Tăng cường giáo dục an toàn giao thông cho học sinh
Giáo dục an toàn giao thông (ATGT) cho học sinh là một nội dung bắt buộc trong nhà trường phổ thông, được tích hợp, lồng ghép vào một số môn học và hoạt động giáo dục, ngoại khóa.
Thời gian qua, các trường đã có những đổi mới trong phương pháp giáo dục ATGT.
Chú trọng đổi mới hình thức tuyên truyền
Trong buổi ngoại khóa tuyên truyền ATGT cho hơn 650 học sinh của Trường THCS và THPT Nguyễn Thái Bình (huyện Khánh Vĩnh) vừa qua, các học sinh đã có dịp tham gia nhiều hoạt động sôi nổi. Các đội biểu diễn những tiểu phẩm tái hiện các câu chuyện, tình huống va chạm giao thông thường gặp; tham gia thi trắc nghiệm nhanh về ATGT; thi xử lý một số tình huống như: Xử lý khi gặp đoạn giao nhau với đường sắt không có đèn tín hiệu, rào chắn và chuông báo hiệu; người dân họp chợ, mua bán hàng trên hè phố; nhận diện các lỗi giao thông học sinh hay mắc phải. Ngoài ra, còn có phần thi vẽ tranh cổ động “Học sinh với văn hóa giao thông”. Thầy Triệu Văn Nghiệp – Hiệu trưởng nhà trường cho biết, chương trình nhằm củng cố, bổ sung kiến thức về pháp luật ATGT cho học sinh, nâng cao ý thức trách nhiệm của các em trong việc chấp hành quy định về ATGT nhằm bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Video đang HOT
Hoạt động ngoại khóa tuyên truyền về an toàn giao thông tại Trường THCS và THPT Nguyễn Thái Bình.
Cô Lê Hoàng Việt Nga, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Lập 1 (TP. Nha Trang) cho biết, việc tuyên truyền, giáo dục về ATGT cho học sinh được nhà trường triển khai thông qua các tiết học “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” theo tài liệu của Bộ Giáo dục và Đào tạo; tuyên truyền qua các giờ chào cờ đầu tuần, giờ sinh hoạt lớp, cuộc họp phụ huynh, các hội thi… Ở độ tuổi học sinh tiểu học, nội dung tuyên truyền tập trung vào việc đội mũ bảo hiểm, ngồi trên xe máy an toàn, đi đúng phần đường quy định, nhận diện biển báo giao thông và các tình huống nguy hiểm có thể xảy ra… Điểm mới trong chương trình “ATGT cho nụ cười trẻ thơ” từ năm học 2022-2023 là có thêm các video clip sinh động giáo dục về ATGT, được học sinh yêu thích.
Theo ông Nguyễn Đức Sơn – Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, thời gian qua, các trường đã có những đổi mới trong phương pháp giáo dục ATGT, như: Sử dụng các giáo cụ trực quan, tổ chức các hội thi, tiết dạy ngoài trời mang lại những bài học hấp dẫn, gần gũi với thực tế… Qua đó, các em được thực hành những tình huống về giao thông thường gặp, rèn luyện kỹ năng tham gia giao thông an toàn khi đi trên đường, biết xử lý khi gặp tình huống giao thông nguy hiểm. Việc chấp hành các quy định về ATGT của học sinh gần đây đã có những chuyển biến tích cực hơn. Tuy nhiên, tình trạng học sinh đi xe phân khối lớn, đi thành hàng hai, hàng ba, phóng nhanh vượt ẩu, vượt đèn đỏ, không đội mũ bảo hiểm… vẫn còn diễn ra, tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây mất ATGT. Vì vậy, công tác tuyên truyền, giáo dục ý thức chấp hành pháp luật về ATGT cần được thực hiện thường xuyên, liên tục và đổi mới về nội dung, hình thức để nâng cao hiệu quả tuyên truyền.
