Tăng cường đào tạo và định hướng đầu ra cho học sinh dân tộc thiểu số
Ngày 13/12, tại thành phố Việt Trì (Phú Thọ), đồng chí Hầu A Lềnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc và đoàn công tác đã có buổi thăm và làm việc với Trường dự bị đại học dân tộc Trung ương sau khi Thủ tướng Chính phủ có quyết định chuyển nhà trường từ trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo về trực thuộc Ủy ban dân tộc.
Đồng chí Hầu A Lềnh làm việc tại Trường dự bị đại học dân tộc Trung ương.
Tại Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, đồng chí Hầu A Lềnh đã tham quan, tìm hiểu và nắm tình hình thực tế về cơ sở vật chất, việc học tập, sinh hoạt, đời sống của 860 học sinh của 23 dân tộc đến từ 18 tỉnh, thành trong cả nước đang sinh sống, học tập tại trường. Đồng thời đánh giá cao sự nỗ lực, cố gắng và kết quả đạt được của nhà trường thời gian qua.
Đồng chí Hầu A Lềnh và đoàn công tác thăm hỏi giáo viên, học sinh của nhà trường.
Video đang HOT
Năm học 2021-2022, Trường dự bị đại học dân tộc Trung ương có hơn 500 học sinh tự thi đỗ các trường đại học, trong đó có gần 250 học sinh có điểm xét tuyển đại học từ 27 điểm trở lên.
Từ ngày 26/9/2022, Trường dự bị đại học dân tộc Trung ương là 1 trong 5 trường chuyên biệt được chuyển từ trực thuộc Bộ Giáo dục và đào tạo về trực thuộc Ủy ban dân tộc theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Để đáp ứng yêu cầu đào tạo nguồn nhân lực cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo chính sách của Đảng và Nhà nước, trong thời gian tới, Trường dự bị đại học dân tộc Trung ương cần tiếp tục đổi mới phương pháp dạy học; tăng cường đào tạo và định hướng đầu ra cho học sinh phù hợp với nhu cầu thực tế.
Bộ trưởng và các đồng chí trong đoàn công tác thăm cơ sở vật chất nhà trường.
Đồng chí Hầu Anh Lềnh giao các vụ thuộc Ủy ban dân tộc phối hợp với các đơn vị chức năng của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành Trung ương tiếp tục nghiên cứu, đề xuất phương án về tài chính, số lượng biên chế cán bộ, giáo viên và chế độ chính sách cho giáo viên, học sinh của nhà trường. Rà soát các điều kiện còn thiếu để báo cáo Chính phủ xem xét, cho ý kiến giải quyết, giúp nhà trường nâng cao chất lượng giáo dục trong thời gian tới.
Thăm khu nhà ăn của học sinh Trường dự bị đại học dân tộc Trung ương.
Trường dự bị Đại học dân tộc Trung ương được thành lập từ năm 1975 để thực hiện chính sách dân tộc của Đảng và Nhà nước. Hiện, trường có quy mô tuyển sinh và bồi dưỡng hệ dự bị đại học dân tộc lớn nhất cả nước với 1.000 học sinh là người dân tộc thiểu số được tuyển mỗi năm. Sau khi hoàn thành chương trình bồi dưỡng dự bị, hằng năm đã có gần 50% học sinh của nhà trường tiếp tục tự thi đại học và đỗ vào các trường có điểm trúng tuyển cao.
Tuyên dương 142 học sinh, sinh viên và thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc năm 2022
Tối 10.12, tại Hà Nội đã diễn ra lễ tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc tiêu biểu năm 2022 với chủ đề 'Đường đến ước mơ'.
Lễ tuyên dương do Ủy ban Dân tộc chủ trì, phối hợp cùng Bộ GD-ĐT, Trung ương đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức. Buổi lễ ghi nhận và tuyên dương 142 học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số có thành tích xuất sắc, tiêu biểu thuộc 50 dân tộc đến từ 47 tỉnh, thành phố trên cả nước.
Phát biểu tại buổi lễ, ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho biết vô cùng tự hào, trân trọng, cảm phục thành tích học tập, rèn luyện của các em. Phần lớn các em đã vượt qua nhiều khó khăn, thiếu thốn cả về vật chất lẫn tinh thần, nỗ lực phấn đấu học tập, rèn luyện phẩm chất đạo đức để trở thành con ngoan, trò giỏi.
Theo ông Chiến, 142 học sinh, sinh viên được khen thưởng là các học sinh đạt giải nhất, nhì trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia; học sinh đã trúng tuyển đại học đạt số điểm từ 27 điểm trở lên; học sinh thuộc các dân tộc có khó khăn đặc thù trúng tuyển vào đại học. Đặc biệt, có 17 em thuộc dân tộc khó khăn đặc thù với 4 em thuộc dân tộc dưới 1.000 người được tuyên dương trong buổi lễ.
Các em học sinh nhận được bằng khen
"Các em biết vâng lời cha mẹ, thầy cô, chăm chỉ học tập, luyện rèn, nuôi dưỡng ước mơ, hoài bão để mai này trở thành những người "vừa hồng, vừa chuyên" đóng góp công sức xây dựng quê hương, đất nước; sớm đưa vùng dân tộc thiểu số và miền núi của chúng ta ra khỏi tình trạng nghèo nàn, chậm phát triển", ông Chiến cho hay.
Em Phạm Đặng Mai Hương (dân tộc Tày, ở tỉnh Thái Nguyên), có thành tích trúng tuyển vào Đại học Bách khoa Hà Nội với số điểm 28,75. Hương chia sẻ rằng bản thân cảm thấy tự hào và nhận thấy cần có trách nhiệm, cố gắng hơn nữa trong học tập.
Theo Mai Hương, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số rất khó khăn, không có điều kiện học tập như các học sinh khác ở thành phố, miền xuôi. Theo đó, em mong muốn điều kiện học tập của học sinh ở quê hương mình sẽ ngày càng được cải thiện trong tương lai.
Sự kiện càng có ý nghĩa sâu sắc hơn khi diễn ra trước thềm Đại hội đại biểu toàn quốc Đoàn TNCS Hồ Chí Minh lần thứ XII (dự kiến khai mạc vào ngày 15.12).
Khó khăn khi hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số Trong quá trình hướng nghiệp cho học sinh dân tộc thiểu số ở vùng sâu không ít trường gặp khó khăn khi các em ngại đi xa. Học sinh dân tộc thiểu số ở huyện Kbang (Gia Lai) ít cơ hội trải nghiệm và tham gia vào những hoạt động hướng nghiệp. Học sinh DTTS ngại đi xa nhà Mặc dù trong những...