Tăng cường giao lưu kết nối giữa thế hệ trẻ Việt Nam – Trung Quốc
Trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (18/1/1950-18/1/2025), đồng thời cũng là “Năm giao lưu Nhân văn Việt Nam – Trung Quốc”, nhiều lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc đã bày tỏ tâm tư, mong muốn quan hệ giữa hai nước ngày càng phát triển, đi vào chiều sâu và thực chất, mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân hai nước.
Chương trình giao lưu âm nhạc dân tộc thanh niên Việt Nam – Trung Quốc với chủ đề “Cùng cất tiếng hát hữu nghị” diễn ra tối 26/11/2024. Ảnh tư liệu: Ngọc Bích/TTXVN
Trả lời phỏng vấn phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, anh Lê Trung Thành – nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Chủ tịch Hội Lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh, cho biết quan hệ giữa hai nước trong thời gian qua mang tính chất đa diện, quan hệ ngoại giao có nhiều điểm tích cực, thể hiện qua các chuyến thăm cấp cao và trao đổi đoàn thường xuyên, góp phần củng cố tin cậy chính trị, phản ánh sự hợp tác chặt chẽ giữa hai nước.
Đán.h giá về quan hệ hợp tác giữa hai nước trên tất các lĩnh vực, anh Lê Trung Thành cho rằng kinh tế – thương mại tiếp tục là điểm sáng trong quan hệ giữa song phương với việc hai bên luôn là đối tác lớn nhất của nhau. Về giao lưu nhân dân, Việt Nam và Trung Quốc duy trì nhiều hoạt động trao đổi văn hóa, giáo dục, du lịch và hợp tác nhân dân. Các chương trình giao lưu thanh niên, đoàn thể góp phần tăng cường hiểu biết và tin cậy giữa thế hệ trẻ hai nước. Về hợp tác khu vực và quốc tế, hai bên đã phối hợp tốt trên các diễn đàn quốc tế, thể hiện sự ủng hộ lẫn nhau về các vấn đề chung như phát triển bền vững, ứng phó biến đổi khí hậu.
Anh Lê Trung Thành – nghiên cứu sinh Tiến sĩ, Chủ tịch Hội Lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh, Trung Quốc cho biết sự kiện là cơ hội để thắt chặt tình hữu nghị, tạo động lực mới cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Ảnh: TTXVN phát
Về quan hệ Việt Nam – Trung Quốc trong thời gian tới, anh Lê Trung Thành kỳ vọng hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ, nhằm xây dựng một mối quan hệ ổn định, cân bằng và cùng có lợi, dựa trên những nền tảng đã có và giải quyết tốt các thách thức còn tồn tại. Anh mong muốn hai nước tăng cường hợp tác trong lĩnh vực kinh tế và thương mại, thúc đẩy các chính sách nhằm giảm thâm hụt thương mại cho Việt Nam, hỗ trợ doanh nghiệp Việt tiếp cận thị trường Trung Quốc nhiều hơn, đặc biệt trong các lĩnh vực nông sản, công nghệ cao và dịch vụ.
Video đang HOT
Trong bối cảnh thế giới có nhiều biến động, Việt Nam và Trung Quốc có thể hợp tác xây dựng chuỗi cung ứng ổn định, bền vững, tận dụng lợi thế địa lý và năng lực sản xuất của cả hai bên.
Ngoài ra, hai bên cần tăng cường giao lưu thế hệ trẻ, các chương trình trao đổi sinh viên, giao lưu thanh niên và hợp tác nghiên cứu sẽ giúp tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa hai dân tộc, thúc đẩy giao lưu văn hóa thông qua các sự kiện như tuần lễ văn hóa, triển lãm nghệ thuật, hợp tác phát triển du lịch…
Theo anh Lê Trung Thành, việc hai nước kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao, đồng thời xác định 2025 là “Năm giao lưu Nhân văn Việt Nam – Trung Quốc”, mang nhiều ý nghĩa quan trọng trên các phương diện chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội. Đây là dịp quan trọng để hai nước không chỉ nhìn lại chặng đường đã qua mà còn hướng tới tương lai hợp tác sâu sắc và bền vững hơn. Đây cũng là cơ hội để thắt chặt tình hữu nghị, tạo động lực mới cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện trong bối cảnh khu vực và thế giới đang có nhiều biến động.
