Tăng cường liên kết đào tạo giữa các trường ĐH khối Pháp ngữ
Sự liên kết giữa các trường ĐH khu vực châu Á – Thái Bình Dương là thành viên của Tổ chức đại học Pháp ngữ ( AUF) với các trường trên thế giới, chính sách cho nghiên cứu khoa học, đào tạo… là những nội dung quan trọng của hội nghị diễn ra tại Huế ngày 3/12.
Gần 100 hiệu trưởng, giám đốc các trường ĐH thuộc Tổ chức đại học Pháp ngữ đã dự hội nghị.
Với chủ đề chính xuyên suốt “Đại học, đa dạng: Pháp ngữ hay cánh cửa mở ra thế giới đối với các trường đại học”, hội nghị hiệu trưởng các trường đại học thành viên Pháp ngữ khu vực châu Á-Thái Bình Dương (CONFRASE) do AUF phối hợp với ĐH Huế tổ chức thu hút sự tham dự của gần 100 hiệu trưởng, giám đốc các trường ĐH thuộc CONFRASE.
Đây là hoạt động chính thức mở đầu kỷ niệm 50 năm thành lập AUF (1961-2011) sẽ diễn ra vào đầu năm 2011.
Tại hội nghị, phía Việt Nam đưa ra các sáng kiến là cần có cam kết cho tương lai để tạo động lực cho hệ thống đại học trong tổ chức AUF thực thi mạnh mẽ các chương trình học bổng, tin học tăng cường không gian đối thoại, tương tác và cam kết của mỗi thành viên…
PGS.TS Lê Mạnh Thạnh, phó giám đốc ĐH Huế, cho biết thông qua hội nghị lần này ĐH Huế sẽ mở ra nhiều chương trình đào tạo, hội nghị về tiếng Pháp với các nước thành viên trong khối Pháp ngữ đồng thời sẽ có nhiều cán bộ trong tỉnh Thừa Thiên – Huế được đi đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, nhiều sinh viên đi du học ở Pháp và các nước nói tiếng Pháp.
Video đang HOT
Được biết, ĐH Huế là trường thành viên đầu tiên của AUF tại Việt Nam. Ra đời cách đây 50 năm, AUF có nhiệm vụ liên kết các trường ĐH trong một khối hợp tác về giảng dạy ĐH và nghiên cứu, đào tạo các nhân tố tương lai cho sự phát triển. Hiện có tất cả 759 trường ĐH và cơ quan nghiên cứu từ 90 quốc gia thế giới tham gia AUF.
Tin, ảnh: Đại Dương
Theo Dân Trí
Ì ạch... kiểm định chất lượng giáo dục
Hiện nay trong 40 trường kiểm định chất lượng giáo dục được tiến hành đánh giá ngoài, đã có 20 trường được công nhận và 20 trường đang chờ công nhận. Có trường ĐH bỏ tiền ra kiểm định chất lượng nhưng chờ dài cổ vẫn chưa có kết quả gây khó khăn cho công tác tuyển sinh...
Chậm đánh giá gây khó cho các trường
Theo số liệu của Bộ GD&ĐT đến tháng 11/2010, đã có 100 trường ĐH trong cả nước hoàn thành báo cáo tự đánh giá. Về triển khai các hoạt động đánh giá ngoài, năm 2009 đã tiến hành đánh giá ngoài 20 trường ĐH. Năm 2010, việc đánh giá ngoài sẽ được triển khai theo hướng giao cho các tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục thực hiện.
Ngày 26/11, tại hội nghị sơ kết công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường ĐH, ông Phạm Xuân Thanh, Phó Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Bộ GD&ĐT nhận xét công tác kiểm định chất lượng giáo dục đối với các trường ĐH vẫn còn nhiều hạn chế mà nguyên nhân quan trọng là do nhận thức của đội ngũ cán bộ, giảng viên trong các trường chưa có chuyển biến sâu sắc. Đồng tình với nhận xét này, ông Nguyễn Văn Minh (Trung tâm kiểm định chất lượng, ĐH Ngoại thương) cho rằng vai trò của hiệu trưởng và ban giám hiệu mang tính quyết định. Nếu lãnh đạo nhà trường quyết tâm thì công việc đánh giá sẽ tiến hành nhanh chóng và ngược lại.
Đại diện ĐH Huế cho rằng, hiện nay trong 40 trường đã được tiến hành đánh giá ngoài thì đã có 20 trường được công nhận và 20 trường ĐH đang chờ công nhận. Công việc đánh giá được tiến hành từ tháng 5/2009 nhưng hiện nay vẫn chưa có kết quả công nhận đã gây khó khăn cho hoạt động của nhà trường.
GS Trần Đức Nghị, hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng.
GS Trần Đức Nghị, hiệu trưởng ĐH Dân lập Hải Phòng chia sẻ: "Chỉ có kiểm định chất lượng giáo dục mới "nói" đúng chất lượng các trường. Trường tôi là một trong 20 trường tham gia đầu tiên vào chương trình này. Chúng tôi phải hoàn toàn bỏ tiền túi để tham gia. Phải chứng minh nhà trường có chất lượng thực để sinh viên đến học ở trường mình".
