Tăng cường phòng ngừa hành vi xâm hại trẻ em trong trường học
Sở GD&ĐT Sơn La vừa yêu cầu các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc Sở đẩy mạnh thực hiện lồng ghép các hoạt động tuyên truyền, giáo dục về giới tính và các kỹ năng phòng ngừa hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, học sinh, nhất là xâm hại tình dục trẻ em.
Ảnh minh họa/internet
Nhấn mạnh chú trọng việc rèn kỹ năng sống, kỹ năng tự bảo vệ, kỹ năng giao tiếp, ứng xử cho học sinh trong nhà trường, Sở GD&ĐT đồng thời yêu cầu tăng cường các biện pháp ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi vi phạm đạo đức nhà giáo.
Chủ động phát hiện trường hợp học sinh có dấu hiệu bị bạo lực, xâm hại; thông báo, cung cấp thông tin và phối hợp với các cơ quan có thẩm quyền xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
Video đang HOT
Cùng với đó, tiếp tục triển khai các giải pháp xây dựng trường học an toàn, thân thiện theo Kế hoạch nhằm bảo đảm trẻ em được sống trong môi trường an toàn, lành mạnh, phát triển toàn diện cả về thể chất và tinh thần.
Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành quy định của pháp luật tại các trường mầm non, nhà trẻ, nhóm trẻ, các trường phổ thông để phòng ngừa, ngăn chặn, điều tra xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm.
Lập Phương
Theo giaoducthoidai
Giáo viên cam kết không vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo
Mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên cần nhận thức sâu sắc về việc giáo viên vi phạm đạo đức được dư luận báo chí phản ánh trong thời gian vừa qua để liên hệ rút kinh nghiệm và cam kết không vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo.
Ảnh minh họa
Đó là một trong những nội dung mà Sở GD&ĐT Sơn La yêu cầu các phòng GD&ĐT, các đơn vị trực thuộc chỉ đạo, triển khai thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo.
Theo đó, Sở yêu cầu, các cơ sở giáo dục tiếp tục tổ chức quán triệt cho toàn thể cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, người lao động Chỉ thị số 1737/CT- BGDĐT của Bộ GD&ĐT về việc tăng cường quản lý và nâng cao đạo đức nhà giáo; Quyết định số 16/2008/QĐ-BGDĐT của Bộ GD&ĐT ban hành quy định về đạo đức nhà giáo; các quy tắc ứng xử, quy chế làm việc của cơ quan đơn vị.
Đồng thời, chủ động phối hợp cơ quan liên quan tổ chức tuyên truyền, bồi dưỡng, tập huấn, nói chuyện chuyên đề cho cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên về tư tưởng chính trị, đạo đức nhà giáo, kiến thức pháp luật, cách nhận diện và phòng ngừa những tình huống, nguy cơ có thể dẫn đến hành vi vi phạm đạo đức; trách nhiệm cá nhân trong việc xây dựng và thực hiện văn hóa ứng xử trường học, luôn thương yêu, dịu dàng, gần gũi, tôn trọng, không xúc phạm danh dự, nhân phẩm học sinh. Tuân thủ triệt để quy định về những điều cán bộ, nhà giáo được làm và không được làm.
Đặc biệt, mỗi cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên cần nhận thức sâu sắc về việc giáo viên vi phạm đạo đức được dư luận báo chí phản ánh trong thời gian vừa qua để liên hệ rút kinh nghiệm và cam kết không vi phạm quy định về đạo đức nhà giáo.
Mặt khác, kịp thời vinh danh, tuyên truyền nhân rộng những tấm gương tiêu biểu nhà giáo tận tụy, hết lòng vì học sinh tạo sự lan tỏa trong toàn ngành và tại đơn vị.
Sở GD&ĐT cũng yêu cầu tăng cường thực hiện kiểm tra, tự kiểm tra việc thực hiện các quy định liên quan đến đạo đức nhà giáo tại các cơ sở giáo dục.
Đồng thời, thực hiện tốt các biện pháp quản lý, tăng cường huy động các lực lượng tham gia giám sát thực hiện các quy định việc thực hiện các quy định về đạo đức nhà giáo, tuyệt đối không để xảy ra các vụ việc bạo hành thể chất, tinh thần học sinh.
Nhật Hồng
Theo Dân trí
Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo Năm học 2018 - 2019, Bô Giao duc va Đao tao sẽ tăng cương công tác thanh tra, kiểm tra việc tổ chức thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo. Ảnh minh họa Để khắc phục tinh trang giao viên vi pham đao đưc nha giao gây nhiêu bưc xuc trong dư luân xa hôi, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu...