Tăng cường hợp tác ASEAN+3, nâng cao năng lực tự cường kinh tế, tài chính
Ngày 10/12, Diễn đàn Đông Á lần thứ 18 (EAF-18) với chủ đề “ Tăng cường hợp tác ASEAN 3 nhằm nâng cao năng lực tự cường kinh tế và tài chính trước các thách thức đang nổi lên” do Việt Nam và Trung Quốc đồng chủ trì đã được tổ chức theo hình thức trực tuyến.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Diễn đàn có sự tham dự của các quan chức cao cấp, đại diện chính phủ, học giả nổi tiếng, chuyên gia nghiên cứu hàng đầu khu vực, đại diện doanh nghiệp từ 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và các khách mời từ các tổ chức quốc tế và khu vực.
Phát biểu khai mạc, trong vai trò Chủ tịch khuôn khổ hợp tác ASEAN 3 năm 2020, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng SOM ASEAN Việt Nam nhấn mạnh, hợp tác ASEAN 3 được thành lập năm 1997 trong bối cảnh khủng hoảng tài chính khu vực, có thế mạnh là khả năng chủ động ứng phó các thách thức, trong đó có những giai đoạn khó khăn như dịch bệnh SARS 2003, khủng hoảng kinh tế-tài chính 2008, và hiện nay là đại dịch COVID-19. Thứ trưởng trông đợi Diễn đàn sẽ đề ra được những phương hướng và biện pháp triển khai hiệu quả “Tuyên bố của Lãnh đạo ASEAN 3 về Tăng cường hợp tác nâng cao năng lực tự cường kinh tế và tài chính trước các thách thức đang nổi lên” một sáng kiến của Việt Nam, được thông qua tại Hội nghị Cấp cao ASEAN 3 lần thứ 23 vừa qua, hướng tới thúc đẩy phục hồi tổng thể và toàn diện, nâng cao năng lực sẵn sàng ứng phó trước những cú sốc và khủng hoảng trong tương lai, đảm bảo ổn định tài chính-kinh tế vĩ mô khu vực.
Trong vai trò đồng chủ trì tổ chức, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc La Chiếu Huy (Luo Zhaohui) khẳng định tầm quan trọng của việc hợp tác duy trì chuỗi cung ứng mở, kết nối, an toàn và ổn định, vừa thúc đẩy hội nhập khu vực vừa ứng phó với dịch bệnh và các thách thức an ninh phi truyền thống đang nổi lên. Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc đề xuất cần tăng cường khai thác hơn nữa tiềm năng của các thị trường mới nổi, đẩy mạnh trao đổi, phối hợp chính sách tài chính nhằm xây dựng mạng lưới an toàn tài chính khu vực, đưa Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sớm có hiệu lực, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ 5G, chuyển đổi số, phát triển thương mại điện tử…
Phát biểu tại Diễn đàn, các quan chức cao cấp và chuyên gia hàng đầu của các nước ASEAN 3 nêu nhiều đề xuất hợp tác thiết thực như lập trung tâm hợp tác tài chính khu vực nhằm hỗ trợ các nước ASEAN nâng cao năng lực trong lĩnh vực tài chính, tạo thuận lợi đi lại của người dân và doanh nghiệp thông qua triển khai lối đi nhanh, hỗ trợ các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp nhỏ và vừa khắc phục hậu quả của dịch bệnh và phục hồi sản xuất kinh doanh thông qua các gói hỗ trợ tài chính, đầu tư phát triển hạ tầng chất lượng cao, thúc đẩy thanh toán bằng đồng nội tệ trong các hoạt động thương mại, đầu tư và giao dịch tài chính giữa các nước ASEAN 3.
Video đang HOT
Các đại biểu cũng chia sẻ kinh nghiệm về mở rộng hợp tác về công nghệ tài chính, tăng cường thanh toán số và thương mại điện tử, cùng với nhu cầu tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, chú trọng ứng dụng công nghệ mới, nhất là tăng cường sử dụng năng lượng tái tạo và hạn chế năng lượng hóa thạch nhằm nâng cao tính bền vững của các nền kinh tế. Nhiều ý kiến nhấn mạnh cần tiếp tục thúc đẩy thu hẹp khoảng cách phát triển, thúc đẩy phát triển bền vững ở các tiểu vùng nhằm đẩy nhanh nỗ lực phát triển kinh tế toàn diện và bền vững của khu vực.
