Tăng cường phòng, chống đuối nước cho trẻ em
Đuối nước là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các loại tai nạn thương tích (TNTT) trẻ em, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự sống còn và phát triển của trẻ.
Tuy nhiên trong những năm qua, tình hình trẻ em bị tai nạn đuối nước vẫn tiếp tục xảy ra ở nhiều địa phương trong tỉnh…
Tập huấn các kỹ năng về phòng chống đuối nước cho trẻ em.
Theo thống kê của Sở Lao động – Thương binh & Xã hội, từ năm 2016 đến năm 2021 trên địa bàn Thanh Hóa đã xảy ra 236 trường hợp trẻ em tử vong do TNTT, trong đó có 213 trẻ em tử vong do tai nạn đuối nước (chiếm 90,3% số trẻ em tử vong do TNTT).
Chỉ tính riêng từ đầu năm đến nay, trên địa bàn tỉnh đã xảy ra 15 vụ tai nạn đuối nước gây tử vong đối với 19 trẻ em. Mới đây nhất là vụ việc thương tâm xảy ra vào ngày 4-4-2022 tại xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa khiến 5 học sinh lớp 6 tử vong do đuối nước khiến dư luận vô cùng bàng hoàng, xót xa. Nguyên nhân ban đầu được cho là các cháu đi tắm tại đập tràn Hợp Thắng và bị đuối nước…
Từ những vụ tai nạn này gióng lên hồi chuông về tại nạn đuối nước trên địa bàn tỉnh ta. Nguyên nhân đuối nước xuất phát từ nhiều phía, trước hết là do nhận thức của một bộ phận người dân về phòng, chống đuối nước đối với trẻ em chưa đầy đủ. Một số gia đình thiếu sự quan tâm, giám sát trẻ em, để trẻ em đi lại hoặc xuống môi trường nước khi chưa biết bơi, chưa được trang bị kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ an toàn cho bản thân. Môi trường sống xung quanh trẻ em chưa an toàn, vẫn còn tiềm ẩn các nguy cơ gây tai nạn đuối nước cho trẻ em, nhiều nơi nguy hiểm (như sông, suối, ao, hồ, mương nước, cống rãnh cấp thoát nước, bể nước, dụng cụ chứa nước, hố công trình…) chưa có biện pháp phòng ngừa thích hợp, không có biển cảnh báo, biển chỉ dẫn, rào chắn, nắp đậy…
Để hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em cũng như trang bị kỹ năng, tạo môi trường sống an toàn cho trẻ em trên địa bàn tỉnh , trong những năm qua, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước về lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc trẻ em, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội đã tích cực, chủ động phối hợp với các sở, ngành, tổ chức đoàn thể cấp tỉnh và các địa phương triển khai, thực hiện nhiều biện pháp nhằm phòng, chống đuối nước trẻ em.
Video đang HOT
Tập huấn, nâng cao năng lực về phòng, chống đuối nước trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể liên quan
Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành, địa phương thường xuyên tổ chức các hoạt động thông tin, tuyên truyền, phổ biến các quy định của pháp luật về phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em, đặc biệt là tai nạn đuối nước trẻ em trên các phương tiện thông tin đại chúng và hệ thống thông tin cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị và toàn xã hội trong việc bảo vệ trẻ em, phòng chống tai nạn, thương tích trẻ em.
Tổ chức tập huấn, nâng cao năng lực về phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em cho cán bộ các cấp, các ngành, tổ chức đoàn thể liên quan. Đồng thời chỉ đạo các huyện, thị xã, thành phố, hướng dẫn xã, phường, thị trấn thường xuyên thông tin cảnh báo về các địa điểm, khu vực có nguy cơ dễ xảy ra đuối nước đối với trẻ em trên hệ thống truyền thanh của xã, phường, thị trấn; tuyên truyền, vận động các cơ quan, đơn vị (đặc biệt là các đơn vị thi công các công trình xây dựng, giao thông, sử dụng khai thác hồ, đập, công trình thủy lợi, thủy nông) và các hộ gia đình rà soát, phát hiện kịp thời các địa điểm, khu vực có nguy cơ xảy ra đuối nước đối với trẻ em (như đồ dùng, dụng cụ chứa nước; các khu vực hố nước, hố công trình xây dựng, vùng nước sâu, nguy hiểm; hồ, ao, sông, suối, kênh, mương v.v… ) để có biện pháp chủ động phòng ngừa, khắc phục, sửa chữa nhằm loại bỏ những nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em…
Thông tin cảnh báo về các địa điểm, khu vực có nguy cơ dễ xảy ra đuối nước.
