Tăng cường rèn luyện năng lực thực hành cho học viên
Năm học 2018-2019, Trường Sĩ quan Lục quân (SQLQ) 1 triển khai thực hiện và hoàn thành tốt các mặt công tác, có nhiệm vụ hoàn thành xuất sắc.
Để khắc phục những hạn chế trong năm học, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã nghiêm túc rút kinh nghiệm, xây dựng kế hoạch, thực hiện đồng bộ các giải pháp nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo (GD-ĐT)…
Thời gian qua, cùng với quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm túc các nghị quyết, chỉ thị của trên về công tác GD-ĐT, Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện hiệu quả khâu đột phá “Nâng cao chất lượng dạy và học”; kịp thời bổ sung nội dung, chương trình phù hợp với đối tượng, sát với mục tiêu, yêu cầu đào tạo và thực tiễn huấn luyện, SSCĐ ở đơn vị. Trong huấn luyện kết hợp chặt chẽ giữa trang bị kiến thức cơ bản với truyền thụ kinh nghiệm chiến đấu, đồng thời bồi dưỡng kỹ năng chỉ huy, huấn luyện bộ đội và năng lực tiến hành công tác Đảng, công tác chính trị (CTĐ, CTCT) cho học viên…
Học viên Đại đội 46, Tiểu đoàn 13, Trường Sĩ quan Lục quân 1 luyện tập bắn súng. Ảnh: ĐỨC LẬP
Trao đổi với Trung tướng, PGS, TS Đỗ Viết Toản, Hiệu trưởng Trường SQLQ 1 chúng tôi được biết, một trong những điểm nhấn trong năm học 2018-2019 là Đảng ủy, Ban giám hiệu nhà trường đã lãnh đạo, chỉ đạo đột phá thành công công tác huấn luyện, rèn luyện thể lực nâng cao sức khỏe bền bỉ, dẻo dai cho học viên ở tất cả chuyên ngành đào tạo. Theo đó, đã xây dựng và thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ kế hoạch hoạt động tiết thứ 9, giờ thể thao buổi chiều nhằm ôn luyện thực hành, rèn luyện thể lực, bồi dưỡng kỹ năng chỉ huy, kỹ năng hoạt động CTĐ, CTCT ở cấp phân đội. Nhà trường cũng duy trì nghiêm túc về chế độ hành quân rèn luyện, hành quân rèn luyện kết hợp với trú quân dã ngoại cho học viên các đối tượng; tăng cường độ hành quân đường dài kết hợp mang vác nặng đối với các học viên chuẩn bị diễn tập năm thứ ba và cuối khóa. Chính vì thế không còn tình trạng say nắng, say nóng trong huấn luyện. Kết quả diễn tập chiến thuật năm thứ 3 và diễn tập chiến thuật vòng tổng hợp cuối khóa cho học viên giai đoạn 2016-2019, 100% học viên tham gia diễn tập đủ sức khỏe, hoàn thành tốt cương vị được giao.
Những kết quả đạt được trong công tác GD-ĐT của nhà trường là rất đáng mừng. Tuy nhiên trong câu chuyện trao đổi với chúng tôi, Đại tá Đỗ Xuân Đô, Chủ nhiệm Chính trị Trường SQLQ 1 cũng cho rằng, không phải không còn những khó khăn, vướng mắc. Để khắc phục những tồn tại này, nhà trường đã thẳng thắn nhìn nhận và tìm biện pháp khắc phục. Theo đó, nhà trường tổ chức rà soát, điều chỉnh, bổ sung chương trình, nội dung đào tạo cho các đối tượng, nhất là chương trình đào tạo giai đoạn 1 sát với chương trình huấn luyện chiến sĩ mới và đào tạo sĩ quan chỉ huy ở các đơn vị. Chỉ đạo các khoa tăng cường hoạt động phương pháp sư phạm; bồi dưỡng trình độ chuyên môn, phương pháp giảng dạy cho đội ngũ giảng viên đáp ứng yêu cầu của công tác GD-ĐT, sát thực tiễn hoạt động ở đơn vị và phù hợp với đối tượng người học. Nhà trường cũng quy định các bộ môn, khoa mỗi tuần dành một buổi tổ chức sinh hoạt chuyên môn, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy cho giảng viên, nhất là các giảng viên trẻ. Chỉ huy nhà trường và cơ quan tăng cường kiểm tra, giám sát việc chấp hành kế hoạch hoạt động phương pháp của các khoa… Từ các biện pháp đó, chất lượng giảng dạy của đội ngũ giảng viên từng bước được nâng lên, góp phần nâng cao chất lượng GD-ĐT của nhà trường.