Dưới góc nhìn của một lưu học sinh và thế hệ trẻ, anh Lê Trung Thành cho rằng, việc tăng cường giao lưu nhân dân, đặc biệt giữa hai nước Việt Nam và Trung Quốc, có thể tập trung vào các hoạt động như giao lưu văn hóa, nghệ thuật và thể thao; hợp tác học thuật và nghiên cứu; giao lưu qua các nền tảng công nghệ và mạng xã hội; tổ chức các cuộc thi sáng tạo và tương tác… Các hoạt động này sẽ giúp thế hệ trẻ hai nước hiểu hơn về nghệ thuật, truyền thống và phong tục của mỗi quốc gia; kết nối lòng tin và tình cảm giữa các thế hệ trẻ; giúp các bạn trẻ không chỉ học hỏi được kiến thức mà còn hiểu sâu về đời sống, xã hội, cũng như những thách thức và cơ hội trong mối quan hệ giữa hai nước…
Chị Nguyễn Quỳnh Chi, Thạc sĩ trường Đại học Nhân Dân Trung Quốc, kỳ vọng hai nước sẽ tiếp tục duy trì và tăng cường các chuyến thăm cấp cao, đồng thời đẩy mạnh hợp tác kinh tế, giáo dục và văn hóa, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện giữa hai nước. Ảnh: TTXVN phát
Cùng chung quan điểm, chị Nguyễn Quỳnh Chi – nghiên cứu sinh Thạc sĩ trường Đại học Nhân dân Trung Quốc, cho rằng trong thời gian qua, quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc đã có nhiều bước phát triển tích cực, được đán.h dấu qua những chuyến thăm cấp cao giữa lãnh đạo hai nước. Điều đó đã góp phần củng cố lòng tin chính trị, thúc đẩy hợp tác toàn diện trên nhiều lĩnh vực.
Về xu hướng quan hệ Việt – Trung thời gian tới, chị Quỳnh Chi bày tỏ: “Tôi kỳ vọng hai nước sẽ tiếp tục duy trì và tăng cường các chuyến thăm cấp cao, đồng thời đẩy mạnh hợp tác kinh tế, giáo dục và văn hóa, tạo nền tảng vững chắc cho mối quan hệ đối tác chiến lược toàn diện, góp phần vào hòa bình và phát triển trong khu vực”.
Là một lưu học sinh Việt Nam tại Bắc Kinh, chị Nguyễn Quỳnh Chi cảm nhận sâu sắc tầm quan trọng của việc tăng cường giao lưu giữa nhân dân hai nước để xây dựng tình hữu nghị bền vững. Nhân dịp kỷ niệm 75 năm hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao và “Năm giao lưu Nhân văn Việt – Trung”, chị Quỳnh Chi mong muốn hai nước có thể tập trung vào những hoạt động như tổ chức các chương trình giao lưu văn hóa, cuộc thi và diễn đàn dành cho lưu học sinh, các sự kiện như ngày hội ẩm thực, giao lưu văn nghệ, hoặc trưng bày văn hóa hai nước có thể là cầu nối giúp thế hệ trẻ hiểu biết và gắn bó hơn.
Ngoài ra, các cuộc thi viết, hùng biện hoặc tranh biện về quan hệ Việt – Trung có thể giúp thế hệ trẻ hiểu rõ hơn về lịch sử và triển vọng hợp tác giữa hai quốc gia. Bên cạnh đó, hai nước có thể tổ chức các chuyến thăm và trải nghiệm thực tế, tạo điều kiện cho lưu học sinh Việt Nam tại Trung Quốc và Trung Quốc tại Việt Nam tham gia các chuyến đi thực tế để khám phá lịch sử, văn hóa và đời sống của nhau, từ đó tăng thêm sự hiểu biết về truyền thống văn hóa, lịch sử. Ngoài ra, hai nước có thể tổ chức các buổi thảo luận, hội thảo về học thuật để chia sẻ kinh nghiệm học tập và làm việc giữa lưu học sinh hai nước, qua đó thúc đẩy tư duy hợp tác và sáng tạo. Việc trao đổi học thuật cũng góp phần thúc đẩy hợp tác giữa các trường đại học, tổ chức các hội thảo học thuật, chương trình trao đổi sinh viên và nghiên cứu sinh để nâng cao sự hiểu biết và kết nối giữa thế hệ trẻ, xây dựng nền tảng vững chắc cho tình hữu nghị Việt – Trung trong tương lai.
Báo Thái Lan ấn tượng với tăng trưởng xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam
Ngày 14/1, tờ The Nation Thailand đã đăng bài viết đán.h giá cao tốc độ tăng trưởng vô cùng ấn tượng về xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong năm vừa qua, nhất là vào thị trưởng tỷ dân Trung Quốc.