Đặc biệt từ năm 2019 đến nay, Sở Lao động – Thương binh & Xã hội đã triển khai, thực hiện hiệu quả Dự án phòng, chống đuối nước trẻ em do Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội phối hợp với Tổ chức vận động chính sách toàn cầu Hoa Kỳ hỗ trợ tại 20 xã thuộc 6 huyện: Cẩm Thủy, Như Thanh, Triệu Sơn, Hà Trung và Nga Sơn, Nông Cống. Năm 2022, Sở LĐTBXH tiếp tục thực hiện các hoạt động của Dự án nhằm tạo sự thay đổi về nhận thức và kỹ năng về phòng, chống đuối nước cho trẻ em, đồng thời giúp góp phần giảm thiểu tình trạng trẻ em đuối nước trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới.
Bà Nguyễn Thị Loan, Trưởng phòng Lao động – Thương binh và Xã hội huyện Quảng Xương cho biết: Để góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em, hạn chế tình trạng trẻ em bị tử vong do đuối nước, đặc biệt là trong dịp nghỉ hè sắp diễn ra, huyện Quảng Xương thường xuyên đẩy mạnh công tác truyền thông, giáo dục nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục về phòng, chống đuối nước cho trẻ em. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng về phòng, chống đuối nước đến cha mẹ, người chăm sóc trẻ, hộ gia đình, thôn, xóm, tổ dân phố, khu dân cư, trường học, lớp học để bảo đảm an toàn cho trẻ em…
Trường THCS Tân Phong 1 (Quảng Xương) tuyên truyền học sinh về phòng, chống đuối nước bằng nhiều hình thức, đặc biệt là việc lồng ghép trong các môn học.
Cô giáo Bùi Thị Yến, Hiệu trưởng Trường THCS Tân Phong 1 (Quảng Xương) cho biết: Trong việc phòng, chống đuối nước, vai trò của nhà trường là rất quan trọng, còn gia đình là quyết định. Nhằm trang bị những kiến thức phòng, chống đuối nước, hàng năm nhà trường đã tuyên truyền cho giáo viên, học sinh bằng nhiều hình thức, đặc biệt là việc lồng ghép trong các môn học, trong đó đưa ra các hình ảnh về phòng, chống đuối nước. Dự kiến trong tháng 5-2022, nhà trường sẽ phối hợp với trung tâm giáo dục kỹ năng sống Á Châu về tổ chức chuyên đề tai nạn thương tích, trong đó có đuối nước trẻ em nhằm trang bị các kỹ năng cơ bản cho các em học sinh. Hi vọng việc phối hợp thực hiện tốt giữa gia đình – nhà trường và xã hội sẽ góp phần giảm thiểu tai nạn đuối nước hiện nay.
Ông Lê Minh Hành, Phó Giám đốc Sở Lao động -Thương binh và Xã hội cho biết: Để hạn chế tình trạng đuối nước ở trẻ em cũng như trang bị kỹ năng, tạo môi trường sống an toàn cho trẻ em trên địa bàn tỉnh, thời gian tới Sở LĐTBXH sẽ tiếp tục tập trung vào việc chỉ đạo, hướng dẫn UBND cấp huyện, cấp xã tiếp tục đẩy mạnh việc huy động, vận động các cơ quan, đơn vị, tổ chức và người dân trên địa bàn tích cực tham gia phát hiện, giám sát, cảnh giới, gia cố, cải tạo các khu vực, cơ sở vật chất, trang thiết bị có nguy cơ gây TNTT, tai nạn đuối nước trẻ em; củng cố, phát triển mạng lưới và năng lực sơ cấp cứu, cứu hộ, cứu nạn trẻ em bị tai nạn đuối nước tại cộng đồng.
Đồng thời phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Tỉnh đoàn triển khai thực hiện các hoạt động bảo vệ học sinh trong dịp hè. Phối hợp với UBND các huyện, thị xã, thành phố phát động mạnh mẽ hoạt động xây dựng và nhân rộng mô hình “Ngôi nhà an toàn” phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em; phối hợp với ngành Y tế, ngành Giáo dục và Đào tạo triển khai mô hình “Cộng đồng an toàn”; mô hình “Trường học an toàn” để bảo vệ an toàn cho trẻ em trong sinh hoạt, học tập và vui chơi, giải trí. Tiếp tục tổ chức thực hiện đảm bảo tiến độ, hiệu quả các hoạt động của Dự án hỗ trợ các can thiệp bền vững để phòng, chống đuối nước trẻ em (do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội phối hợp với Quỹ Từ thiện Bloomberg Hoa Kỳ tài trợ) tại 17 xã thuộc 5 huyện: Hà Trung, Nga Sơn, Nông Cống, Như Thanh và Triệu Sơn theo hướng dẫn của Ban Quản lý dự án Trung ương…
ChildFund Việt Nam cùng 'Góp ý dự thảo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi'
Mới đây, ChildFund Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm trực tuyến góp ý dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện một số địa phương trên cả nước.