Video đang HOT
Trường SQLQ 1 là một trong số 4 học viện, nhà trường được trên đầu tư, xây dựng theo mô hình “Nhà trường thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (4.0)”. Theo lộ trình, nhà trường sẽ được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, đồng bộ theo tiêu chí trường đại học thông minh, tiếp cận cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0, bảo đảm nâng cao chất lượng toàn diện công tác GD-ĐT, nghiên cứu khoa học. Cụ thể, trong quý IV năm 2019 sẽ hoàn thành hồ sơ dự án, thủ tục pháp lý và triển khai các hạng mục, như: Trung tâm chỉ huy điều hành; khu hạ tầng công nghệ thông tin và hệ thống các phòng học thông minh… Phấn đấu đến quý IV năm 2020 sẽ tiến hành nghiệm thu bàn giao dự án, đào tạo, chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng và đưa vào khai thác vận hành các hạng mục. Đồng thời xây dựng quy trình đào tạo, chương trình hợp tác đào tạo, xác định và tiến hành các phương pháp dạy học khoa học; ban hành các quy chế, quy định vận hành hệ thống nhà trường thông minh, bảo đảm hiệu quả, thiết thực.
HÀ KIM
Theo QĐND
Thực hiện chương trình - Sách giáo khoa mới: Quan trọng là đội ngũ giáo viên
Đổi mới đào tạo đội ngũ giáo viên (GV), đáp ứng chương trình - sách giáo khoa (CT-SGK) giáo dục phổ thông mới được Bộ GDĐT coi là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt.
Trong đó, chú trọng tăng cường kết nối giữa lý thuyết và thực hành cũng như phát triển năng lực dạy học theo hướng giúp cho học sinh (HS) có khả năng vận dụng tổng hợp các kiến thức đã học để giải quyết vấn đề thực tiễn đặt ra.
Ảnh minh họa.
Gắn kết đào tạo giáo viên với các trường phổ thông
Trong quá trình đổi mới, GV là đội ngũ trực tiếp triển khai thực hiện những giải pháp công việc cụ thể. Có chương trình mới, SGK mới và đội ngũ GV vẫn là những con người ấy nhưng cần thay đổi về mặt tư duy, phương pháp giảng dạy... để đáp ứng các yêu cầu mới đặt ra.
Điều này đòi hỏi trước hết ở các trường sư phạm - nơi đào tạo nguồn GV của cả nước cần có những thay đổi từ chương trình đào tạo đến chuẩn đầu ra cho sinh viên (SV)... Hiện toàn quốc có 58 trường đại học (ĐH), 57 trường cao đẳng (CĐ), 40 trường trung cấp (TC) có ngành đào tạo GV (14 trường ĐH Sư phạm, 33 trường CĐ Sư phạm và 2 trường TC sư phạm). Hàng năm có khoảng 60.000 SV sư phạm tốt nghiệp.
PGS Lưu Trang- Hiệu trưởng Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng cho rằng việc đào tạo GV ở mỗi ĐH hiện nay phải cung cấp cho các đơn vị tuyển dụng những GV sẵn sàng thích nghi, hội nhập. Họ không thể là những sản phẩm đầu ra cho giáo dục phổ thông (GDPT) lạc lõng, lúng túng trước Chương trình GDPT mới. Để làm được điều đó, nhà trường vừa nâng cao chất lượng và trình độ đội ngũ giảng viên, vừa chú trọng kết hợp với các trường phổ thông để nắm bắt thực trạng đội ngũ GV và việc giảng dạy ở trường phổ thông. Xây dựng và không ngừng mở rộng hệ thống thực tập thường xuyên (hay gọi là thực tập vệ tinh) của nhà trường ở các trường phổ thông đối với SV nhằm tạo điều kiện thực hành liên tục, phù hợp cho SV, trao đổi nắm bắt việc giảng dạy và nhu cầu của thầy cô giáo trường phổ thông được đầy đủ và sâu sắc hơn. Từ đó, những GV tương lai được vận dụng ngay những gì đã học vào trong trường để nâng cao kiến thức, nhuần nhuyễn thực hành.
