Tăng cường khởi tố hình sự tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm
Công tác đấu tranh với tội phạm về môi trường, nhất là trong lĩnh vực vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm được lực lượng Cảnh sát phòng chống tội phạm (PCTP) về môi trường cả nước triển khai quyết liệt.
Nhiều vụ vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực này đã được Cục Cảnh sát PCTP về môi trường và Công an các đơn vị, địa phương khởi tố hình sự.
Thời gian qua, hoạt động sản xuất hàng giả là thực phẩm có diễn biến phức tạp khi các đối tượng lợi dụng không gian mạng để thực hiện hành vi phạm tội. Cùng với đó, thực trạng thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ, thẩm lậu qua biên giới gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người tiêu dùng. Trước những diễn biến phức tạp của loại hình tội phạm và vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm, lực lượng Cảnh sát PCTP về môi trường cả nước đã chủ động nhiều biện pháp đấu tranh, phòng ngừa, cũng như tăng cường điều tra, khởi tố nhiều vụ án nghiêm trọng.
Tổ công tác Cục Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường kiểm tra, thu giữ các sản phẩm vi phạm an toàn thực phẩm của Công ty cổ phần Sữa Hà Lan.
Điển hình, ngày 13/6, Cơ quan CSĐT Công an TP Chí Linh, tỉnh Hải Dương đã khởi tố bị can, ra lệnh bắt bị can để tạm giam đối với Nguyễn Trung Vương, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Sữa Hà Lan về tội “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”. Đây là vụ án, mà vào cuối năm 2022 đã được Cục Cảnh sát PCTP về môi trường Bộ Công an điều tra phát hiện và ra quyết định khởi tố vụ án hình sự về “Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm”, xảy ra tại Công ty cổ phần Sữa Hà Lan (địa chỉ tại 335 Trần Cung, Bắc Từ Liêm, Hà Nội) và các chi nhánh, kho hàng trực thuộc.
Theo tài liệu điều tra cho thấy, sau khi xây dựng Nhà máy Holland Milk, địa chỉ tại Km39 quốc lộ 18, phường Cộng Hòa, TP Chí Linh, Hải Dương, Công ty cổ phần sữa Hà Lan đã được Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (ATVSTP) tỉnh Hải Dương cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phầm và được cấp hồ sơ công bố sản phẩm.
Quá trình điều tra, Tổng Giám đốc Nguyễn Trung Vương thừa nhận là người có trình độ đại học dược và đã được tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm. Dù nhận thức rõ việc sản xuất, kinh doanh sản ph ẩm thực phẩm kém chất lượng, chỉ tiêu chất lượng đạt dưới 70% so với mức công bố sẽ làm cho sản phẩm không còn tính năng, tác dụng, công dụng như hồ sơ công bố được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, có nguy cơ ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng vàvi phạm pháp luật, nhưng vì lợi nhuận cao nên Nguyễn Trung Vương vẫn chỉ đạo thực hiện.
Quá trình xác minh xác định, Tổng Giám đốc Nguyễn Trung Vương đã chỉ đạo trực tiếp nhân viên trong mọi khâu sản xuất và lưu thông sản phẩm. Việc điều hành công việc sản xuất chủ yếu được thực hiện từ xa thông qua mạng máy tính, Zalo theo nhóm giữa tổng giám đốc và các nhân viên. Lực lượng chức năng đã kiểm tra, thu 67 mẫu sản phẩm thành phẩm, tương đương 33 loại sản phẩm của 8 công ty có sản phẩm được sản xuất tại Nhà máy Holland Milk, gửi giám định 66/67 lô sản phẩm có chỉ tiêu chất lượng đạt dưới 70%, với số lượng hàng hóa là 29.400 hộp, giá trị theo hóa đơn xuất bán của các sản phẩm này là hơn 4,1 tỷ đồng.
Ngoài ra, qua kiểm tra, xác minh lực lượng chức năng phát hiện Đỗ Minh Thu, kế toán trưởng Công ty cổ phần Sữa Hà Lan đã tự ý cắt ghép 2 phiếu kết quả kiểm nghiệm, rồi đem xác nhận sao y bản chính tại UBND xã Đồng Lạc để được cấp giấy tiếp nhận công bố sản phẩm để được phép lưu thông sản phẩm ra thị trường.