Để ứng phó kịp thời và hiệu quả với những cú sốc kinh tế và tài chính từ bên ngoài, các chuyên gia tham dự Diễn đàn nhất trí cần tăng cường hệ thống giám sát kinh tế vĩ mô và năng lực cảnh báo sớm, phối hợp chính sách kinh tế và tài chính giữa các nước, củng cố và tăng cường các cơ chế ổn định kinh tế-tài chính khu vực như CMIM, AMRO, ABMI… Đồng thời, các chuyên gia cho rằng, tiếp tục đẩy mạnh các nỗ lực liên kết kinh tế khu vực, bảo đảm duy trì kết nối chuỗi cung ứng, triển khai hiệu quả các FTA 1 giữa ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc và thúc đẩy Hiệp định RCEP sớm có hiệu lực và đi vào triển khai đầy đủ.
Kết quả trao đổi tại Diễn đàn Đông Á lần thứ 18 sẽ được trình lên các Quan chức Cao cấp ASEAN 3 làm cơ sở đóng góp triển khai các cam kết của Lãnh đạo các nước ASEAN 3 về nâng cao năng lực tự cường kinh tế và tài chính trước các thách thức đang nổi lên.
Triển lãm 'Phụ nữ Việt Nam chung tay vì sự an toàn trên những miền đất Việt'
Tối 7/12, tại Hà Nội, bên lề Hội nghị quốc tế "tăng cường vai trò của phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình: Từ cam kết tới kết quả" diễn ra theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến từ ngày 7-9/12/2020, Bộ Ngoại giao tổ chức Triển lãm "Phụ nữ Việt Nam chung tay vì sự an toàn trên những miền đất Việt".
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Phạm Bình Minh phát biểu khai mạc. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Triển lãm nhằm giới thiệu vai trò đặc biệt của phụ nữ Việt Nam, vừa là nạn nhân vừa là lực lượng tích cực tham gia, đạt nhiều kết quả đáng tôn vinh trong công tác khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh.
Tham dự Triển lãm có: Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, đại diện Lãnh đạo Bộ Ngoại giao, Lãnh đạo Bộ Quốc phòng, đại diện các bộ, ngành, cơ quan tổ chức ở Trung ương, địa phương, các đoàn ngoại giao tại Hà Nội.
Phát biểu khai mạc Triển lãm, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung nhấn manh, Việt Nam là một quốc gia chịu hậu quả nặng nề với hàng trăm nghìn tấn bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Việc một quả bom lớn nặng hơn 300kg được phát hiện ngay tại trung tâm thành phố Hà Nội 10 ngày trước một lần nữa nhắc nhở chúng ta rằng dù đất nước đã trải qua nhiều thập kỷ hòa bình, các nguy cơ bom mìn vẫn hiện hữu trên tất cả 63 tỉnh, thành trong cả nước, đe dọa an toàn của người dân cũng như cản trở các nỗ lực phát triển kinh tế - xã hội.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cắt băng khai mạc Triển lãm "Phụ nữ Việt Nam chung tay vì sự an toàn trên những miền đất Việt" . Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, trên thế giới hiện có hơn 60 quốc gia cũng đang phải đối mặt với các thách thức nghiêm trọng do bom mìn còn sót lại sau chiến tranh. Vì vậy, khắc phục hậu quả bom mìn, nhất là trong môi trường hậu xung đột, là một chủ đề ưu tiên của Việt Nam khi đảm nhiệm cương vị Ủy viên không thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, với mong muốn của Việt Nam là chia sẻ kinh nghiệm quốc gia và đóng góp cho các nỗ lực quốc tế trong lĩnh vực này, vì hòa bình, an ninh, ổn định và phát triển.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung cho rằng, khắc phục hậu quả bom mìn không chỉ cần đến sự kết hợp của cả nỗ lực quốc gia và hợp tác quốc tế, mà còn đòi hỏi sự tham gia của mọi lực lượng trong xã hội, mà theo kinh nghiệm của nhiều nước trong đó có Việt Nam, phụ nữ đã và đang có những đóng góp hết sức quan trọng.
