Tăng cường đào tạo thạc sĩ ngoài giờ hành chính
Trong năm 2019, Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ đào tạo thạc sĩ ngoài giờ hành chính với nhiều ngành như công tác xã hội, dân tộc học, đô thị học, xã hội học…
Các đại biểu của chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ TP.HCM dâng hương tại đền thờ các anh hùng liệt sĩ Bến Dược, huyện Củ Chi – Ảnh tư liệu: MINH ĐỨC
Trong kỳ tuyển sinh thạc sĩ đợt 1 năm 2019, Trường ĐH KHXH&NV – ĐH Quốc gia TP.HCM công bố tuyển sinh 28 ngành với 550 chỉ tiêu. Đặc biệt, nhiều ngành sẽ được đào tạo ngoài giờ hành chính nhằm tạo điều kiện cho các học viên theo học.
Theo đó, trường đào tạo tám ngành bậc thạc sĩ trong giờ hành chính: châu Á học (25 chỉ tiêu), văn học nước ngoài (10), văn học Việt Nam (10), lý luận văn học (10), Hán Nôm (5), lý luận và phương pháp dạy học tiếng Anh (60), ngôn ngữ học (30) và ngôn ngữ Nga (5).
20 ngành đào tạo ngoài giờ hành chính (buổi tối, thứ bảy và chủ nhật) gồm: chủ nghĩa xã hội khoa học (10 chỉ tiêu), công tác xã hội (25), dân tộc học (5), đô thị học (10), địa lý học (10), khảo cổ học (5), khoa học thư viện (15), lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (20), lịch sử thế giới (5), lịch sử Việt Nam (20), lưu trữ học (20), ngôn ngữ Pháp (10), nhân học (10), quan hệ quốc tế (40), quản lý giáo dục (40), quản lý tài nguyên và môi trường (10), triết học (35), văn hóa học (35), Việt Nam học (30) và xã hội học (40).
Video đang HOT
Nhà trường phát và nhận hồ sơ dự tuyển đến hết ngày 15-4. Các lớp bổ sung, chuyển đổi kiến thức dành cho thí sinh tốt nghiệp ngành gần, ngành khác thời gian đăng ký từ nay đến ngày 15-3.
Theo tuoitre
ĐHQG Hà Nội khai giảng 3 chương trình đào tạo thạc sĩ khoa Quản trị Kinh doanh
Sáng nay (15/12), khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) - ĐHQGHN đã long trọng tổ chức Lễ Khai giảng các chương trình đào tạo Thạc sĩ - đợt 2 năm 2018.
Cán bộ, giảng viên và các tân học viên của HSB
Tham dự có Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng - đồng Giám đốc Chương trình thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống, nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Ban chủ nhiệm Khoa, các giảng viên và gần 80 tân học viên các chương trình Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (HSB-MBA) khóa 17, Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS) khóa 9, Thạc sĩ Khoa học Quản trị Kinh doanh (HSB-IPAG) khóa 3.
Phát biểu tại lễ khai giảng, PGS.TS. Hoàng Đình Phi - Chủ nhiệm Khoa Quản trị và Kinh doanh chia sẻ niềm vui khi Chương trình Thạc sĩ Quản trị An ninh Phi truyền thống (MNS) đã chính thức được công nhận là mã ngành đào tạo quốc gia.
Chương trình cũng nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo các cơ quan an ninh như Công an TP Hà Nội, Công an TP Hải Phòng cũng như các tập đoàn, tổng công ty lớn khi cử nhân sự tham gia học tập chương trình MNS. Bên cạnh đó, các chương trình đào tạo Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh bằng tiếng Anh cũng được xếp thứ hạng cao trong khu vực và trên thế giới.
90% học viên sau khi tốt nghiệp các chương trình thạc sĩ tại HSB đều được bổ nhiệm chức vụ mới, giúp học viên giỏi hơn, thành công hơn công việc và hạnh phúc hơn trong cuộc sống là khát vọng của nhiều thế hệ lãnh đạo, giảng viên, cán bộ của Khoa Quản trị và Kinh doanh. Đó cũng là thành quả to lớn nhất làm nên thương hiệu của HSB.
Đánh trống khai giảng các chương trình đào tạo Thạc sĩ - đợt 2 năm 2018 của HSB.
Theo PGS.TS Hoàng Đình Phi, Khoa Quản trị và Kinh doanh với nền văn hóa giáo dục đại học tiên tiến, nhân văn, luôn tôn vinh tình cảm thầy trò và các giá trị học thuật, sẽ trở thành môi trường học tập lý tưởng cho các tân học viên trong 2 năm gắn bó với nhà trường.
Tại buổi lễ khai giảng, Thượng tướng, TS. Nguyễn Văn Hưởng - đồng Giám đốc Chương trình thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống, cho biết: "Thế giới nói chung và Việt Nam đang đứng trước nhiều biến động và nguy cơ trong lĩnh vực an ninh phi truyền thống, như: biến đổi khí hậu toàn cầu, chiến tranh kinh tế, thương mại giữa các nước lớn...Những biến động này đang có tác động trực tiếp và cấp bách tới sự phát triển của quốc gia, dân tộc, đòi hỏi phải có đội ngũ các chuyên gia, nhà nghiên cứu về vấn đề này.
Khoa Quản trị và Kinh doanh là đơn vị tiên phong trong đào tạo về An ninh phi truyền thống và đã phát triển được hệ thống lý luận toàn diện về lĩnh vực này. Qua 4 năm triển khai, HSB đã đào tạo được hơn 200 học viên chuyên ngành MNS, trong đó có hơn 50 học viên tốt nghiệp. Đó là sự đóng góp to lớn cho việc phát triển học thuật, nhân sự đảm bảo cho các vấn đề an ninh phi truyền thống của quốc gia và thế giới."
Khoa Quản trị và Kinh doanh (HSB) được thành lập từ năm 1995 với vai trò là Khoa tự chủ đặc biệt và là một trong 14 đơn vị thành viên cấp trường trong mô hình Đại học Quốc gia Hà Nội.
HSB là mô hình trường đào tạo về kinh doanh và quản trị đầu tiên tại Việt Nam được ĐHQGHN trao cho quyền tự chủ cao trong quản trị và quyền tự chủ hoàn toàn về tài chính.
Với giá trị cốt lõi là Sáng tạo - Tiên phong - Chất lượng, HSB liên tục triển khai các khóa đào tạo thạc sĩ, đào tạo tín chỉ lựa chọn cho hàng trăm sinh viên quốc tế với các chương trình đào tạo gồm: Thạc sĩ Quản trị kinh doanh (HSB-MBA), Thạc sĩ Quản trị An ninh phi truyền thống (MNS), Thạc sĩ Khoa học Quản trị kinh doanh (MBM), Cử nhân Quản trị Doanh nghiệp và Công nghệ (MET), Tiến sĩ Quản trị và Phát triển bền vững (DMS).
Hiếu Nguyễn
Theo giaoducthoidai
Ngôn ngữ học Việt Nam những chặng đường phát triển và hội nhập quốc tế Sáng 15/12, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng), Viện Ngôn ngữ học - Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam phối hợp tổ chức hội thảo quốc tế "Ngôn ngữ học Việt Nam - những chặng đường phát triển và hội nhập quốc tế". Tham dự có gần 400 nhà khoa học, giảng viên đến từ các viện nghiên cứu,...