Tuy nhiên từ 2007 trường ĐH Dân lập Hải Phòng đã có đánh giá ngoài. Đến năm 2009 mới công bố nhưng lại chưa khẳng định trường là trường có đạt chất lượng hay không. Đối với trường ĐH công lập thì không có kiểm định thì nhà trường vẫn phát triển, nhưng đối với ĐH dân lập việc công bố đạt hay không đạt chất lượng là rất quan trọng. GS Nghị băn khoăn: "Sau khi có đánh giá ngoài thì bao nhiêu thời gian sẽ công bố. Trong thời gian đấy, trong trường có ý kiến, ngoài trường có ý kiến nên từ việc muốn khẳng định mình thì lại bị xã hội lên án".
Trình độ cán bộ kiểm định yếu...
Ông Nguyễn Văn Minh (ĐH Ngoại thương) tỏ ra băn khoăn về trình độ các cán bộ làm về kiểm định chất lượng giáo dục hiện nay còn rất yếu và thiếu. Nguyên nhân do các cán bộ này phần lớn là chuyển từ các công việc khác sang nên không có chuyên môn. Ngoài ra ở nhiều trường, nguồn kinh phí cũng như những ưu đãi cho công tác kiểm định giáo dục còn rất hạn chế.
Còn theo TS.Nguyễn Kim Dung, trường ĐHSP TP.HCM, sau tự đánh giá, do công việc sự vụ quá nhiều và do thiếu sự lãnh đạo cũng như kế hoạch cải tiến chất lượng, tất cả mọi việc đều trở lại như cũ, chưa có sự thay đổi đáng kể nào về chất lượng... TS.Dung cho rằng cần có sự cam kết của lãnh đạo các trường trong công tác kiểm định chất lượng. Kinh nghiệm cho thấy, không có sự lãnh đạo và cam kết của lãnh đạo, công tác cải tiến chất lượng không thể thực hiện được hoặc không thành công được.
Trường đạt chất lượng được tăng chỉ tiêu?
PGS.TS Nguyễn Phương Nga, Viện trưởng Viện đảm bảo chất lượng giáo dục cho rằng hiện nay chúng ta cần phải cải cách loại bỏ các thủ tục hành chính rườm rà để công tác kiểm định được nhanh hơn. Đối với các trường tham gia kiểm định và không tham gia kiểm định phải có khen chê rõ ràng. Đối với các trường kiểm định đạt chất lượng thì có thể để các trường có thể tăng chỉ tiêu tuyển sinh, được thu tiền học phí nhiều hơn các trường khác. Đối với các trường không đạt tiêu chuẩn cần gia hạn cho các trường trong một khoảng thời gian nhất định để các trường thực hiện. Nếu các trường đó vẫn tiếp tục không đạt thì cần đình chỉ tuyển sinh một số ngành.
Một cán bộ ở ĐH Huế cũng cho rằng cách thưởng và phạt thiết thực là sẽ tăng, hoặc giảm chỉ tiêu của từng trường tùy thuộc vào mức độ tham gia kiểm định của các trường sẽ thúc đẩy công việc tiến triển.
Nhiều ý kiến cho rằng trong thời gian tới cần phải cử các cán bộ làm công tác kiểm định giáo dục ở các trường ĐH được đi học tập ở nước ngoài để nâng cao nghiệp vụ.
Ths Phạm Văn Trung (ĐH Thủy Lợi)
Để giải quyết vấn đề này, thạc sỹ Phạm Văn Trung (ĐH Thủy Lợi) góp ý cần phải có một giải pháp tổng thể hơn là việc thiếu đâu thì làm đấy. Các trường cần chủ động tìm các nguồn kinh phí. Như trung tâm khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục trường ĐH Thủy Lợi trước đây thường phải liên kết với các khoa, phòng ban khác để thực hiện các đề tài nghiên cứu. Sau 3 năm thì trung tâm mới được giao đề tài cấp cơ sở trị giá khoảng 180 triệu đồng.
Để nâng cao hiệu quả công tác tự đánh giá, TS.Hồ Tấn Sính, Trưởng ban ĐBCL&TTGD (ĐH Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM) kiến nghị: Bộ GD&ĐT nên lập một website tin chuyên dùng và tổ chức các chương trình đào tạo, bồi dưỡng ngắn hạn tại từng miền hoặc đào tạo trên mạng về đảm bảo chất lượng giáo dục dành cho đội ngũ làm công tác này của các trường.
Trước những ý kiến đóng góp, lãnh đạo Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục cũng thẳng thắn thừa nhận những yếu kém của mình trong công tác kiểm định chất lượng giáo dục.
Về phía Bộ GD&ĐT, Bộ cũng đã xây dựng "Đề án xây dựng và phát triển hệ thống kiểm định chất lượng đối với giáo dục ĐH và TCCN giai đoạn 2011-2020, trong đó xác định mục tiêu, nhiệm vụ và các giải pháp triển khai kiểm định chất lượng giáo dục ĐH từ nay đến năm 2020. Đảm bảo đến năm 2015, có trên 90% trường ĐH hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đăng ký đánh giá ngoài (vòng 1); đảm bảo giai đoạn 2016 - 2020 có trên 95% số trường ĐH và chương trình GD hoàn thành báo cáo tự đánh giá và đăng lý đánh giá ngoài (vòng 2)...
24H.COM.VN (Theo VTC)
Sẽ đầu tư xây dựng thư viện điện tử tại một số trường ĐH Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận vừa chỉ đạo Cục Cơ sở vật chất và Thiết bị đào tạo phối hợp với các đơn vị, trong thời gian trước mắt, cần đầu tư xây dựng ngay một số thư viện điện tử cho một số trường đại học. Theo đó, các trường đại học khác có cơ hội cùng chia sẻ, dùng...