Video đang HOT
Đối với hành vi này của Thu, Cơ quan Công an đã tách thành vụ án hình sự riêng và tiến hành điều tra, chuyển Viện KSND TP Chí Linh truy tố bị can Đỗ Minh Thu về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức” và tội “Sử dụng con dấu hoặc tài liệu giả của cơ quan, tổ chức” và đã bị TAND TP Chí Linh tuyên phạt mức án 62 tháng tù giam.
Ngoài vụ án điển hình trên, ngày 19/1/2024, Phòng Cảnh sát kinh tế, Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với Công an TP Hồ Chí Minh bắt quả tang, khởi tố 8 đối tượng về hành vi sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm, tạm giữ nhiều phương tiện, máy móc để sản xuất sữa giả, tang vật thu giữ có giá trị khoảng 12,2 tỷ đồng. Nhóm đối tượng này do Vũ Thành Công (SN 1988) chủ mưu, cầm đầu tổ chức sản xuất, kinh doanh sữa bột giả nhãn hiệu ENSURE, ALPHA LIPIT tại TP Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Và gần đây nhất, tháng 4/2024, Công an TP Thanh Hóa đã triệt phá, khởi tố 8 đối tượng đường dây sản xuất, buôn bán thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả.
Từ đầu năm 2023 đến khi bị bắt, đường dây này đã sản xuất và bán ra thị trường hơn 20.000 hộp thực phẩm chức năng bảo vệ sức khỏe giả với tên gọi viên hoàn Vũ Hoàng Thanh Tâm có tổng giá trị tương đương khoảng 50 tỷ đồng. Đây là sản phẩm được nhóm đối tượng quảng cáo là có tác dụng phòng chống đột quỵ, bổ não, hiện được nhiều người tiêu dùng quan tâm, sử dụng. Lợi dụng nhu cầu chăm sóc sức khỏe và sự thiếu hiểu biết của người dân, các đối tượng sử dụng mạng xã hội để quảng cáo, chào bán qua mạng và cam kết luôn có sẵn hàng với số lượng lớn với giá tốt…
Theo báo cáo của Cục Cảnh sát PCTP về môi trường, trong6 tháng đầu năm 2024, Cục đã phát hiện, trực tiếp khởi tố 17 vụ, chuyển khởi tố 2 vụ, tổng số 27 bị can, tăng 2 vụ, tăng 9 bị can so với cùng kỳ năm 2023. Trong công tác xử lý hành chính, các đơn vị, địa phương đã phát hiện, đấu tranh, xử lý 5.968 vụ, tăng 36,7% so với cùng kỳ năm 2023, với 5.988 đối tượng vi phạm pháp luật về an toàn thực phẩm; khởi tố 19 vụ, 27 bị can; xử phạt vi phạm hành chính 5.586 vụ…
Những kết quả trên cho thấy, công tác đấu tranh đối với tội phạm liên quan lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng quyết liệt. Số vụ vi phạm nghiêm trọng trong lĩnh vực vệ sinh an toàn thực phẩm được lực lượng Công an cả nước tăng cường đẩy mạnh, tăng cường khởi tố hình sự để điều tra, xử lý nghiêm, nâng cao tính răn đe, góp phần kiềm chế ngày càng hiệu quả đối với loại tội phạm vi phạm pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần bảo vệ an toàn sức khỏe, tính mạng cho người dân.
Nhận diện tân dược giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng
Thời gian qua, rất nhiều vụ việc kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng trong lĩnh vực tân dược, thực phẩm chức năng đã được Công an TP Thanh Hoá phát hiện, đấu tranh, xử lý.
Tuy nhiên, vì lợi nhuận, các đối tượng bất chấp tất cả, chúng nghĩ ra nhiều chiêu trò khác nhau để moi tiền người dân có nhu cầu mua, sử dụng các mặt hàng trên. Để góp phần ngăn chặn có hiệu quả hoạt động của loại tội phạm trên, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm trong thói quen mua sắm, sử dụng tân dược, thực phẩm chức năng là điều hết sức cần thiết.