Tọa đàm góp ý dự thảo Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi diễn ra với sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học và đại diện một số địa phương trên cả nước
Ngày 6/4, Bộ Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) với sự hỗ trợ của ChildFund Việt Nam đã tổ chức buổi tọa đàm "Góp ý dự thảo bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi". Buổi tọa đàm có sự tham gia của gần 200 đại biểu là các lãnh đạo Vụ Giáo dục Mầm non và một số đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, các chuyên gia, nhà khoa học cùng đại diện các Sở, Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên các trường thuộc địa bàn dự án của ChildFund.
Vụ trưởng Nguyễn Bá Minh chủ trì tại điểm cầu Bộ GD&ĐT
Các đại biểu đã tham gia đề xuất, thảo luận xung quanh các vấn đề, lĩnh vực liên quan đến hoàn thiện Bộ chuẩn như: chỉ số phát triển, dinh dưỡng học đường, mối quan hệ của trẻ 5 tuổi với môi trường xung quanh, tiếp cận việc học, kỹ năng học đường ở trẻ em 5 tuổi...
"Trẻ em 5 tuổi cần được quan tâm hơn hết để các em có thể được chuẩn bị những kỹ năng tốt nhất để bước vào môi trường tiểu học. Hiểu được tầm quan trọng của Bộ chuẩn cho trẻ 5 tuổi, ChildFund cùng các tổ chức quốc tế đã và đang đồng hành với Vụ Giáo dục Mầm non xây dựng bộ chuẩn với mong muốn nâng cao chất lượng cho trẻ 5 tuổi vào lớp 1" - Bà Nguyễn Thị Bích Liên, Giám đốc Quốc gia ChildFund Việt Nam chia sẻ.
Buổi tọa đàm có sự tham gia của gần 200 đại biểu là các lãnh đạo Vụ Giáo dục Mầm non và một số đơn vị thuộc Bộ GD&ĐT, các chuyên gia, nhà khoa học cùng đại diện các Sở, Phòng GD&ĐT, cán bộ quản lý và giáo viên các trường thuộc địa bàn dự án của ChildFund
Việc xây dựng Bộ chuẩn phát triển trẻ em 5 tuổi mới cần đảm bảo các yếu tố phù hợp với những tiêu chí đảm bảo việc nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục phát triển trẻ mầm non toàn diện, liên thông với Chương trình GD phổ thông. Để thực hiện điều đó, phải có sự rà soát, kế thừa, bổ sung các chuẩn, chỉ số thuộc tất cả các lĩnh vực, tiểu lĩnh vực. Để thực hiện được điều đó thì cần sự tham vấn, góp ý chuyên sâu của các chuyên gia, nhà khoa học, cán bộ quản lý và giáo viên mầm non.
Liên minh ChildFund là một liên minh toàn cầu bao gồm các tổ chức phát triển quốc tế lấy trẻ em làm trọng tâm, đang hỗ trợ cho hơn 14 triệu trẻ em và gia đình tại hơn 60 quốc gia. ChildFund làm việc cùng trẻ em, gia đình và các tổ chức địa phương để mang đến sự thay đổi dài hạn, ứng phó với các trường hợp nhân đạo khẩn cấp và thúc đẩy quyền trẻ em. ChildFund triển khai các chương trình với mục tiêu cải thiện giáo dục, chăm sóc y tế và bảo vệ trẻ em.
ChildFund bắt đầu làm việc tại Việt Nam năm 1995, với các dự án được thực hiện ở các tỉnh miền núi phía bắc bao gồm: Bắc Kạn, Cao Bằng và Hòa Bình, nơi người dân đa số thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, thường là nhóm yếu thế và bị xao lãng trong xã hội.
Mô hình giáo dục không áp lực tại Phần Lan khiến nhiều trẻ em ao ước Sự thành công của hệ thống giáo dục đã giúp Phần Lan nổi lên như một nhà lãnh đạo toàn cầu về giáo dục. Vậy điều gì đã khiến nền giáo dục của quốc gia này vượt trội hơn so với nhiều nước khác? Câu trả lời chắc chắn sẽ khiến nhiều người ngạc nhiên. Vào một buổi chiều tháng 9 ấm áp...