Triển khai nhiều giải pháp
Cùng với công tác giáo dục, tuyên truyền, hàng năm, Sở Giáo dục và Đào tạo đã phát động phong trào thi đua bảo đảm trật tự ATGT trong ngành Giáo dục với những nội dung phù hợp ở từng cấp học. Bên cạnh đó, sở yêu cầu các trường phối hợp với công an, chính quyền địa phương triển khai các giải pháp bảo đảm trật tự ATGT trước cổng trường, linh động mở nhiều cổng, bố trí người tham gia hướng dẫn phân luồng học sinh, sắp xếp khu vực trong khuôn viên nhà trường để phụ huynh thuận tiện trong việc đưa đón học sinh và giảm thiểu tình trạng ùn tắc giao thông trước cổng trường, nhất là vào giờ cao điểm. Mặt khác, các trường cần vận động cha mẹ cam kết học sinh tuân thủ luật ATGT; phối hợp với chính quyền địa phương yêu cầu các hộ dân giữ xe xung quanh trường cam kết không giữ xe phân khối lớn cho học sinh, phổ biến cho học sinh các hình thức kỷ luật khi vi phạm luật ATGT…
Cô Lê Hoàng Việt Nga cho biết, do trường nằm ở cạnh ngã ba nên thường xảy ra ùn tắc vào giờ cao điểm. Vì vậy, trường đã mở 2 cổng cho phụ huynh đưa đón học sinh; mở cổng chính và bố trí rào chắn trong sân trường để phụ huynh dắt xe vào trong sân trường; hướng dẫn phụ huynh dừng, đỗ đúng quy định; phân chia khung giờ ra về cho các khối lớp… Qua đó, đã góp phần giảm bớt tình trạng ùn tắc trước cổng trường so với trước.
Ngoại khóa giáo dục kỹ năng tự bảo vệ bản thân cho học sinh
Sáng 24/10, Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu đã hướng dẫn học sinh Trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng các kỹ năng cần thiết để tự bảo vệ bản thân.
Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu giao lưu với học sinh trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng
Trong buổi nói chuyện, Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu (chuyên gia Tội phạm học) hướng dẫn các kỹ năng cần thiết đối với học sinh bậc tiểu học để tự bảo vệ bản thân trong các tình huống ở nhà một mình, trên đường đến trường và ứng phó khi bị bắt nạt trong trường học.
Các em học sinh rất hào hứng tham gia trả lời câu hỏi của Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu.
Thời gian qua, tại nhiều địa phương trong cả nước đã xảy ra các vụ án xâm hại trẻ em. Khi ở nhà một mình, trẻ vẫn có thể bị tai nạn, thương tích trong các sự cố hỏa hoạn, điện giật. Đặc biệt là tình huống người lạ đến nhà tạo lý do hợp lý dụ trẻ mở cửa cho vào nhà để trộm cắp, cướp tài sản.
Bên cạnh đó, trẻ có thể bị những người gần gũi như hàng xóm lợi dụng sự quen biết để tiếp cận thực hiện hành vi dâm ô, quấy rối, xâm hại tình dục. Trên đường tới trường hay khi tham gia các hoạt động tại nơi công cộng, trẻ có thể gặp sự cố giao thông gây tai nạn, thương tích, bị bắt cóc trong tình huống lạc người thân. Trong trường học trẻ có thể đối diện với vấn nạn bạo lực học đường...
Những tình huống gây mất an ninh, an toàn đó đã được Thượng tá, TS Đào Trung Hiếu phân tích, đặt câu hỏi để kích thích học sinh cùng tư duy phương án xử lý tối ưu nhất.
Bằng phương pháp truyền đạt lôi cuốn, dí dỏm và gần gũi, tích cực tương tác của chuyên gia, buổi ngoại khóa đã thành công tốt đẹp với những tri thức an toàn sống được học sinh tích cực tiếp nhận.
Cô giáo Nguyễn Thị Hằng Nga - (Bí thư chi bộ, hiệu trưởng nhà trường) cho biết: "Thế giới bên ngoài luôn ẩn chứa những điều mới mẻ song cũng không ít cạm bẫy, nguy hiểm với các em học sinh - đặc biệt là lứa tuổi học sinh Tiểu học. Nhận thức rõ vai trò và tầm quan trọng của giáo dục kĩ năng sống, đặc biệt là kĩ năng tự bảo vệ bản thân, trường Tiểu học Đô thị Việt Hưng đã xây dựng kế hoạch chuyên đề giáo dục kĩ năng sống an toàn cho các em học sinh trong năm học 2022 - 2023.
Buổi ngoại khóa hôm nay thực sự ý nghĩa, đã giúp cho học sinh nhà trường nhận thức rõ những nguy cơ gây mất an ninh, an toàn của bản thân trong cuộc sống. Đồng thời các em được trang bị những tri thức cần thiết cùng mẹo mực ứng xử khôn ngoan, để có thể tự mình thoát hiểm.
Thời gian tới, chúng tôi tiếp tục tổ chức các buổi sinh hoạt ngoại khóa với các chủ đề khác nhau, tích cực trang bị cho học sinh những kỹ năng mềm cần thiết để các em phát triển toàn diện và an toàn trong đời sống".
Tăng cường giáo dục pháp luật về an toàn giao thông cho học sinh, sinh viên Việc giáo dục, bồi dưỡng kiến thức và xây dựng kỹ năng tham gia giao thông an toàn, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông (TTATGT) làm 'hành trang' bảo vệ sự an toàn cho học sinh, sinh viên trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày là hết sức cần thiết. Chỉ cần sơ sẩy...