Thuốc giả - lo thật
Cơ quan CSĐT Công an TP Thanh Hoá vừa khởi tố 7 bị can, gồm: Nguyễn Văn Hưng (SN 1990), trú tại xã Nâm N'Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông; Trương Quốc Phong Dinh (SN 1997) và em trai Trương Quốc Dũng (SN 1998) đều trú tại phường Long Hoà, quận Bình Thuỷ, TP Cần Thơ; Nguyễn Thị Kiều Trang, (SN 1991), trú tại phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội; Nguyễn Văn Tài (SN 1998), trú tại xã Nghĩa Lạc, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định; Nguyễn Hoàng Chung (SN 2006), trú tại xã Nâm N'Jang, huyện Đắk Song, tỉnh Đắk Nông và Ngô Tiến Thành (SN 1990), trú tại xã Tràng An, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam để điều tra tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thuốc phòng bệnh, thuốc chữa bệnh" quy định tại khoản 2 Điều 194 Bộ luật hình sự.
Công an TP Thanh Hoá vừa khởi tố 7 bị can trong đường dây sản xuất, buôn bán tân dược giả.
Qua khám xét, lực lượng Công an đã thu giữ các sản phẩm tân dược giả chủ yếu là thuốc kháng sinh, gồm: 657 hộp thuốc Cefuroxim 500mg; 3.258 hộp thuốc Cefixim 200mg; 100 hộp thuốc Augxicineg; 100 hộp thuốc Panadol Extra; 724 hộp thuốc Panactol dạng vỉ nén; 1.080 lọ thuốc Panactol. Đồng thời, thu giữ nhiều nguyên liệu để sản xuất các loại thuốc kháng sinh giả, gồm: 2,2 tấn phụ gia, tá phẩm; 1.000 tờ hướng dẫn sử dụng thuốc Cefuroxim; 10 vỏ thùng vỏ hộp Panactol và nhiều máy móc, thiết bị phục vụ hoạt động sản xuất tân dược giả như: Máy ép, khuôn ép vỉ, băng keo dán...
Theo điều tra, Nguyễn Văn Hưng và Trương Quốc Phong Dinh thành lập Công ty TNHH Dịch vụ y tế Tích Hợp, đăng ký trụ sở tại TP Bến Tre, tỉnh Bến Tre để sản xất, kinh doanh tân dược giả, đặc biệt các loại thuốc kháng sinh như: Cefuroxim 500mg; Cefixim 200mg; Augxicine 1g; Panadol Extra; Panactol...
Dưới vỏ bọc là dược sỹ chuyên mua bán thuốc cho các công ty dược, thông qua các trang mạng xã hội zalo, facebook... Trương Quốc Phong Dinh thu mua các loại thuốc ngoại nhập trôi nổi trên thị thường, sau đó dùng cồn hoặc hóa chất khác tẩy xóa phần chữ in trên vỉ thuốc, in lại thông tin (tên, thành phần, hoạt chất) trên vỉ thuốc tạo thành loại thuốc mới bán lại kiếm lời. Ngoài ra, Dinh còn thu mua tân dược sản xuất nội địa giá rẻ, sau đó ngâm vào nước để bong tróc tem nhãn gốc của nhà sản xuất dán trên ống thuốc rồi đặt in và dán tem nhãn giả thành thuốc ngoại nhập, đưa ra thị trường tiêu thụ với giá cao.
Để điều hành đường dây, Hưng và Dinh phân công Trương Quốc Dũng (em trai Dinh), Nguyễn Văn Tài và Nguyễn Hoàng Chung thuê nhà tại những khu vực vắng trên địa bàn TP Bến Tre và TP Cần Thơ để làm kho, xưởng sản xuất thuốc giả. Tiếp đó, các đối tượng thuê nhân công là anh em người nhà hoặc người quen tại các địa phương này thực hiện các khâu từ trộn thành phần, ép vỉ, ép màng kính, cắt vỉ... Quá trình sản xuất, công nhân ăn ở khép kín tại kho xưởng sản xuất của công ty, không ra ngoài, tránh sự phát hiện của cơ quan chức năng.
