Tăng cường kết nối giao thông trong ASEAN
Ngày 11-11, tại Hà Nội, Bộ GTVT chủ trì hội nghị quan chức cấp cao GTVT ASEAN lần thứ 48 (STOM 48) và Hội nghị STOM 48 đối tác là Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.
Nội dung hội nghị lần này tập trung thảo luận về việc hoàn thành các thủ tục để ký kết các văn kiện đa phương cấp chính phủ nhằm tăng cường kết nối GTVT trong ASEAN, giữa ASEAN với các nước đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.
Thứ trưởng Lê Anh Tuấn và trưởng STOM các nước chụp ảnh trước giờ khai mạc chính thức. Ảnh: TTXVN
Hội nghị cũng sẽ thông qua các dự án/kế hoạch/chương trình hành động trong khuôn khổ hợp tác GTVT ASEAN trong năm 2020. Đồng thời trao đổi, thúc đẩy hợp tác GTVT với các nước đối tác gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các đối tác khác (EU, Hội đồng kinh doanh Hoa Kỳ – ASEAN) trong các lĩnh vực, đặc biệt trong hợp tác hàng không.
Tiếp nối sự kiện này, từ ngày 14 đến 15-11, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể tiếp tục chủ trì hội nghị bộ trưởng GTVT các nước ASEAN lần thứ 25 và các hội nghị liên quan với các đối tác. Các hội nghị trên, thông qua việc thống nhất và hành động, sẽ góp phần hình thành một khu vực kinh tế ASEAN ổn định, thịnh vượng và có khả năng cạnh tranh cao vào năm 2020.
Video đang HOT
VIẾT LONG
Theo PLO
Đường Vành đai 3 và 4 TP.HCM chậm do thiếu vốn
Bộ GTVT vừa có buổi làm việc với đại diện TP.HCM và các đơn vị liên quan về tình hình thực hiện dự án đường Vành đai 3 và 4 TP.HCM.
Tổng Công ty Cửu Long cho biết đường Vành đai 3 có tổng chiều dài 98,54 km, đi qua bốn địa phương là TP.HCM - Bình Dương - Đồng Nai - Long An. Dự án được chia làm gồm bốn đoạn là Tân Vạn - Nhơn Trạch; Mỹ Phước - Tân Vạn; Bình Chuẩn - quốc lộ (QL)22 và QL22 - Bến Lức.
Trong các dự án này hầu hết đã lập xong thiết kế cơ sở, đang tìm nguồn vốn đầu tư. Riêng đoạn Mỹ Phước - Tân Vạn đã được tỉnh Bình Dương đầu tư và đưa vào khai thác, sử dụng. Dự án này có quy mô 6-8 làn xe.
Đường Vành đai 3 kết nối với nhiều địa phương. Đồ họa: PLO.VN
Đối với đường Vành đai 4 TP.HCM, theo Tổng Công ty Cửu Long, dự án có tổng chiều dài 197,6 km, gồm năm đoạn là Phú Mỹ (Bà Rịa-Vũng Tàu) - Trảng Bom (Đồng Nai); QL1 (Trảng Bom, Đồng Nai) - QL13 (Tân Uyên - Bình Dương); QL1 (Tân Uyên - Bình Dương) - QL22 (Củ Chi, TP.HCM); QL22 (Củ Chi, TP.HCM) - cao tốc TP.HCM (Bến Lức - Long An); đoạn Bến Lức - Long An tới cuối tuyến trục Bắc Nam TP.HCM.
Tại dự án này mới chỉ có đoạn 5 là được Bộ cho phép lập dự án đầu tư, còn lại bốn đoạn chưa có nguồn vốn nên chưa triển khai các bước tiếp theo. Dự án có quy mô 6-8 làn xe. "Như vậy, cả hai dự án đều chậm triển khai do nguyên nhân chính là thiếu nguồn vốn..." - đại diện Tổng Công ty Cửu Long khẳng định.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết việc xây dựng đường vành đai là rất quan trọng đối với các thành phố lớn, đặc biệt như TP.HCM, bởi giảm tải cho nội đô, góp phần chống ùn tắc và hạn chế tai nạn giao thông. Tuy nhiên, thời gian qua việc triển khai các tuyến đường vành đai, nhất là đường Vành đai 3, rất chậm.
Theo đó, ông Nguyễn Văn Thể yêu cầu các cơ quan liên quan rà soát lại hồ sơ dự án, quyết định phê duyệt dự án đầu tư đường Vành đai 3 từ năm 2016 của Bộ GTVT. "Phải có những nghiên cứu thực tế xem khu vực và quy hoạch chung có những thay đổi, điều chỉnh gì ở thời điểm trước so với thực tế hiện tại để Bộ Tài chính có cơ sở đàm phán, ký kết hiệp định vay vốn EDCF (Quỹ Hợp tác phát triển kinh tế Hàn Quốc - PV), các dự án sớm có nguồn vốn để triển khai" -Bộ trưởng nhấn mạnh.
Bộ trưởng Bộ GTVT yêu cầu các đơn vị trực thuộc phối hợp với đơn vị thực hiện dự án xây dựng báo cáo chi tiết tình hình thực hiện đường Vành đai 3 để báo cáo Chính phủ. Trong đó đề cập đến việc cân đối nguồn vốn giải phóng mặt bằng của các địa phương liên quan để Chính phủ xem xét, chỉ đạo thúc đẩy tiến độ giải phóng mặt bằng, thực hiện dự án.
Bộ trưởng cũng giao Thứ trưởng Lê Anh Tuấn chỉ đạo các cơ quan của Bộ phối hợp với các địa phương là TP.HCM và Long An đồng ý với kiến nghị của địa phương, giao Long An là cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện đầu tư đoạn Bến Lức - Hiệp Phước.
Dự án Vành đai 3 có tổng nguồn vốn đầu tư giai đoạn 1 khoảng 19.871 tỉ đồng, trong đó nguồn vốn nhà nước 9.729 tỉ đồng, nhà đầu tư 10.142 tỉ đồng. Theo kế hoạch, năm 2019 dự án sẽ được phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi.
Năm 2019-2022 sẽ thực hiện thiết kế kỹ thuật và giải phóng mặt bằng, đồng thời sơ tuyển, đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư. Năm 2022-2025 dự án thi công và đưa vào sử dụng, sau đó sẽ tiếp tục hoàn thiện trên cơ sở nhu cầu vận tải và khả năng cân đối nguồn lực.
Đường Vành đai 4 dự án dự kiến khởi công vào quý III-2020 và hoàn thành vào quý I-2023.
VIẾT LONG
Theo PLO
250 đại biểu bàn về giao thông kết nối Trung Quốc, Nhật Bản Hội nghị sẽ nghe báo cáo về tình hình triển khai tổng thể các chương trình, dự án thuộc khuôn khổ kế hoạch chiến lược GTVT Kuala Lumpur 2016-2025. Sáng 11-11 tại Hà Nội, Bộ GTVT chủ trì hội nghị quan chức cấp cao GTVT ASEAN lần thứ 48 (STOM 48) và Hội nghị STOM 48 đối tác (Trung Quốc, Nhật Bản và...