Triển lãm trưng bày các tác phẩm ảnh về công tác khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam và đề cao vai trò liên quan của phụ nữ; hiện vật và thực hiện mô phỏng hoạt động rà phá bom mìn của Nhóm Cố vấn về bom mìn tại Việt Nam. Trình chiếu phim thực tế ảo về tai nạn bom mìn, là chương trình kết hợp ảnh và video thực tế ảo (virtual reality - VR) do Ủy ban Chữ thập đỏ Quốc tế hỗ trợ thực hiện về tai nạn bom mìn nhằm khắc họa những thách thức do tình hình ô nhiễm bom mìn, ảnh hưởng của bom mìn còn sót lại đối với phát triển kinh tế - xã hội, các nỗ lực ở cấp quốc gia và trong hợp tác quốc tế về rà phá, hỗ trợ nạn nhân, giáo dục về nguy cơ bom mìn và kết quả đạt được.|
Mỗi bức ảnh không chỉ là một khoảnh khắc đáng trân quý mà còn ẩn trong đó câu chuyện về cuộc đời của những nạn nhân bom mìn, những tấm gương phụ nữ quả cảm không quản hiểm nguy, và hơn hết, còn là những hi vọng và sự hồi sinh từng ngày trên những mảnh đất từng một thời là nỗi ám ảnh chết chóc.
Sự kiện này nhằm tiếp tục thu hút quan tâm và nguồn lực quốc tế cho công tác khắc phục hậu quả bom mìn tại Việt Nam, đề cao vai trò liên quan của phụ nữ và tạo đà cho việc thúc đẩy vấn đề khắc phục hậu quả bom mìn phục vụ tái thiết hậu xung đột tại Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc vào tháng 4/2021 khi Việt Nam đảm nhiệm cương vị Chủ tịch Hội đồng Bảo an lần thứ hai.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và các đại biểu xem Triển lãm "Phụ nữ Việt Nam chung tay vì sự an toàn trên những miền đất Việt" . Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN
Năm 2020 có ý nghĩa đặc biệt và quan trọng, đánh dấu 20 năm thông qua Nghị quyết 1325 của Hội đồng Bảo an khởi nguồn cho chương trình nghị sự về phụ nữ, hòa bình, an ninh, 75 năm kỷ niệm thành lập Liên hợp quốc, 25 năm thông qua Tuyên bố và Cương lĩnh hành động Bắc Kinh (về thúc đẩy bình đẳng giới) và cũng là năm tiến hành kiểm điểm Chương trình hành động 7 điểm của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về sự tham gia của phụ nữ trong xây dựng hòa bình. Ở trong nước, ta đang tích cực chuẩn bị tổ chức Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13, sẽ đề ra nhiều chủ trương, chính sách toàn diện về đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.
Trong bối cảnh đó, Bộ Ngoại giao phối hợp với Liên hợp quốc tổ chức Hội nghị quốc tế theo hình thức kết hợp trực tiếp và trực tuyến về chủ đề "Vai trò của phụ nữ trong xây dựng và củng cố hòa bình: Từ cam kết tới kết quả" nhằm mục đích kiểm điểm 20 năm thực hiện Nghị quyết 1325 của HĐBA, thảo luận các kết quả đạt được cũng như khó khăn, hạn chế và thách thức; trên cơ sở đó, đề xuất phương hướng phối hợp chính sách và hành động của cộng đồng quốc tế trong thời gian tới.
Cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ hỗ trợ người dân vùng lũ Hà Tĩnh hơn 200 triệu đồng Bộ Ngoại giao và cộng đồng người Việt Nam tại Hoa Kỳ bày tỏ chia sẻ sâu sắc với những hậu quả nặng nề mà người dân Hà Tĩnh đã phải gánh chịu trong đợt mưa lũ vừa qua. Chiều 2/12, đoàn công tác Bộ Ngoại giao do Thứ trưởng Nguyễn Minh Vũ dẫn đầu đã đến chia sẻ những khó khăn, thiệt...