Sản phẩm thuốc giả sau khi hoàn thiện được sẽ được Trương Quốc Phong Dinh quảng cáo trên các trang mạng xã hội với thông tin, có nguồn thuốc kháng sinh của các công ty chính hãng "tuồn" ra từ nguồn hàng thầu hoặc bán chạy doanh số trái khu vực không xuất được hóa đơn nên giá rẻ hơn so với hàng chính hãng. Bằng thủ đoạn trên, Hưng và Dinh đã bán ra ngoài thị trường một khối lượng lớn tân dược giả cho các đối tượng có nhu cầu và người tiêu dùng với số lượng lớn, đa phần hướng tới nhóm dược sỹ kinh doanh thuốc tự do tại các chợ thuốc phía Bắc và phía Nam.
Trước đó, ngày 4/4/2024, Cơ quan CSĐT Công an TP Thanh Hoá đã ra Quyết định khởi tố bị can và bắt tạm giam các đối tượng, gồm: Nguyễn Thị Thịnh; Nguyễn Lan Hương; Trần Anh Cường; Ngô Thị Tú; Nông Thị Hằng và Nông Quang Hải để điều tra tội "Sản xuất, buôn bán hàng giả là thực phẩm". Đây là đường dây do Nguyễn Thị Thịnh (SN 1978), trú tại phường Mỹ Đình 2, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội cầm đầu.
Qua khám xét, lực lượng Công an đã phát hiện, thu giữ nhiều sản phẩm và nguyên liệu để sản xuất các mặt hàng giả, gồm: Hơn 4.000 hộp An cung viên hoàn Vũ Hoàng Thanh Tâm thành phẩm (loại hộp 10 viên), giá trị hàng hoá tương đương 10 tỷ đồng; 100 hộp An cung ngưu hoàng hoàn (loại 60 viên/hộp) của Công ty Samsung Pharm sản xuất. Các nguyên vật liệu phục vụ việc sản xuất, đóng gói sản phẩm giả, gồm: 7 bì đựng vỏ lọ bằng nhựa, nắp lọ bằng nhựa được sử dụng để đựng viên An cung ngưu hoàng hoàn; hơn 1.000 tem chống giả nhãn hiệu Kwangdong, tem hướng dẫn sử dụng nhãn hiệu Kwangdong; trên 1.000kg viên nén hình tròn màu vàng đã được bọc giấy màu vàng cùng nhiều công cụ, máy móc để đóng gói sản phẩm như: Máy ép, súng bắn keo, ghim, băng dính...
Thực tế các vụ việc trên cho thấy, hoạt động sản xuất, kinh doanh tân dược, thực phẩm chức năng giả hiện nay khá tinh vi, rất khó phát hiện, đấu tranh. Bên cạnh đó, một số cá nhân hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh tân dược, thực phẩm chức năng vì lợi nhuận đã "tiếp tay" cho loại tội phạm này, khiến người tiêu dùng rơi vào tình cảnh "tiền mất, tật mang".
Nhận diện sản phẩm giả, kém chất lượng
Các loại thuốc, thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng, muốn tuồn ra thị trường chủ yếu đi theo đường "tiểu ngạch" và sử dụng một số chiêu bài thường thấy là đánh vào tâm lý, thị hiếu của người sử dụng. Đơn cử như đối tượng Nguyễn Thị Thịnh đã sang tận nhà máy của Công ty Kwangdong ở Hàn Quốc để livestream trên các nền tảng mạng xã hội... tạo niềm tin cho người mua hàng là ả đang bán hàng chính hãng của nhà sản xuất. Ngoài ra, sản phẩm thường được khuyến mãi, giá thành thấp hơn so với sản phẩm cùng chủng loại, cùng nhà sản xuất (lừa dối là hàng nhập lậu, không hoá đơn), đánh lừa tâm lý người mua hàng. Nguy hại hơn, có đại lý, nhà thuốc dù biết sản phẩm thuốc, thực phẩm chức năng là hàng giả, hàng kém chất lượng nhưng vẫn nhập vào để bán lại kiếm lời.
Đại úy Lê Văn Tuấn - Phó Đội trưởng, Đội CSĐT TP về Kinh tế, Chức vụ, Công an TP Thanh Hoá nói rằng, đối với sản phẩm thuốc tân dược, thực phẩm chức năng giả, kém chất lượng, người sử dụng là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi cả về thời gian, tiền bạc, thậm chí có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ, tính mạng. Do vậy, việc nâng cao ý thức, trách nhiệm và sự hiểu biết về các sản phẩm tân dược, thực phẩm chức năng là hết sức cần thiết.
