bổ sung nhiều chất béo omega-3, tăng cường hấp thu vitamin D và choline. Các nhà nghiên cứu gần đây đã xác định được con đường chuyển hóa vitamin D trong vùng hippocampus của não và tiểu não (khu vực có liên quan đến quy hoạch, xử lý thông tin và hình thành trí nhớ). Ở người lớn tuổi, nghiên cứu đã chỉ ra rằng mức độ vitamin D thấp có liên quan đến chức năng não kém.
Choline ngoài tác dụng giảm viêm, còn đóng vai trò trong việc truyền dẫn thần kinh. Trứng và thịt là hai trong số những nguồn thực phẩm tốt nhất của choline. Và yếu tố cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng đó là tình trạng của đường ruột cũng có thể gây ảnh hưởng đáng kể về chức năng não bộ. Theo các nhà khoa học, đường ruột được xem là “bộ não thứ hai” trong cơ thể. Nếu trong não bộ có các tế bào thần kinh thì cũng có tế bào thần kinh trong ruột, và các vi khuẩn ở đường ruột truyền tải thông tin từ đường ruột đến não thông qua dây thần kinh phế vị. Do đó, sự bất thường ở đường ruột có liên quan với sự phát triển bất thường ở não.
Diễm Trinh
Theo Thanhnien
Nhận diện nguy cơ bệnh tim ở phụ nữ
Tạp chí Circulation (Hiệp hội Tim mạch Mỹ) gần đây đăng tai, mỗi năm, hơn một triệu người Mỹ từng trải qua một cơn đau tim và gần một nửa trong số đó tử vong. Bệnh tim được đánh giá là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu đối với phụ nữ Mỹ.
Các nguyên nhân gây bệnh tim ở phụ nữ
Theo giải thích của các nhà khoa học, khi các cục huyết khối hình thành sẽ làm tắc nghẽn quá trình lưu thông máu về tim, gây nên các cơn đau tim.
Các yếu tố gây nên bệnh tim bao gồm: cao cholesterol, cao huyết áp và béo phì - ảnh hưởng đến cả đàn ông và phụ nữ. Bên cạnh đó, một vài yếu tố khác có thể được xem là nguy cơ lam phát triển bệnh tim ở phụ nữ bao gồm: hội chứng chuyển hóa; căng thẳng tinh thần và trầm cảm; hút thuốc lá; sụt giảm mức estrogen sau giai đoạn mãn kinh; có tiền sử gia đình mắc bệnh tim.
Thay đổi lối sống để giảm rủi ro
Bác sĩ Marianne J. Legato, người sáng lập và là giám đốc bộ phận y học đặc thù về giới tính tại trường đai hoc (ĐH) Columbia (Mỹ) cho biết, điều đầu tiên chị em cần làm để ngăn ngừa nguy cơ bệnh tim là tầm soát căng thẳng và trầm cảm. Bất cứ khi nào phải đối diện với một vấn đề gây căng thẳng kéo dài, không thể giải quyết, chị em nên tâm sự với bạn bè hoặc các nhà tâm lý. Phương pháp này rất hiệu quả nhăm giúp giải tỏa căng thẳng.
Làm thế nào để nhận biết bạn có bị căng thẳng hay không? Hãy quan sát những việc bạn đang làm như có ăn quá nhiều hoặc không ăn, có thích mua sắm, uống rượu, cờ bạc... không? Tất cả những việc này khi vượt quá tầm kiểm soát, có thể được xem là chỉ dấu báo hiệu bạn đang bị căng thẳng.
Bác sĩ Legato lưu ý, việc tập thể dục cũng là một giải pháp giúp giảm căng thẳng, ngay cả chỉ đơn giản là đi bộ. Chị em hãy thường xuyên thực hiện việc đi bộ để tăng cường hoạt động thể chất bất cứ khi nào có thê, như đi cầu thang bộ thay vì thang máy, đi bộ hoặc đi xe đạp khi cần đến những nơi gần, thường xuyên thay đổi tư thế hoặc rảo bước quanh phòng khi xem ti vi...
Bên cạnh đó, việc thay đổi lối sống và thói quen hàng ngày có thể giúp chị em giảm nguy cơ phát triển bệnh tim, như không hút thuốc lá, duy trì thể trọng khỏe mạnh và tuân thủ chế độ ăn uống có lợi cho tim bao gồm:
- Trái cây và rau quả.
- 100% các loại ngũ cốc nguyên cám.
- Sữa và các loại sản phẩm từ sữa không béo hoặc ít chất béo.
- Protein từ thịt nạc, gia cầm, cá, đậu, trứng và các loại hạt.
- Thực phẩm chứa ít chất béo bão hòa, chất béo trans, cholesterol, muối, natri và đường.
Trong trường hợp chị em đang mắc phải một vài yếu tố góp phần gây bệnh tim, như cao huyết áp, cao cholesterol, hoặc bệnh tiểu đường, hãy tuân thủ thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ, uống thuốc đúng liều lượng và thời gian theo toa, tầm soát mức huyết áp và đường huyết.
Theo Medicinenet, Sharecare
Phát hiện mới về mối liên hệ giữa não và tim Trong khoảnh khắc thập tử nhất sinh của một con người, trái tim đóng vai trò trung tâm; khi tim ngừng đập và máu ngừng chảy thì các bộ phận còn lại sẽ dần ngưng hoạt động. Đó là những quan điểm truyền thống tồn tại suốt nhiều năm nay. Tuy nhiên, theo những nghiên cứu mới đây thì quan điểm này có...