Đồng tình với quan điểm này, theo ThS Lê Văn Thắng (Trường CĐ Sư phạm Nam Định), nhìn từ kinh nghiệm của các nước tiên tiến, Việt Nam có thể học hỏi được nhiều điều. Chẳng hạn, ở Phần Lan, đào tạo GV nhằm mục đích phát triển cân bằng các năng lực cá nhân và năng lực chuyên môn của GV. Ngoài việc nghiên cứu sự phát triển trẻ em, học tập nội dung và phương pháp sư phạm đối với từng lĩnh vực kiến thức, mỗi SV hoàn thành một luận văn thạc sĩ trong đó nghiên cứu và giải quyết một vấn đề thực tế dạy học.
"Nhiều nơi trên thế giới, SV sư phạm dành nhiều thời gian hơn ở trường phổ thông trong các chương trình đào tạo so với một, hai thập kỷ trước. Khoảng thời gian này thường đi kèm với sự quan tâm nhiều hơn đến chất lượng của trải nghiệm trong trường - chất lượng của các GV hợp tác được chọn, đào tạo cho vai trò của họ và tạo ra một chương trình giảng dạy thực hành - một chuỗi kinh nghiệm và bài học trong phần thực tập của chương trình"- ThS Lê Văn Thắng nêu quan điểm.
Cập nhật chương trình đào tạo mới
Theo GS.TS Thái Văn Thành- Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Vinh, hướng tới đào tạo đội ngũ GV đáp ứng đổi mới CT-SGK, các trường sư phạm đã áp dụng nhiều mô hình đào tạo tiếp cận năng lực của các nước tiên tiến, trong đó có mô hình CDIO (Hình thành ý tưởng - Thiết kế - Triển khai - Vận hành), do Viện Công nghệ Massachusetts Hoa Kỳ (MIT) khởi xướng.
Việc đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO sẽ đánh giá quá trình bao gồm các bài tập nhóm, hồ sơ học tập, các sản phẩm học tập liên quan đến môn học, kiểm tra giữa kỳ. Thông qua các hoạt động này, SV hình thành các năng lực thực hiện, học đi đôi với hành và có thể kiểm soát chất lượng đào tạo.
Trường ĐH Sư phạm Đà Nẵng cho biết một trong những giải pháp quan trọng của nhà trường đó là đổi mới chương trình đào tạo, đổi mới phương pháp giảng dạy theo yêu cầu của Chương trình GDPT mới. Các chương trình đào tạo GV được cập nhật, điều chỉnh và bổ sung thường xuyên, từ 1 đến 2 năm một lần.
Từ năm 2013 đến nay trường đã chủ động 4 lần điều chỉnh chương trình: 2013, 2015, 2017 và 2018. SV trường được cập nhật chương trình, nội dung, phương pháp dạy học của Chương trình GDPT mới. Đồng thời họ được học tập và được trải nghiệm sử dụng phương pháp dạy học mới: dạy học STEM, dạy học theo chủ đề, dạy học tích hợp, liên môn, liên ngành...
Đổi mới công tác đào tạo GV trong các trường sư phạm hiện nay đã được chú trọng nhưng trên thực tế diễn ra chưa đồng đều. ThS Thắng lưu ý cần có thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng cho những thay đổi lớn trong giáo dục và đào tạo. Từ thực tế đổi mới giáo dục của các nước tiên tiến cho thấy mọi sự thay đổi đều cần thử nghiệm và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định mới khẳng định được kết quả. "Cần có lộ trình phù hợp để công tác đào tạo GV vốn đòi hỏi nhiều thời gian và đào tạo bổ sung cho GV hiện tại cố số lượng lớn và bận rộn với công việc hàng ngày thực sự hiệu quả, tránh hình thức, lãng phí"- ông Thắng nói.
Thu Hương
Theo daidoanket
Hiệp hội góp ý 9 vấn đề liên quan đến việc sáp nhập cơ sở giáo dục đại học Ngày 16/9, Hiệp hội có văn bản góp ý cho Dự thảo Đề án sáp nhập, hợp nhất hoặc giải thể các cơ sở giáo dục đại học công lập gửi Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ. Văn bản này nêu rõ: Vừa qua, Hiệp hội Các trường đại học, cao đẳng Việt Nam nhận công văn số 3839/BGDĐT-GDĐH ngày 26/8/2019 của Bộ Giáo...