Theo Đại úy Lê Văn Tuấn, trước hết người sử dụng cần mua thuốc ở các nhà thuốc có uy tín, đạt tiêu chuẩn, tuyệt đối không mua thuốc trôi nổi đặc biệt các thuốc được rao bán trên mạng internet. Khi mua thuốc cần quan sát kỹ thuốc, xem kỹ bao bì, hạn sử dụng, nhà sản xuất; kiểm tra mùi, màu, vị của thuốc; có thể tự mình tra thông tin thuốc qua mã vạch hoặc số lô sản xuất, mã QR; xác minh ký tự thuốc trên web của nhà sản xuất; đối với sản phẩm nhập khẩu sẽ có tem phụ của đơn vị nhập khẩu; thuốc giả thường có mẫu mã in chìm hơn, phông chữ khác thường, kích thước chữ, màu in khác và có thể có lỗi chính tả; số lô thuốc ở thuốc giả thường bị làm mờ, khó đọc hoặc mập mờ không rõ; hạn sử dụng ngoài bao bì và trên vỉ thuốc không thống nhất. Đáng chú ý, trong hộp/vỉ/lọ thuốc giả thường có những dấu hiệu như: Nhiều bột vụn thuốc trong vỉ do quy trình sản xuất không bảo đảm khiến thuốc dễ bị vỡ; Màu sắc viên thuốc giả có thể khác thường, không đồng nhất; kích thước, hình dáng của viên thuốc không đều nhau, khác với thuốc thật.
Để minh chứng, Đại úy Lê Văn Tuấn lấy 1 viên thuốc kháng sinh giả nhãn hiệu Cefuroxim 500mg cho vào cốc nước lọc, ngay lập tức viên thuốc tan rất nhanh, cốc nước không có bất cứ mùi vị gì. Bởi thành phần trong viên thuốc này chủ yếu là bột mì và bột sắn. Đối với các sản phẩm là thực phẩm chức năng, người sử dụng cần tìm hiểu thông tin trên trang web của nhà sản xuất. Gọi vào số điện thoại của đơn vị sản xuất để biết thông tin về các đại lý, nhà phân phối độc quyền để mua hàng. Đặc biệt, khi mua hàng cần yêu cầu người bán xuất hoá đơn bán hàng... Đại úy Lê Văn Tuấn khuyến cáo.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), thuốc giả là sản phẩm hoàn toàn không có dược chất được ghi trên nhãn thuốc; có dược chất nhưng hàm lượng ít hơn, thậm chí rất ít so với hàm lượng được ghi trên nhãn; có dược chất nhưng dược chất hoàn toàn khác so với dược chất ghi trên nhãn, thậm chí có thuốc giả trong đó dược chất là độc chất gây chết người; có dược chất ghi đúng trên nhãn, có bao bì, quy cách đóng gói, tên thuốc giống như thuốc của chính hãng được quyền sở hữu công nghiệp nhưng do một hãng làm giả sản xuất. Thuốc giả gây thiệt hại rất trầm trọng đến uy tín của các hãng dược phẩm nổi tiếng làm ăn chân chính.
Có thể khẳng định, sản phẩm thuốc giả, thực phẩm chức năng kém chất lượng tuồn ra thị trường, người sử dụng sẽ là đối tượng chịu nhiều thiệt thòi, vừa mất tiền, vừa mua hàng không đúng chất lượng. Vì vậy, việc nâng cao kiến thức, kỹ năng mua hàng và nhận diện sản phẩm đảm bảo chất lượng là hết sức cần thiết.
Ngăn chặn tình trạng quán bar, nhà nghỉ, karaoke thành "bãi đáp" cho dân chơi ma túy Thời gian qua, Phòng CSĐT tội phạm về ma túy Công an tỉnh Thừa Thiên Huế và Công an các địa phương trên địa bàn tỉnh đã đánh sập nhiều tụ điểm ma túy tại các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự (ANTT). Trong đó, có một số vụ sau khi bị phát hiện, bắt giữ, điều...