Sầu riêng tại tỉnh Đắk Lắk sau khi thu hoạch. Ảnh: Hoài Thu - TTXVN
Theo báo cáo của các nhà đầu tư, xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam trong năm 2024 đã tăng 7,8 lần so với năm 2022, chiếm gần 50% tổng giá trị xuất khẩu rau quả. Thành công này phần lớn là nhờ nhu cầu mạnh mẽ từ thị trường Trung Quốc - nơi sầu riêng được coi là loại trái cây đắt đỏ và là một loại nguyên liệu ẩm thực sáng tạo cho người dân.
Vào tháng 11/2024, sản lượng nhập khẩu sầu riêng của Trung Quốc đạt tổng cộng 1,53 triệu tấn, với giá trị đạt mức 6,83 tỷ USD, đán.h dấu mức tăng 9,4% so với cùng kỳ năm ngoài. Theo đán.h giá sơ bộ, sầu riêng Việt Nam chiếm khoảng 47% thị trường "béo bở" này và tiếp tục bám sát vị trí dẫn đầu của sầu riêng Thái Lan.
Sầu riêng đã trở thành mặt hàng thịnh hành trong tầng lớp trung lưu của Trung Quốc. Một loạt các sản phẩm được người dân nước này sáng tạo ra từ loại "vua hoa quả" này như: lẩu sầu riêng, bánh mì sầu riêng và tiệc buffet sầu riêng theo chủ đề.
Việt Nam được đán.h giá là đã tận dụng cơ hội này thông qua việc duy trì sản xuất, thu hoạch quanh năm, sản phẩm chất lượng cao để đáp ứng tốt nhu cầu thị trường cao cấp. Theo kênh CNBC, Việt Nam đã khẳng định là một "gã khổng lồ" mới trên thị trường sầu riêng toàn cầu, với giá trị xuất khẩu đạt 3,3 tỷ USD vào năm 2024.
Về Thái Lan, theo tờ Bangkokpost, diện tích trồng sầu riêng tại Thái Lan đạt hơn 163.000ha với sản lượng 1,53 triệu tấn/năm trong năm 2023. Sầu riêng chiếm 69% tổng số lượng trái cây xuất khẩu của Thái Lan, tương đương hơn 991.557 tấn, trong đó Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất. Vừa qua, Cơ quan Xúc tiến kinh tế số Thái Lan (DEPA) đã khởi động dự án "sầu riêng kỹ thuật số" để áp dụng công nghệ vào quy trình canh tác, giúp tăng sản lượng, chất lượng cũng như minh bạch thông tin, củng cố niềm tin tưởng của khách hàng chất lượng sản phẩm.
Bên cạnh hai "cường quốc" xuất khẩu sầu riêng là Thái Lan và Việt Nam, Indonesia cũng đang tìm cách nỗ lực vươn lên để gia tăng mức độ cạnh tranh kim ngạch xuất khẩu sầu riêng. Tuy vậy, theo Cục Thống kê Indonesia (BPS), kim ngạch xuất khẩu sầu riêng của nước này mới chỉ đạt 1,07 triệu USD vào năm 2023, thấp hơn đáng kể so với Việt Nam.
Kênh truyền hình CNBC cho rằng thành tựu của Việt Nam là nhờ chiến lược toàn diện, bao gồm cải thiện chất lượng, đổi mới công nghệ và mở rộng thị trường quốc tế. Việt Nam đã tận dụng tới 150.000 ha diện tích trồng sầu riêng, đặc biệt là vùng Đồng bằng sông Cửu Long và vùng Tây Nguyên, để duy trì sản lượng có chất lượng cao trong suốt cả năm.
Nghị định thư được Trung Quốc và Việt Nam ký kết năm 2022 về xuất nhập khẩu sầu riêng đã góp phần củng cố thêm vị thế trái sầu riêng xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc. Theo các quy định trên, Việt Nam cam kết đảm bảo các tiêu chuẩn nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc sản phẩm và triển khai công nghệ đông lạnh hiện đại.
Bài báo kết luận câu chuyện thành công của sầu riêng Việt Nam minh chứng rằng hoạch định chiến lược có thể biến một sản phẩm nông nghiệp địa phương thành một mặt hàng có giá trị cao trên toàn cầu.
Các nước Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương chuẩn bị cho việc ông Trump trở lại Nhà Trắng Khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang đối mặt với những biến động lớn khi Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump chuẩn bị trở lại Nhà Trắng vào ngày 20/1. Sự trở lại này có thể tạo ra những thay đổi chưa từng có, thách thức trật tự khu vực và toàn cầu. Tổng thống đắc cử Mỹ Donald...